Vị thuốc chuối hột rừng

Theo tài liệu Y học cổ truyền, chuối hột rừng có công dụng sát trùng, lương huyết, an thai, lợi tiểu,…

Chuối hột rừng có tên khoa học Musa paracoccinea, thuộc họ Chuối (Musaceae) là thực vật sống và phát triển chủ yếu ở những vùng đồi núi. Loài cây này có dạng thân giả với chiều cao trung bình từ 3 – 4m, lá tương tự như cây chuối thường nhưng mặt dưới thường có các sọc đỏ tía nhỏ. Lá hình mác dài, màu xanh lục, tàu lá rộng.

Không giống với cây chuối thường, chuối hột rừng có hoa màu đỏ chói và thường mọc thẳng thay vì mọc trĩu xuống. Cây trưởng thành cho quả chuối nhỏ hơn so với cây chuối bình thường. Bên trong quả có nhiều hạt nên thường dùng để ngâm rượu. Quả chuối có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ bằng ngón tay cái.

Theo tài liệu Y học cổ truyền, chuối hột rừng có công dụng sát trùng, lương huyết, an thai, lợi tiểu,… Nên thường được dùng để phòng ngừa tiêu chảy, làm giảm mùi tanh của hải sản, tiêu sưng, giảm đau, cầm máu, điều trị tiểu đường, sỏi thận, sỏi bàng quang, lợi sữa và một số chứng bệnh khác.

Trong Y học hiện đại, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về chuối hột rừng. Tuy nhiên, hoạt chất tanin có trong quả chuối xanh mang lại hiệu quả trong phòng ngừa và cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Chuối Hột Rừng: Công Năng Trị Bệnh Và Hướng Dẫn Sử Dụng
Qủa chuối hột rừng

Hướng dẫn ngâm rượu chuối hột rừng

Chuối hột rừng thường được dùng để ngâm rượu uống chữa bệnh. Rượu ngâm từ chuối hột có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, cải thiện sức khỏe phái mạnh, hỗ trợ chữa trị các chứng bệnh về thận, kích thích tiêu hoá,… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần ngâm rượu đúng cách.

Chuẩn bị:

  • Chọn những quả chuối hột rừng đã chín. Không dùng chuối còn non và xanh
  • Dùng rượu trắng nguyên chất có nồng độ cồn từ 40 – 50 độ
  • Chuẩn bị bình thuỷ tinh có nắp đậy, không dùng bình sành hoặc bình nhựa để ngâm rượu

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuối sau khi rửa sạch thì mang đi thái mỏng và đem đi phơi nắng (không để bụi bẩn, ruồi nhặng đậu vào)
  • Phơi đến khi khô hoàn toàn thì cho chuối vào bình (chiếm khoảng 1/3 bình thuỷ tinh)
  • Sau đó, đổ rượu đầy 2/3 bình (để trống 1/3 bình còn lại để chuối nở ra khi ngâm)
  • Đậy nắp và ngâm trong vòng 3 tháng thì có thể sử dụng
  • Mỗi lần uống khoảng 10 – 20ml rượu sau bữa ăn để cải thiện sức khoẻ và kích thích tiêu hoá.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây chuối hột rừng

Các bộ phận của cây chuối hột rừng từ phần thân, quả, lá đều chứa dược tính nên được tận dụng trong điều trị nhiều bệnh lý. Việc áp dụng các bài thuốc chữa phù hợp và đúng cách còn giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể.

1. Bài thuốc chữa bệnh từ thân cây

  • Bài thuốc cầm máu vết thương: Dùng lõi thân cây, rửa sạch, đập dập và chườm trực tiếp lên vết thương đã được vệ sinh sạch để cầm máu. Đối với vết thương bị chảy nhiều máu, nên sử dụng băng gạc để băng lại ngăn chảy máu.

