Cách sử dụng các vị thuốc, món ăn hỗ trợ điều trị bệnh chóng mặt

BSNT Nguyễn Thành Vương - Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội chỉ cách sử dụng các vị thuốc, món ăn nhằm hỗ trợ, tăng cường hiệu quả điều trị cho người bị chóng mặt.
Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị chóng mặt
Trong Y học cổ truyền, chóng mặt được nhắc tới trong phạm vi chứng huyễn vựng.

Thông tin trên Báo Sức khỏe và Đời sống, BSNT Nguyễn Thành Vương - Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, chóng mặt có biểu hiện đa dạng từ nhẹ tới nặng, có người cảm thấy mọi vật xung quanh xoay tròn, có người thấy mất thăng bằng, đứng không vững, hoặc đôi khi người bệnh chỉ cảm thấy chòng chành, nôn nao, khó chịụ… gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trong Y học cổ truyền, chóng mặt được nhắc tới trong phạm vi chứng huyễn vựng. Nguyên nhân gây bệnh phức tạp, lại thường hay xen lẫn, khiến cho chính thầy thuốc trên lâm sàng đôi khi cũng cảm thấy lúng túng.

BSNT Nguyễn Thành Vương chỉ cách sử dụng các vị thuốc, món ăn nhằm hỗ trợ, tăng cường hiệu quả điều trị cho người bị chóng mặt:

Chóng mặt do cảm mạo - Cháo cúc hoa

Thích hợp sử dụng cho người vốn khỏe mạnh, đột nhiên do cảm mạo mà cảm thấy chóng mặt, chòng chành khó chịu.

- Nguyên liệu: Cúc hoa 30g, lá kinh giới 1 nắm, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ.

Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị chóng mặt
Cháo hoa cúc hỗ trợ điều trị bệnh chóng mặt

- Cách thực hiện: Cho cúc hoa và gạo tẻ vào nấu cùng nhau đến khi chín, thêm đường cho vừa miệng. Thái lá kinh giới rồi cho vào bát, ăn lúc nóng.

Chóng mặt ở người tăng huyết áp

- Món ăn 'Thiên ma bảo kê thang': Thích hợp sử dụng cho người vốn có tiền sử tăng huyết áp, cảm giác nóng bức trong người, khi hoa mắt chóng mặt thì mặt đỏ hồng, tính tình dễ cáu gắt.

Nguyên liệu: Thiên ma 20g, gà 1 con.

Cách thực hiện: Nếu là cả củ thiên ma, trước tiên đem hấp hoặc ngâm cho mềm ra, thái lát. Gà vặt sạch lông, lấy hết tạng phủ bên trong, nhồi thiên ma đã thái lát vào rồi cho vào nồi hầm. Đun lửa to cho sôi rồi chuyển lửa nhỏ hầm tiếp đến khi thịt gà chín mềm là được. Khi ăn sử dụng cả con và nước hầm; có thể hầm thêm cùng kỉ tử, đại táo cho thơm ngọt.

- Trà thảo dược

Nguyên liệu: Lá dâu, cây dâu, lá và hoa lài, hoa cúc, hoa huệ, hoa dền lượng bằng nhau.

Cách thực hiện: Đem sắc các vị trên, sắc 3 bát nước còn 1 bát. Dùng uống trà hằng ngày. Nên để trong bình giữ nhiệt để uống khi còn ấm.

Chóng mặt ở người béo

Dùng món ăn bài thuốc 'Trần bì mễ nhân ẩm',thích hợp dùng cho người có thể trạng béo, da mặt trắng, hay có đờm, dễ đầy bụng chướng hơi, người nặng nề, mệt mỏi.

Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị chóng mặt
Vỏ quả quýt là một vị thuốc

Nguyên liệu: Vỏ quả quýt chín bỏ xơ trắng phơi khô 10g, hạt bo bo 30g.

Cách thực hiện: Cho vào túi lọc, thêm nước và đường phù hợp dùng làm trà uống.

Chóng mặt ở người hư yếu suy nhược

- Dùng món cháo bổ tỳ, thích hợp dùng cho người mắc bệnh lâu năm, người hư yếu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, làm việc không có sức, hoa mắt chóng mặt âm ỉ lâu năm; người chóng mặt kèm hay bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu, hay đại tiện lỏng nát.

Nguyên liệu: Củ khoai mài, khiếm thực, hạt sen, phục linh mỗi vị 20g, nghiền thành bột. Long nhãn 20g, gạo tẻ 1 nắm.

Cách thực hiện: Cho tất cả vào nồi, nấu cháo thật loãng. Khi chín cho thêm đường phèn vừa miệng, ăn khi còn nóng, mỗi ngày dùng 1 lần.

- Óc heo tiềm

Nguyên liệu: Óc heo 50g, xuyên khung, bạch chỉ, hoài sơn, kỉ tử mỗi thứ 10g, một ít rượu trắng.

Cách thực hiện: Óc heo sơ chế, rửa sạch để tránh mùi hôi tanh. Cho xuyên khung, bạch chỉ, hoài sơn vào nồi cùng óc heo, thêm nước đủ dùng và một ít rượu trắng. Hầm trong vòng 40 – 60 phút cho chín óc heo, cho thêm kỉ tử vào đun tiếp 10 – 15 phút rồi bắc ra. Khi ăn, sử dụng phần óc heo và nước hầm.

