Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Cây chùm ngây là cây thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe tốt như điều hòa huyết áp, ngăn ngừa ung thư, bệnh loãng xương...

Cây Chùm ngây là một loại thảo dược bắt nguồn từ Ấn Độ có giá trị kinh tế cao. Loại cây này thuộc nhóm cây thân gỗ, tùy theo từng nơi sống và độ tuổi mà cây có thể cao từ 5 – 6 m với đường kính 10cm (cây 1 tuổi) hoặc cao từ 5 – 10m (cây 3 – 4 tuổi).

Thân cây có màu trắng ngà, có các khe rãnh và không có gai. Khi lớp vỏ bị tác động và trầy xước, thân cây sẽ tiết ra chất nhựa mủ màu trắng. Sau đó, tiếp xúc lâu trong không khí, nhựa cây sẽ dần chuyển sang màu nâu đỏ hoặc đen. Nhánh cây phân tán rộng và hướng lên trên.

Lá cây chùm ngây có màu xanh lá, dạng kép và mọc đối xứng nhau với nhau khoảng 6 – 9 đôi, kích thước từ 30 – 60cm, kích thước từng lá to dần từ trên xuống dưới. Hoa có màu trắng, mọc thành từng cụm đều nhau khá giống với hoa đậu. Loài hoa chùm ngây thường nở rộ vào tháng 4 cho đến tháng 6.

Quả chùm ngây có màu nâu, thon, dạng nang treo mọc thõng xuống với chiều dài khoảng 30 – 50cm, đường kính khoảng 1.5 – 2.5cm. Bên trong quả có chứa hạt, hình tròn, màu nâu, xung quanh có màng bọc bao phủ và có kích thước giống với hạt đậu Hà Lan. Ở nơi có hạt thường gồ lên, mỗi quả ít nhất 20 hạt. Mùa quả chùm ngây rộ nhất là từ tháng 7 đến tháng 9.

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Bộ phận sử dụng và chế biến

Hầu hết các bộ phận của cây chùm ngây đều được thu hái để sử dụng như thân, lá, hạt, quả và cả phần rễ cây. Vì vậy, loại cây này đem lại giá trị kinh tế cao khi được dùng cho cả mặt thực phẩm lẫn thuốc điều trị bệnh. Hiện tại, giá bán của cây chùm ngây trên thị trường cao hơn so với mặt bằng chung các loại rau khác, thường dao động trong khoảng 150.000 VNĐ/ kg đối với lá chùm ngây, khoảng 250.000 VNĐ/ kg đối với hạt chùm ngây.

Cây chùm ngây có thể được sử dụng dạng tươi hoặc đem làm sạch, sấy lạnh hoặc phơi khô bảo quản ở nơi thoáng mát có thể sử dụng lâu dài. Lưu ý đối với cây chùm ngây tươi có thể rửa sạch và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, tuy nhiên không được để quá lâu và phải bọc kín trong túi để tránh làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng trong lá.

Ngoài ra, một số dạng sử dụng phổ biến của cây chùm ngây như:

  • Trà
  • Bột
  • Viên uống thực phẩm chức năng
  • Cốm dinh dưỡng

Công dụng của cây chùm ngây

Cây chùm ngây là một trong những loại dược liệu quý được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Dựa vào giá trị dinh dưỡng cao trong cây chùm ngây, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều lợi ích hiệu quả của nó như:

  • Ngăn ngừa ung thư: Hàm lượng cao chất chống oxy hóa, vitamin C, kẽm và các hoạt chất khác có trong lá chùm ngây có tác dụng ức chế sự phát triển của các gốc tự do. Đây vốn là nguyên nhân gây ra những tổn thương gen DNA, hình thành các chất gây bệnh ung thư trong cơ thể.
  • Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim: Trong lá cây chùm ngây có chứa nhiều hoạt chất giúp giảm nồng độ Cholesterol phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Bên cạnh đó, hàm lượng chất chống oxy hóa còn giúp hạn chế tối đa những tác động tổn thương đến tim, hỗ trợ tim hoạt động khỏe mạnh.
  • Bảo vệ chức năng gan: Hoạt chất Sillymarin trong lá chùm ngây có tác dụng tăng cường chức năng gan, tăng cường sự bảo vệ chức năng gan khỏi những ảnh hưởng tiêu cực khi việc quá sức, bị ảnh hưởng bởi hàm lượng chất béo cao khó lọc.
  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Ăn nhiều rau chùm ngây giúp lợi tiểu, hỗ trợ cải thiện chức năng thận. Thậm chí những trường hợp bị sỏi thận nhẹ, sử dụng rau chùm ngây giúp hỗ trợ phá hủy sỏi và loại bỏ các tinh thể, độc tố hình thành sỏi.
  • Hỗ trợ điều hòa huyết áp: Với những người bị cao huyết áp thì cây chùm ngây là loại thuốc có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ làm giảm huyết áp và điều hòa, duy trì sự ổn định của huyết áp ở mức bình ổn.
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Trung bình cứ trong 100g bột lá chùm ngây sẽ chứa khoảng 28mg sắt. Điều này cho thấy hàm lượng sắt trong lá chùm ngây còn cao hơn so với thịt bò hay các loại thực phẩm khác. Vì vậy, người bị thiếu máu có thể cân nhắc sử dụng loại dược liệu này để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
  • Điều trị táo bón: Theo nhiều nghiên cứu, trong quả chùm ngây có chứa hàm lượng cao các chất xơ hòa tan và không hòa tan. Khi vào trong cơ thể, chúng có khả năng thúc đẩy sự co bóp của nhu động ruột, giúp quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi, ngăn ngừa táo bón.
  • Giảm lượng đường trong máu: Chùm ngây được biết đến là loại thảo dược hỗ trợ rất tốt trong việc làm giảm và kiểm soát nồng độ đường trong máu không vượt ngưỡng cho phép.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Với hàm lượng dinh dưỡng cao và đầy đủ trong cây chùm ngây, việc sử dụng lọi dược liệu này thường xuyên sẽ giúp duy trì sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng.
  • Hỗ trợ giảm cân: Hoạt chất isothiocyanate trong quả chùm ngây còn có tác dụng ức chế việc hấp thụ chất béo của cơ thể, từ đó giúp hỗ trợ điều trị giảm cân, thừa cân hiệu quả.
Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Ngoài 10 công dụng chữa bệnh từ cây chùm ngây vừa kể trên, trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều công dụng khác như:

  • Kích thích hệ tiêu hóa
  • Lợi sữa
  • Chữa tê thấp
  • Hạ sốt
  • Điều trị vết thương
  • Làm chất giải độc do côn trùng cắn
  • Hỗ trợ kích thích tăng dục
  • Điều trị áp xe
  • Bệnh viêm nướu
  • Nuôi dưỡng mái tóc
  • Giảm viêm
  • Hỗ trợ sức khỏe não bộ
  • Ngăn ngừa loãng xương
  • Tốt cho sức khỏe của trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây chùm ngây hiệu quả

Sau đây là một số bài thuốc cụ thể được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh từ cây chùm ngây:

Bài thuốc bảo vệ gan và điều hòa huyết áp

Cách thực hiện:

  • Dùng 150g lá chùm ngây tươi, non, đem rửa sạch, ngâm vào nước muối. Sau khi lá ráo hết nước thì cho vào cối giã nát.
  • Đổ vào 300ml nước sôi để nguội, trộn đều rồi chắt lọc lấy phần nước cốt cho ra chén.
  • Cho thêm 2 muỗng nhỏ mật ong, khuấy cho tan đều thì chia làm 3 phần nhỏ, uống hết trong ngày.