  • Bài thuốc trị đau răng: Dùng thân chuối hột non, rửa sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ rồi mang đi nướng chín. Ép lấy nước rồi hoà thêm 1 ít muối, dùng ngậm trực tiếp để cải thiện tình trạng đau nhức, chảy máu răng.
  • Bài thuốc chữa phù thũng, lợi tiểu: Sử dụng phần lá và thân cây chuối hột rừng sắc uống mỗi ngày để giúp lợi tiểu, chữa phù thũng.
  • Bài thuốc tiêu khát ở người bệnh tiểu đường: Dùng lõi thân già của cây, rửa sạch, thái nhỏ rồi giã nát. Sau đó lọc lấy phần nước và uống trực tiếp.
  • Bài thuốc giúp kiểm soát lượng đường huyết: Chọn cây chuối hột rừng có bắp mới nhú, cắt ngang thân cây (cách mặt đất khoảng 25cm). Dùng dao khoét lỗ to ở thân cây và để qua đêm. Sáng hôm sau, lấy nước từ lỗ rỗng của cây uống trực tiếp. Áp dụng bài thuốc này thường xuyên để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Các bài thuốc chữa bệnh từ lá chuối hột rừng

  • Bài thuốc chữa nôn ra máu, băng huyết: Chuẩn bị lá chuối hột rừng phơi khô 10g, tinh tre, mốc cây cao mỗi loại 20g. Các dược liệu mang đi đốt tồn tính. Sau đó tán thành bột mịn và hoà với nước uống trực tiếp.

  • Bài thuốc giúp bổ phổi, mát phổi, tiêu độc: Chuẩn bị lá bắc (phần lá có màu đỏ quanh buồng chuối) và hoa của cây chuối. Sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Dùng nước thuốc sắc được chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi bệnh lý thuyên giảm.

Bài thuốc từ hoa của cây chuối hột rừng chữa bệnh

  • Bài thuốc trị táo bón: Sử dụng hoa chuối luộc và ăn hàng ngày để giúp điều hòa chức năng tiêu hoá, đồng thời ngăn ngừa chứng táo bón ở người cao tuổi.

  • Bài thuốc giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh: Chuẩn bị một lượng hoa chuối vừa đủ, mang đi rửa sạch rồi để ráo. Thái nhỏ hoá chuối để làm gỏi hoặc luộc ăn.
  • Bài thuốc giúp lợi tiểu, hỗ trợ điều trị các bệnh về thận, bàng quang: Sử dụng hoa để sắc nước uống hoặc luộc ăn hàng ngày.

Hoa chuối hột rừng hầu như không bị sâu mọt nên rất ít khi dùng đến hoá chất như các loại rau khác. Do đó, các món ăn chữa bệnh từ hoa chuối được áp dụng phổ biến.

Chuối Hột Rừng: Công Năng Trị Bệnh Và Hướng Dẫn Sử Dụng
Chuối hột rừng là vị thuốc quý trong dân gian

Các bài thuốc chữa bệnh từ vỏ chuối

Theo Y học cổ truyền, vỏ chuối thường được dùng trong điều trị kiết lỵ và một số chứng bệnh liên quan đường tiêu hoá. Một số bài thuốc chữa bệnh phổ biến từ vỏ chuối, bao gồm:

  • Bài thuốc điều trị chứng kiết lỵ: Chuẩn bị rễ tầm xuân, rễ gai tầm xoọng, vỏ quả lưu, vỏ chuối hột mỗi loại 20g, búp ổi 10g. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì mang đi phơi khô và sắc uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi bệnh lý thuyên giảm.
  • Bài thuốc chữa tiêu chảy, đau bụng: Dùng vỏ chuối hột rừng đã chín vàng, mang đi rửa sạch, để ráo, thái nhỏ rồi đem đi phơi khô. Mỗi lần dùng khoảng 4 – 8 gam hãm với nước sôi và uống khi còn ấm. Mỗi ngày uống 2 lần.
  • Bài thuốc chữa chứng đau bụng kinh niên: Chuẩn bị 40g vỏ chuối hột rừng, mang đi phơi khô, sao vàng rồi tán thành bột mịn. Trộn đều với bột thuốc cùng với mật ong và vò thành viên nhỏ. Mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần cùng với nước ấm.