Lưu ý: Óc heo chứa nhiều cholesterol, do đó không thích hợp với những người có rối loạn lipid máu, người béo…

Mình Thùy (t/h)/Suckhoeviet.org.vn
suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

Liên chi Hội Làm đẹp miền Bắc ra mắt: Kết nối chuyên gia, đón đầu xu hướng AI an toàn

Liên chi Hội Làm đẹp miền Bắc ra mắt: Kết nối chuyên gia, đón đầu xu hướng AI an toàn

Ngày 24/ 4 vừa qua, ngành chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp khu vực miền Bắc đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng với sự kiện ra mắt Liên Chi Hội Giáo Dục Chăm Sóc Sức Khỏe, Sắc Đẹp và Spa Thẩm Mỹ Miền Bắc. Sự kiện long trọng này được tổ chức tại Trống Đồng Palace, Hà Đông.
Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng 2 sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em

Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng 2 sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên sử dụng 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cơ quan Công an.
Nhà báo Phạm Văn Anh được bổ nhiệm làm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử và Ứng dụng

Nhà báo Phạm Văn Anh được bổ nhiệm làm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử và Ứng dụng

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam (REV) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Phó Tổng biên tập Tạp chí Điện tử và Ứng dụng và Phó Chánh Văn phòng REV.

Cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Phấn đấu hình thành 1 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu

Đắk Lắk: Phấn đấu hình thành 1 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu

SKV - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 172/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tỉnh Đắk Lắk.
Sốt xuất huyết theo Y học cổ truyền

Sốt xuất huyết theo Y học cổ truyền

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi Aedes là tác nhân trung gian, hiện nay đang có nguy cơ chuyển thành dịch, Y học cổ truyền gọi là Thử Thấp ôn bệnh đặc trưng của mùa Hạ. Đa phần bệnh có thể tự khỏi nhưng có một tỷ lệ nhỏ có khả năng chuyển nặng. Thông qua dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm là giai đoạn phải xử trí kịp thời tránh gây hậu quả không tốt. Do chưa có vắc-xin dự phòng và thuốc đặc hiệu nên điều trị triệu chứng và phòng cắt đường truyền (diệt muỗi)
Bệnh Bạch hầu và chứng ôn độc toả hầu phong theo y học cổ truyền

Bệnh Bạch hầu và chứng ôn độc toả hầu phong theo y học cổ truyền

(SKV) - Bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch. Theo World Health Organization (WHO) tỷ lệ tử vong chiếm 2-5% các ca bị mắc bạch hầu [1,2]. Bệnh rất dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành chưa có đáp ứng miễn dịch bạch hầu qua đường hô hấp hoặc lây gián tiếp qua tiếp xúc với đồ vật có vi khuẩn. Bệnh cảnh bạch hầu có tính tương đồng với Toả hầu phong trong Ôn độc xuất hiện mùa Đông mạt Xuân sơ thuộc của Ôn bệnh của Y học cổ truyền (YHCT). Ôn bệnh có tà khí đặc trưng gây bệnh theo mùa gọi là Thời bệnh, tương ứng với các bệnh truyền nhiễm của Y học hiện đại (YHHĐ). [4, 6].
Trigger Point Và A Thị Huyệt theo Y Học Cổ Truyền

Trigger Point Và A Thị Huyệt theo Y Học Cổ Truyền

(SKV) - Trigger point và A thị huyệt theo Y học cổ truyền có những đặc điểm tương đồng cần phân biệt trong chẩn đoán và điều trị. Trigger point là điểm đau kích hoạt có tổn thương thục thể các sợi cơ và A thị huyệt theo Y học cổ truyền (YHCT) lại đau do tổn thương mô khi mô không được tưới máu tốt bao gồm cả tổn thương phần mềm ( mô mềm, cơ, thần kinh, mạch máu) và xương khớp. Điều trị Trigger point bằng thuốc giảm đau không hiệu quả nhưng điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền đặc biệt châm cứu thành công mang ý nghĩa thống kê.
Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Theo Y học cổ truyền bồ công anh là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hóa thấp. Y học cổ truyền sử dụng cây bồ anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa...
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...

Các tin khác

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, nó được gọi là lá bỏng vì lá của nó có thể dùng làm thuốc chữa bỏng.
Vị thuốc chuối hột rừng

Vị thuốc chuối hột rừng

Theo tài liệu Y học cổ truyền, chuối hột rừng có công dụng sát trùng, lương huyết, an thai, lợi tiểu,…
Danh mục một số cây thuốc  Nam theo nhóm bệnh

Danh mục một số cây thuốc Nam theo nhóm bệnh

Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời trong việc dùng cây cỏ để phòng và điều trị bệnh. Vườn thuốc nam có vai trò thiết thực trong việc sơ cứu và chữa trị một số bệnh thông thường.
12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

Xà sàng tử là tên gọi của vị thuốc được dùng điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như trĩ, lạnh tử cung, bệnh viêm da hoặc vấn đề sinh lý nam.
Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Cây chùm ngây là cây thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe tốt như điều hòa huyết áp, ngăn ngừa ung thư, bệnh loãng xương...
5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

Một số bệnh như: Ho, viêm họng, cảm cúm, đầy bụng, đau mỏi... là những bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày có thể dùng những bài thuốc Nam theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là biểu tượng của y học truyền thống Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này trong việc nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc Nam.
Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Các nguyên liệu này được thu hái từ rừng núi, đồng bằng, ao hồ và thậm chí là từ vườn nhà, mỗi loại mang trong mình những đặc tính chữa bệnh riêng biệt.
Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của người Việt về môi trường tự nhiên xung quanh họ.
Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Nhiều bài thuốc nam không chỉ dùng để điều trị khi đã mắc bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Xem thêm
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Phiên bản di động