Bài thuốc trị suy nhược cơ thể

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 100g bột chùm ngây, gạo và một số gia vị thông thường
  • Dùng một nắm gạo nhỏ nấu cháo, khi cháo đã nhừ thì cho vào 2 muỗng bột chùm ngây, khuấy đều lên cho bột tan hết
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, nấu thêm 10 phút thì tắt bếp. Nên ăn khi còn nóng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc giảm mỡ máu

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 100g cây chùm ngây tươi, nếu chùm ngây khô thì dùng 30g.
  • Rửa sạch chùm ngây, đem sắc với 1 lít nước trên lửa vừa khoảng 15 phút.
  • Lọc lấy phần nước lá cho ra chén, chia làm 3 phần và uống hết trong ngày.
  • Kết hợp sử dụng bài thuốc này với một lối sống lành mạnh, vận động thường xuyên sẽ giúp kiểm soát lượng mỡ trong máu tốt, tăng tuổi thọ.

Bài thuốc trị u xơ tuyến tiền liệt

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 100g rễ chùm ngây tươi (hoặc 30g rễ chùm ngây khô), 80g lá trinh nữ (hoặc 20g lá khô).
  • Cho hết dược liệu vào siêu thuốc, đổ vào 2 lít nước và nấu sôi lên.
  • Đợi cho đến khi nước thuốc trong nồi cạn xuống còn một nửa thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc ra chén và uống hết trong ngày.

Ngoài ra, phần rễ cây chùm ngây sắc nước uống hoặc ngậm trực tiếp rễ tươi trong miệng còn giúp hỗ trợ làm giảm đau nhức răng hiệu quả.

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Bài thuốc ngừa thai từ cây chùm ngây

Đây là bài thuốc dựa theo kinh nghiệm của dân tộc Raglay, sử dụng phần rễ của cây chùm ngây để làm bài thuốc ngừa thai.

Cách thực hiện

  • Dùng 150g rễ cây chùm ngây tươi, đem rửa thật sạch qua vài nước, ngâm nước muối 15 phút.
  • Băm nhỏ rễ chùm ngây và cho vào nồi nước 2 lít rồi đun trên lửa vừa.
  • Khi thấy nước trong nồi cạn xuống còn một nửa thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Để đạt được kết quả như mong muốn, hãy áp dụng liệu trình uống cách 5 ngày/ lần.

Ngâm rượu chùm ngây

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm rượu chùm ngây để sử dụng khi cần.

Cách thực hiện

Cách 1: Đối với chùm ngây tươi

  • Chuẩn bị rễ chùm ngây tươi, rửa sạch và vớt ra để cho thật ráo nước.
  • Xếp vào hũ thủy tinh, đổ rượu trên 40 độ vào bình với tỷ lệ 1:8
  • Đậy nắp kín cẩn thận để ủ rượu và để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Ủ khoảng 3 – 4 tháng là có thể lấy ra sử dụng được.

Cách 2: Đối với rượu chùm ngây khô

  • Rửa sạch rễ chùm ngây, cắt thành từng miếng nhỏ và đem đi phơi khô.
  • Cho vào chảo sao vàng khoảng 10 phút, chú ý không để rễ bị cháy.
  • Xếp vào hũ thủy tinh và đổ rượu 40 độ vào với tỷ lệ 1:25
  • Đậy nắp kín và ủ khoảng 3 tháng là có thể lấy ra sử dụng được.
  • Lưu ý bảo quản hũ rượu ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời.

Bên cạnh những bài thuốc hay chữa bệnh từ cây chùm ngây, loại dược liệu này còn được sử dụng như một loại rau dùng phổ biến trong chế biến thức ăn. Tùy theo sở thích của từng người, từng gia đình mà sử dụng rau chùm ngây theo các cách sau:

  • Rửa sạch và trộn cùng các loại rau thơm khác để làm rau sống ăn kèm món mặn.
  • Nấu canh cùng với các loại thịt bò, thịt heo, tôm khô, ruốc hoặc nấu không đều được.
  • Chế biến thành các món chiên, xào, trộn gỏi, sấy khô rồi tán nhuyễn thành bột mịn để làm bánh hoặc pha nước uống.
  • Xay sinh tố cùng đường, sữa tươi, sữa đặc hoặc kết hợp với các loại trái cây rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Theo vienyduocdantoc
vienyduocdantoc.org.vn