Bài thuốc từ hạt chuối hột trị bệnh

Hạt chuối hột thường được dùng trong điều trị bệnh là loại chuối chứa nhiều hạt, hạt có vỏ bên ngoài màu đen, bên trong có bột trắng. Để đảm bảo dược tính của thuốc, bạn chỉ lấy hạt chuối khi đã chín. Sau đó mang đi sao khô rồi bảo quản để dùng dần.

  • Bài thuốc chữa đau lưng, tiêu sưng, tê mỏi tay chân do thấp khớp: Chuẩn bị 200g chuối hột giã nát và rượu trắng 40 độ. Các dược liệu cho vào bình thuỷ tinh và ngâm trong 10 ngày, lắc đều thường xuyên. Mỗi lần uống khoảng 15ml trước bữa ăn và trước khi đi ngủ, ngày uống 2 lần. Nếu cảm giác khó uống, bạn có thể cho thêm 1 ít đường vào.
  • Bài thuốc điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang: Chuẩn bị hạt chuối hột sao vàng, nghiền mịn và cho qua rây đến khi mịn hoàn toàn. Mỗi lần sử dụng 2 muỗng bột pha với nước sôi và uống khi còn ấm. Áp dụng liên tục trong vòng 30 ngày để loại bỏ sỏi.

Bài thuốc chữa bệnh từ quả chuối hột

  • Phòng tiêu chảy: Chuẩn bị trái chuối hột rừng còn non, rửa sạch. thái mỏng và ăn kèm với các loại hải sản như cá, sứa để giúp làm giảm mùi tanh và phòng ngừa tiêu chảy.

  • Bài thuốc chữa chứng táo bón ở trẻ em: Chuẩn bị 1 – 2 quả chuối chín mang đi vùi trong bếp lửa đến khi chuyển thành màu đen thì lấy ra. Để nguội, bóc vỏ và cho trẻ ăn phần ruột.
  • Bài thuốc chữa trị bệnh gout: Chuẩn bị 3 quả chuối hột rừng, tỳ giải 2g, khổ qua (mướp đắng) 1g, củ ráy rừng 4g. Các dược liệu sau khi rửa sạch, mang đi sao vàng rồi hạ thổ và chia thành nhiều gói, mỗi gói khoảng 10g. Mỗi lần dùng 1 gói pha với nước sôi và uống khi còn ấm. Ngày uống từ 2 – 3 lần.
  • Bài thuốc chữa sỏi bàng quang: Chuẩn bị 1 ít chuối hột xanh, rửa sạch, thái mỏng rồi mang đi sấy khô, sao vàng và hạ thổ trong vài ngày. Mỗi lần dùng khoảng 50 – 100g dược liệu cho vào ấm cùng với 400ml nước lọc và đun trên lửa nhỏ. Chia lượng nước sắc được thành 2 lần và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc xổ giun: Khi bụng đói, bạn ăn 1 quả chuối hột rừng chín sẽ thấy giun tự chui ra đường hậu môn.
  • Bài thuốc chữa hắc lào: Dùng dao cắt đôi quả chuối xanh ở trên cây, hứng lấy phần nhựa rồi bôi trực tiếp lên khu vực da bị hắc lào.
  • Bài thuốc trị bệnh viêm loét dạ dày: Sử dụng quả chuối phơi hoặc sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi hoà với nước uống mỗi ngày để cải thiện bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Không sử dụng chuối hột rừng còn xanh vì có thể gây táo bón do trong chuối chứa nhiều hoạt chất tanin. Ở người có hệ tiêu hoá kém, dùng chuối hột rừng non có thể dễ đến ngộ độc.

Các bài thuốc từ củ chuối hột chữa bệnh

  • Bài thuốc chữa ho ra máu: Chuẩn bị thài lài tía, củ chuối hột, tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh mỗi loại 12g. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì thái nhỏ, sắc cùng với 400ml nước. Đến khi còn khoảng 100ml thì tắt bếp, chia thành 2 lần và uống hết trong ngày.

