Cách phân biệt triệu chứng mắc cúm A và dịch sốt xuất huyết

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa cúm A và dịch sốt xuất huyết, tuy nhiên hai căn bệnh này hoàn toàn khác nhau.

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa cúm A và dịch sốt xuất huyết, tuy nhiên hai căn bệnh này hoàn toàn khác nhau. Cúm A là một căn bệnh do virus gây ra, lây lan qua đường hô hấp và có triệu chứng như sốt, đau đầu, đau họng và mệt mỏi. Trong khi đó, dịch sốt xuất huyết là một căn bệnh do virus gây ra, lây lan qua con muỗi và có triệu chứng như sốt cao, đau đầu, đau cơ, chảy máu nhiều và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Cách phân biệt triệu chứng mắc cúm A và dịch sốt xuất huyết

Những kiến thức cần có về Cúm A

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh Cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Hầu hết những người nhiễm bệnh có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc điều trị. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhập viện vì nhiễm virus này do cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai , người già yếu có sức đề kháng kém.

Đường lây truyền của virus cúm A từ người bệnh sang người lành rất đơn giản. Virus cúm A lan truyền chủ yếu từ người này sang người bởi các hạt bụi, các giọt nước bọt nhỏ li ti dính virus của người bệnh thông qua việc ho hoặc hắt hơi hoặc đôi khi người bệnh có thể bị nhiễm bệnh do chạm vào một bề mặt cứng như nắm đấm cửa, tay vịn cầu thang... có virus cúm sau đó chạm lại vào miệng hoặc mũi của họ.

Bệnh cúm A có thể lây truyền từ một ngày trước khi phát triển các triệu chứng đến 7 ngày sau khi bị bệnh. Trẻ em, người cao tuổi sức đề kháng kém có khả năng lây nhiễm trong thời gian dài hơn.

Triệu chứng khi mắc cúm A

Triệu chứng ban đầu của bệnh nhân nhiễm cúm A tương tự như những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các tác nhân khác, đó là sốt, viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, chảy nước mũi), đau họng và sốt. Đặc biệt bệnh nhân mắc cúm A thường sốt cao 39-40°C, da sung huyết, họng đỏ sung huyết toàn bộ.

Đối với trẻ em còn có mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, các trường hợp nặng có thể có khó thở và kèm theo các biến chứng khác. Đại đa số bệnh nhân sẽ được khám bệnh, kê đơn thuốc cho về điều trị ngoại trú, tuy nhiên những trường hợp có biểu hiện biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản... sẽ có chỉ định nhập viện để điều trị.

Biến chứng của bệnh cúm A

Cúm A có thể gây biến chứng, thậm chí biến chứng nguy hiểm, trong có một số trường hợp dễ gặp phải biến chứng cúm A như trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi, nhất là người có sức đề kháng kém. Do đó, trẻ em và người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc phải nhiều biến chứng khi mắc bệnh.

Một đối tượng khác nếu mắc cúm A cũng có thể gặp nguy hiểm, đó là phụ nữ mang thai. Khi mang thai, cơ thể bà bầu cũng bị suy giảm hệ miễn dịch nên rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công, gây bệnh, trong đó bao gồm virus cúm A.

Bệnh cúm A có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu, phù não, tổn thương gan. Cần lưu ý ở một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tiến triển nặng biểu hiện như sốt cao, khó thở, tím tái do suy đa tạng và có nguy cơ tử vong cao. Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai có thể gây ra biến chứng viêm phổi và những dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch hay bệnh lý van tim, sẩy thai...

Ngoài ra, bệnh cúm A còn có thể gây viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số triệu chứng như sốt cao, khó thở, phủ phổi, tím tái. Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là phù não và tổn thương gan trầm trọng có tỷ lệ tử vong cao.