Tin liên quan

Ban hành kế hoạch tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Ban hành kế hoạch tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Bộ Y tế tế (cơ quan thường trực về lĩnh vực phòng, chống AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm) vừa ban hành công văn 6678/BYT-UBQG50 về việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024.
Thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

Thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

Tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Một trong những điểm mới Chính phủ đề xuất trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) nhận được sự quan tâm của đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân là bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho Quỹ BHYT.
Dự báo thời tiết ngày 2/11/2024: Bắc Bộ đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết ngày 2/11/2024: Bắc Bộ đêm và sáng trời lạnh

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 2/11/2024 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.

Cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Phấn đấu hình thành 1 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu

Đắk Lắk: Phấn đấu hình thành 1 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu

SKV - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 172/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tỉnh Đắk Lắk.
Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Theo Y học cổ truyền bồ công anh là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hóa thấp. Y học cổ truyền sử dụng cây bồ anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa...
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...
Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, nó được gọi là lá bỏng vì lá của nó có thể dùng làm thuốc chữa bỏng.
Vị thuốc chuối hột rừng

Vị thuốc chuối hột rừng

Theo tài liệu Y học cổ truyền, chuối hột rừng có công dụng sát trùng, lương huyết, an thai, lợi tiểu,…
Danh mục một số cây thuốc  Nam theo nhóm bệnh

Danh mục một số cây thuốc Nam theo nhóm bệnh

Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời trong việc dùng cây cỏ để phòng và điều trị bệnh. Vườn thuốc nam có vai trò thiết thực trong việc sơ cứu và chữa trị một số bệnh thông thường.

Các tin khác

12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

Xà sàng tử là tên gọi của vị thuốc được dùng điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như trĩ, lạnh tử cung, bệnh viêm da hoặc vấn đề sinh lý nam.
5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

Một số bệnh như: Ho, viêm họng, cảm cúm, đầy bụng, đau mỏi... là những bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày có thể dùng những bài thuốc Nam theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là biểu tượng của y học truyền thống Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này trong việc nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc Nam.
Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Các nguyên liệu này được thu hái từ rừng núi, đồng bằng, ao hồ và thậm chí là từ vườn nhà, mỗi loại mang trong mình những đặc tính chữa bệnh riêng biệt.
Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của người Việt về môi trường tự nhiên xung quanh họ.
Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Nhiều bài thuốc nam không chỉ dùng để điều trị khi đã mắc bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại

Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại

Các bài thuốc nam có thể giúp cải thiện chất lượng sống cho những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính bằng cách giảm nhẹ các triệu chứng, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.
Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam

Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam

Đối với các bệnh nặng hoặc cấp tính, việc ưu tiên sử dụng y học hiện đại để kiểm soát tình trạng bệnh là cần thiết. Thuốc nam có thể được xem xét như một phương pháp hỗ trợ.
Cây thuốc Nam: Công dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ

Cây thuốc Nam: Công dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ

Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến.
Cây thuốc Nam: Khổ sâm có tác dụng chữa rối loạn nhịp tim?

Cây thuốc Nam: Khổ sâm có tác dụng chữa rối loạn nhịp tim?

Khổ sâm là loại dược liệu quý có nhiều tác dụng trong điều trị các loại bệnh khác nhau. Ngoài tác dụng điều trị các bệnh ngoài da, bệnh lý đường ruột, khổ sâm còn có công dụng tuyệt vời đối với chứng bệnh rối loạn thần kinh tim.
Xem thêm
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Sáng ngày 29/09, Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức kỳ họp thứ VI nhằm thảo luận và triển khai các kế hoạch quan trọng về công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực y tế và tổ chức biểu dương thầy thuốc nam tiêu biểu lần thứ 2. Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của các ủy viên thường vụ Hội hướng đến nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Phiên bản di động