  • Bài thuốc chữa kiết lỵ ra máu: Chuẩn bị vỏ cây táo hoặc tầm gửi cây táo, củ sả, củ chuối hột mỗi loại 4g. Dược liệu sau khi rửa sạch thì mang đi sao vàng và sắc lấy nước uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi bệnh lý thuyên giảm.
  • Bài thuốc trị sốt cao, mê sảng, háo khát: Chuẩn bị củ chuối hột rừng tươi, sau khi làm sạch vỏ ngoài thì rửa sạch. Kế đến cắt thành miếng nhỏ rồi giã ép lấy nước uống trực tiếp.
  • Bài thuốc chữa chứng khó ngủ, tim hồi hộp, trằn trọc, hay mơ: Chuẩn bị 20g củ chuối hột, 1 quả tim heo (200 – 300g). Các nguyên liệu sau khi sơ chế sạch thì mang đi hầm chín nhừ, ăn phần cái và uống hết nước.
  • Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường: Dùng củ chuối tươi, đem đi rửa sạch, giã nát lấy nước uống trực tiếp. Áp dụng thường xuyên có thể giúp ổn định đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2.
  • Bài thuốc an thai: Chuẩn bị củ chuối và rễ cây móc mỗi loại 10 – 12g. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì đem sắc lấy nước uống. Bài thuốc áp dụng cho phụ nữ bị động thai, thai không yên.
  • Bài thuốc kích thích tiêu hoá, giải độc: Sử dụng củ chuối thái mỏng, sấy khô. Mỗi lần dùng 1 ít hãm với nước sôi và uống khi còn ấm để giúp giải độc, kích thích tiêu hoá, tiêu khát.
  • Món ăn từ củ chuối: Dùng củ chuối um với cá lóc và lươn đồng để giúp bồi bổ sức khỏe, kích thích vị giác, đồng thời tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.

Chuối hột rừng không chứa độc tính nên không giới hạn liều lượng dùng. Tuy nhiên, bạn không nên dùng chuối còn xanh vì có thể gây ngộ độc và táo bón. Đối với rượu chuối hột, mỗi ngày chỉ nên uống từ 2 – 3 lần, mỗi lần uống từ 15 – 20ml. Việc uống quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng say rượu và tác động xấu đến sức khoẻ.

Chuối hột rừng mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ và công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ/ thầy thuốc để được tư vấn.

Minh Thùy (t/h)
suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Giới khoa học cảnh báo Trái đất đang mất dần nguồn nước tích trữ

Giới khoa học cảnh báo Trái đất đang mất dần nguồn nước tích trữ

Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science cho thấy sự suy giảm đáng báo động và có khả năng không thể đảo ngược của lượng nước tích trữ trên đất liền (TWS) của Trái đất.
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư

Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư

Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Dự báo thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ trưa chiều giảm mây hửng nắng, trời rét

Dự báo thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ trưa chiều giảm mây hửng nắng, trời rét

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày 1/4/2025.
Bình luận

Cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Phấn đấu hình thành 1 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu

Đắk Lắk: Phấn đấu hình thành 1 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu

SKV - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 172/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tỉnh Đắk Lắk.
Sốt xuất huyết theo Y học cổ truyền

Sốt xuất huyết theo Y học cổ truyền

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi Aedes là tác nhân trung gian, hiện nay đang có nguy cơ chuyển thành dịch, Y học cổ truyền gọi là Thử Thấp ôn bệnh đặc trưng của mùa Hạ. Đa phần bệnh có thể tự khỏi nhưng có một tỷ lệ nhỏ có khả năng chuyển nặng. Thông qua dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm là giai đoạn phải xử trí kịp thời tránh gây hậu quả không tốt. Do chưa có vắc-xin dự phòng và thuốc đặc hiệu nên điều trị triệu chứng và phòng cắt đường truyền (diệt muỗi)
Bệnh Bạch hầu và chứng ôn độc toả hầu phong theo y học cổ truyền