Nguyên tắc chẩn đoán bệnh cúm A

Khi thấy sốt, đau họng, chảy mũi nước, nhất là đang ở trong vùng có dịch cúm hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán kịp thời. Theo thường quy khi nghi bị cúm A, tại phòng khám bệnh viện người bệnh sẽ được lấy bệnh phẩm là chất ngoáy họng, nếu có điều kiện sẽ nuôi cấy xác định virus cúm, song song sẽ lấy máu người bệnh để xét nghiệm huyết thanh nhanh nhằm phát hiện kháng nguyên của virus cúm, đặc biệt là tiến hành thực hiện phản ứng sinh học phân tử như PCR hoặc RT-PCR hoặc miễn dịch huỳnh quang. Đây là những phương pháp khá chuẩn xác để xác định và phân loại virus cúm.

Nguyên tắc điều trị cúm A

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm A. Tuy vậy, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hạ sốt, vitamin (đặc biệt là vitamin C) hỗ trợ tăng sức đề kháng. Lưu ý những loại thuốc, vitamin này cần được kê đơn từ bác sĩ khám bệnh cho người bệnh, tránh trường hợp tự ý mua thuốc để tự điều trị.

Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp tại nhà nhằm phục hồi sức khỏe nhanh hơn như nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường sạch sẽ, an toàn. Cần được bổ sung nhiều nước, uống thêm các nước hoa quả như canh, cam, dưa hấu...

Một số biện pháp phòng tránh biến chứng của cúm A

Biện pháp hiệu quả nhất để phòng dịch bệnh cúm mùa là tiêm phòng vaccine cúm.

Để phòng tránh nguy cơ xảy ra biến chứng cúm A, sau khi đã được chẩn đoán bệnh, bệnh nhân và người nhà người bệnh nên tuân thủ theo những chỉ định, tư vấn của bác sĩ khám bệnh, đồng thời tiến hành cách ly để tránh lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.

Những trường hợp bệnh nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời, hạn chế biến chứng, đặc biệt là biến chứng nặng.

Cách phân biệt triệu chứng mắc cúm A và dịch sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết cần hiểu thế nào cho đúng?

Sốt xuất huyết ở người lớn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả.

Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cho cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, dạng nặng thì có thể gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn

Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn có nhiều điểm tương đồng với sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ. Khi bị nhiễm phải loại virus gây bệnh, người bệnh sẽ gặp phải một trong 2 trường hợp là sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài hoặc xuất huyết nội tạng.

Vết xuất huyết dưới da khi người bệnh mắc sốt xuất huyết

Phát ban là một trong các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn

Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn dạng cổ điển (thể nhẹ)

Trong trường hợp này, bệnh sốt xuất huyết ở người lớn sẽ có triệu chứng rầm rộ hơn ở trẻ em, thường xuất hiện các biểu hiện điển hình và không có biến chứng. Bắt đầu bằng triệu chứng sốt (trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi) và kèm theo các biểu hiện như:

Đau phía sau mắt

Đau nhức đầu nghiêm trọng

Đau khớp và cơ

Sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C

Phát ban

Buồn nôn và ói mửa

Dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng

Người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng (đường tiêu hóa và xuất huyết não), triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn gây xuất huyết đường tiêu hóa sẽ bao gồm biểu hiện đau đầu bình thường và sốt nhẹ, không phát ban. Sau khoảng 2 ngày, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc đi ngoài ra máu tươi, trên da bắt đầu xuất hiện các chấm xuất huyết, người mệt mỏi, da xanh tái...

Trường hợp xuất huyết não sẽ rất khó nhận biết vì triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn sẽ không rõ ràng, có thể người bệnh chỉ bị sốt, đau đầu, liệt chân, tay hoặc liệt nửa người và sau đó bị hôn mê, dẫn đến tử vong.

Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Đây là thể bệnh dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn, bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ cộng với triệu chứng chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt, hạ huyết áp...

Trường hợp này thường xảy ra ở người bệnh trong lần nhiễm bệnh sau, khi cơ thể đã có miễn dịch chủ động hoặc thụ động với một loại kháng nguyên virus, sau khoảng 2 - 5 ngày mắc bệnh thì bệnh sẽ có tiến triển nặng, dạng bệnh này có thể xảy ra ở trẻ và gây tử vong nhanh chóng.

Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở người lớn

Sốt xuất huyết có tự khỏi không? Thực tế, có nhiều người chưa hiểu hết về bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và cách điều trị như thế nào để ngăn ngừa biến chứng. Theo đánh giá của giới chuyên môn thì sốt xuất huyết là căn bệnh có nguy cơ gây biến chứng cao và khả năng ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh là rất lớn. Do vậy, việc xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh là rất cần thiết để có thể đưa ra phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết phù hợp.

Giai đoạn điều trị sốt xuất huyết ở nhà: Khi phát hiện biểu hiện sốt từ 2 - 7 ngày, người bệnh có thể điều trị ở nhà và biện pháp điều trị duy nhất là bù nước cho người bệnh.

Giai đoạn nhập viện thời gian ngắn (12-24 giờ): Cần phải đưa người bệnh nhập viện ngay khi biện pháp bù nước bằng đường uống không mang lại kết quả và người bệnh xuất hiện các điểm xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc.

Giai đoạn nhập viện thời gian dài (>24 giờ): Bệnh nhân sốt xuất huyết cần phải nhập viện điều trị ngay khi có biểu hiện chân tay lạnh, sốt li bì, mạch yếu, viêm họng, khó thở...

Sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc điều trị, phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, khi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn thuộc thể nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà, cho bệnh nhân nghỉ ngơi và uống nhiều nước, sử dụng các món ăn mềm và có nước, dễ tiêu hóa, hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt

Để phòng ngừa dịch sốt xuất huyết, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

Diệt muỗi và tiêu diệt tổ yến

Muỗi Aedes có thể sống và sinh sản trong môi trường nước bẩn, do đó việc diệt muỗi và tiêu diệt tổ yến là rất quan trọng. Chúng ta nên dọn dẹp môi trường xung quanh nhà cửa, vườn tược để không tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, cần sử dụng các loại thuốc diệt muỗi an toàn và hiệu quả để tiêu diệt muỗi và tổ yến.

Mặc quần áo dài và sử dụng thuốc chống muỗi

Khi ra ngoài vào ban đêm hoặc ở những nơi có nhiều muỗi, chúng ta nên đeo quần áo dài và sử dụng thuốc chống muỗi để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của muỗi. Ngoài ra, cần tránh đi vào những nơi có nhiều muỗi và không để nước đọng trong nhà.

Tăng cường hệ miễn dịch

Việc tăng cường hệ miễn dịch là rất quan trọng trong việc phòng ngừa dịch sốt xuất huyết. Chúng ta nên ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, tập luyện thể dục thường xuyên và giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Vân Anh (t/h)

Tin liên quan

Điều trị thành công bệnh nhân sốc sốt xuất huyết, rối loạn đông máu nặng

Điều trị thành công bệnh nhân sốc sốt xuất huyết, rối loạn đông máu nặng

Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) đã tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp bệnh nhi nam 15 tuổi bị sốc sốt xuất huyết, rối loạn đông máu nặng.
Đắk Nông: Trong 10 tháng ghi nhận 21 bệnh truyền nhiễm với 6.020 ca mắc, 2 trường hợp tử vong

Đắk Nông: Trong 10 tháng ghi nhận 21 bệnh truyền nhiễm với 6.020 ca mắc, 2 trường hợp tử vong

SKV - Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Nông, trong 10 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ghi nhận 21 bệnh truyền nhiễm với 6.020 ca mắc, trong đó có 2 trường hợp tử vong.
Gia Lai: Trong 10 tháng đầu năm 2024 có 2.023 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Gia Lai: Trong 10 tháng đầu năm 2024 có 2.023 trường hợp mắc sốt xuất huyết

SKV - Theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, trong 10 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh ghi nhận 2.023 trường hợp mắc sốt xuất huyết và không có trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết.

Cùng chuyên mục

6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?

Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?

Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì? Câu hỏi này được rất nhiều bạn sĩ tử và người bệnh quan tâm hiện nay. Khám Y học cổ truyền là phương pháp được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý hiện nay. Khi đến khám tại phòng khám Y học cổ truyền, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn những địa chỉ thăm khám Y học cổ truyền uy tín để bệnh được chữa trị hiệu quả.
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO

Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO

Các thiết bị được trang bị hệ thống SLO không chỉ mang lại chất lượng hình ảnh tốt hơn, mà còn cung cấp nhiều hơn các thông tin trên các cấu trúc võng mạc ở các độ sâu khác nhau so với công nghệ thông thường.
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?

Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?

Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu hay không, nếu có thì trước bao nhiêu tiếng... là những câu hỏi khá nhiều người quan tâm khi đi kiểm tra sức khỏe.
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?

Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, là các rối loạn chức năng của đại tràng, thường bị tái đi tái lại nhiều lần, khó điều trị dứt điểm.
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị

Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị

Đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu Migraine, là bệnh rất thường gặp, dễ chẩn đoán và dễ tái phát. Do đó bệnh cần được theo dõi và điều trị lâu dài.

Các tin khác

Vì sao đột quỵ khi ngủ?

Vì sao đột quỵ khi ngủ?

Đột quỵ khi ngủ là tình trạng nguy hiểm và khó nhận biết. Trên thực tế nhiều trường hợp đi ngủ bị đột quỵ dẫn đến nguy cơ gặp biến chứng, thậm chí là tử vong.
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?

Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?

Rối loạn thần kinh thực vật là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa. Đây là bệnh ngày càng phổ biến, mặc dù bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh.
Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?

Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm, có xu hướng tăng và ngày càng trẻ hóa.
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?

Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?

Tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư vẫn tiếp tục gia tăng, là một thách thức lớn đối với y học và là nỗi ám ảnh của nhiều người. Một trong những câu hỏi được đặt ra là ung thư xuất phát từ đâu, sự hình thành của tế bào ung thư như thế nào, nên làm gì để phòng ngừa bệnh ung thư?
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường

Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường

(SKV) - Chúng ta biết, việc ăn đúng giúp chế độ duy trì được lượng đường máu phù hợp, không gây thừa đường, gây nhiễm độc đường hoặc không gây ra hạ đường máu do thực hiện chế độ ăn khắc khổ, thiếu năng lượng. Người bệnh đái tháo đường nên ăn chính vào bữa ăn sáng, trung bình vào bữa ăn trưa, ăn nhẹ vào bữa ăn tối (mức độ dựa vào lượng tinh bột - mức carbohydrates). Với bữa ăn phụ cần hợp lý với giai đoạn bệnh, nghề nghiệp và thói quen dinh dưỡng.
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú

Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú

(SKV) - Ngày 11 tháng 5 năm 2024, Fujifilm Việt Nam phối hợp cùng với Hội Điện quang và Y học Hạt nhân Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề "Chẩn đoán hình ảnh tuyến vú: Sàng lọc bệnh lý tuyến vú - Quá khứ, Hiện tại và Tương lai".
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ

Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều ở gan. Bệnh thường diễn ra âm thầm nên rất khó nhận biết, chỉ được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, siêu âm tổng quát.
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường

Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường

Hằng tuần, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc thuốc lá điện tử. Trong đó rất nhiều trường hợp là học sinh, thanh thiếu niên phải cấp cứu do ngộ độc chất ma túy trộn thuốc lá điện tử.
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Đông y có nhiều giải pháp giúp cải thiện tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Trong đó, phương pháp kết hợp không dùng thuốc như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu kết hợp với các loại thảo dược dược các chuyên gia đánh giá là mang lại rất nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng thiểu năng tuần hoàn não.
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim

Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim

Mỗi năm, Việt Nam có hàng trăm nghìn bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim tại các bệnh viện trên toàn quốc. Nhồi máu cơ tim đã trở thành căn bệnh phổ biến ở nước ta.
Xem thêm
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam)  tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Chiều ngày 18/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với chủ đề “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới”.
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng 7/12, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Phiên bản di động