Bệnh Bạch hầu và chứng ôn độc toả hầu phong theo y học cổ truyền

(SKV) - Bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch. Theo World Health Organization (WHO) tỷ lệ tử vong chiếm 2-5% các ca bị mắc bạch hầu [1,2]. Bệnh rất dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành chưa có đáp ứng miễn dịch bạch hầu qua đường hô hấp hoặc lây gián tiếp qua tiếp xúc với đồ vật có vi khuẩn. Bệnh cảnh bạch hầu có tính tương đồng với Toả hầu phong trong Ôn độc xuất hiện mùa Đông mạt Xuân sơ thuộc của Ôn bệnh của Y học cổ truyền (YHCT). Ôn bệnh có tà khí đặc trưng gây bệnh theo mùa gọi là Thời bệnh, tương ứng với các bệnh truyền nhiễm của Y học hiện đại (YHHĐ). [4, 6].
Trigger Point Và A Thị Huyệt theo Y Học Cổ Truyền

Trigger Point Và A Thị Huyệt theo Y Học Cổ Truyền

(SKV) - Trigger point và A thị huyệt theo Y học cổ truyền có những đặc điểm tương đồng cần phân biệt trong chẩn đoán và điều trị. Trigger point là điểm đau kích hoạt có tổn thương thục thể các sợi cơ và A thị huyệt theo Y học cổ truyền (YHCT) lại đau do tổn thương mô khi mô không được tưới máu tốt bao gồm cả tổn thương phần mềm ( mô mềm, cơ, thần kinh, mạch máu) và xương khớp. Điều trị Trigger point bằng thuốc giảm đau không hiệu quả nhưng điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền đặc biệt châm cứu thành công mang ý nghĩa thống kê.
Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Theo Y học cổ truyền bồ công anh là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hóa thấp. Y học cổ truyền sử dụng cây bồ anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa...
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...

Các tin khác

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, nó được gọi là lá bỏng vì lá của nó có thể dùng làm thuốc chữa bỏng.
Danh mục một số cây thuốc  Nam theo nhóm bệnh

Danh mục một số cây thuốc Nam theo nhóm bệnh

Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời trong việc dùng cây cỏ để phòng và điều trị bệnh. Vườn thuốc nam có vai trò thiết thực trong việc sơ cứu và chữa trị một số bệnh thông thường.
12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

Xà sàng tử là tên gọi của vị thuốc được dùng điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như trĩ, lạnh tử cung, bệnh viêm da hoặc vấn đề sinh lý nam.
Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Cây chùm ngây là cây thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe tốt như điều hòa huyết áp, ngăn ngừa ung thư, bệnh loãng xương...
5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

Một số bệnh như: Ho, viêm họng, cảm cúm, đầy bụng, đau mỏi... là những bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày có thể dùng những bài thuốc Nam theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là biểu tượng của y học truyền thống Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này trong việc nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc Nam.
Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Các nguyên liệu này được thu hái từ rừng núi, đồng bằng, ao hồ và thậm chí là từ vườn nhà, mỗi loại mang trong mình những đặc tính chữa bệnh riêng biệt.
Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của người Việt về môi trường tự nhiên xung quanh họ.
Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Nhiều bài thuốc nam không chỉ dùng để điều trị khi đã mắc bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại

Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại

Các bài thuốc nam có thể giúp cải thiện chất lượng sống cho những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính bằng cách giảm nhẹ các triệu chứng, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.
Xem thêm
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

SKV - Ngày 23/03, Chi hội Nam y Sóc Trăng phối hợp cùng các mạnh thường quân tổ chức chương trình trao quà cho bà con khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).
Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

SKV - Ngày 23/3, tại Thiền Viện Pháp Sơn (xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), đã diễn ra chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng". Chương trình do Chi hội Nam y tỉnh Sóc Trăng phối hợp tổ chức cùng Trường Trung cấp Quốc tế Khôi Việt, HTX sản xuất Dược liệu Thanh Ngon Hưng Phú, với sự hỗ trợ của Chủ tịch UBND xã Nam Cát Tiên và Ni sư Hằng Liên - Trụ trì Thiền viện Pháp Sơn.
Phiên bản di động