Cây cỏ mực (cỏ nhọ nồi) vị thuốc tự nhiên có lợi cho sức khỏe
Lục bình (Bèo tây) từ rau cho gia súc đến vị thuốc nhiều công dụng Hướng dẫn sắc và uống thuốc Y học cổ truyền đúng cách |
Cây cỏ mực
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi, hàn liên thảo, kim lăng thảo, mặc liên thảo,… Đây là một loại cây thuộc họ nhà cúc Asteraceae, có tên khoa học là Eclipta alba Hassk. Sở dĩ cỏ mực được gọi bằng cái tên như vậy là vì khi vò nát, nước có màu đen như mực. Ở Ấn Độ và Java, dược liệu này thường được người dân dùng làm nguyên liệu trong chế tạo chất nhuộm đen tóc hoặc làm mỹ phẩm bôi da.
Cỏ mực là loại cây cỏ sống một năm hoặc nhiều năm. Cây thường mọc thẳng đứng hoặc mọc bò với chiều cao trung bình từ 0,2 – 0,4m, thậm chí có cây cao đến 0,8m. Có thể nhận biết cây cỏ mực thông qua những đặc điểm nhận dạng sau:
Thân cây có màu lục nhạt hoặc nâu, hơi đỏ tía và có lông thưa
Lá mọc đối, gần như không có cuống. Hai mặt lá có lông và các phiến lá hẹp và dài khoảng 2,5cm x 1,2cm
Hoa có màu trắng, hình đầu và mọc ở ngọn thân hoặc kẽ hở lá. Thông thường, hoa gồm hoa lưỡng tính ở giữa và hoa cái nằm ở ngoài
Quả bế có hình dẹt hoặc cụt đầu, thường có 3 cạnh màu đen dài khoảng 3mm x 1,5cm (rộng)
Cây cỏ mực được tìm thấy nhiều ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Pakistan và một số nước khác thuộc vùng Nam Á. Ở mỗi nước, loại cây cỏ hàng năm này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể:
Ấn độ: Cây thường được sử dụng như vị thuốc quý giúp trị gan, vàng da, chảy máu miệng, ăn khó tiêu. Bên cạnh đó, chúng còn dùng để làm thuốc nhuộm tóc, làm thuốc bổ tổng quát, trị nấm lác đồng tiền hoặc chữa bị bọ cạp cắn,…
Trung Quốc: Dùng cây cỏ mực để kích thích mọc tóc và điều trị chứng tiểu ra máu, đau lưng, sưng gan, vàng da,… Ngoài ra, lá cây cỏ mực tươi có thể dùng để bảo vệ tay, giúp phòng nhiễm độc, sưng mỗi khi làm đồng áng.
Pakistan: Thường được sử dụng như vị thuốc bổ tổng quát, trị nhức đầu, hói tóc, các bệnh lý ngoài da, hen suyễn,..
Việt Nam: Cây cỏ mực dùng chữa xuất huyết ruột, nướu răng, chảy máu, sưng bàng quang, mụn nhọt đầu đinh hoặc dùng băng bó ngoài giúp xương mau liền.
Cây cỏ mực có nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Tác dụng của cây cỏ mực
Theo Y học cổ truyền, cây cỏ mực có tính mát, vị chua pha lẫn ngọt, tác dụng chính vào 2 kinh can thận, giúp thanh can nhiệt, điều trị xuất huyết nội tạng và các triệu chứng sưng tấy, mẩn ngứa. Bên cạnh đó, trong cuốn sách Thần nông bản thảo và Điền nam bản thảo có ghi, cây cỏ mực có thể dùng để đắp và bôi lên tóc giúp làm đen và mượt.
Không chỉ riêng Y học cổ truyền, Y học hiện đại cũng chỉ ra, trong cây cỏ mực chứa nhiều tinh dầu, Carotene và các Alcaloid có tác dụng tăng tốc độ đông máu, giúp cầm máu và giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, một vài thí nghiệm về tính độc của cây nhọ nồi trên chuột nhắt trắng với liều lượng độc tố tăng gấp 5 – 80 lần. Và kết quả, không thấy bất kỳ tác dụng phụ hay xuất hiện độc tính nào trên cơ thể.
Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh cụ thể của cây cỏ mực:
Điều trị chứng khó tiêu, táo bón và một số rối loạn trong dạ dày.
Phòng chống ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy rằng, các dưỡng chất trong loại cỏ này có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, phá vỡ các phân tử DNA để loại bỏ những tế bào đột biến.
Rất tốt cho gan: Một số chất trong cây cỏ mực giúp gan hoạt động hiệu quả và phòng ngừa một số bệnh lý về gan.
Nhiễm trùng tiết niệu: Cỏ mực có đặc tính kháng khuẩn và khử trùng hiệu quả nên có thể được dùng để phòng ngừa hay điều trị tình trạng nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu.
Một số vấn đề về hô hấp: Một trong những tác dụng của cỏ mực là làm sạch đờm, giảm nhiễm trùng vì thế có thể điều trị hiệu quả một số vấn đề về đường hô hấp.
Cải thiện sức khỏe mắt: Trong cỏ mực có chứa một hàm lượng carotene cao nên có thể loại bỏ những gốc tự do gây thoái hóa điểm vàng, từ đó phòng ngừa hiệu quả bệnh đục thủy tinh thể và cải thiện thị lực.
Có tác dụng làm dịu cơn đau ở những người mắc bệnh trĩ.
Kết hợp với dầu gội để tạo ra một hỗn hợp giúp dưỡng ẩm da đầu, ngăn ngừa tình trạng gàu, khô da đầu, ngăn ngừa rụng tóc, giúp bạn có mái tóc bóng mượt,...
Phòng ngừa nguy cơ thiếu máu: Cỏ mực có chứa một lượng sắt lớn nên có tác dụng phòng ngừa và điều trị tình trạng thiếu máu.
Kiểm soát lượng đường trong máu nên rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.
Phòng ngừa sảy thai: Phụ nữ bị sảy thai liên tiếp có thể áp dụng một số bài thuốc từ cây cỏ mực để phòng tránh tình trạng sảy thai tái phát.
Làm đẹp da: Sử dụng cây cỏ mực có thể giúp bạn điều trị một số bệnh lý về da, cải thiện làn da. Từ đó, giúp bạn có một làn da khỏe đẹp và tươi trẻ hơn.
Cải thiện tình trạng nhiễm trùng xoang.
Điều trị bệnh hen suyễn: Kết hợp nhọ nồi và mật ong có thể tạo ra một phương thuốc giúp bạn giảm ho, giảm đau tức ngực,...
Giảm đau răng: Cây cỏ mực có chứa ethanol và ancaloit có tác dụng giảm đau răng rất hiệu quả và nhanh chóng.
Cây cỏ mực có thể điều trị được nhiều loại bệnh/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc dân gian sử dụng cây cỏ mực để điều trị bệnh
Sau đây là một số bài thuốc phổ biến từ cây cỏ mực mà bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc chữa viêm họng: Cỏ mực 20g, củ rẻ quạt 12g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa: 16g, cam thảo đất: 16g. Thực hiện: Dùng các nguyên liệu này để sắc lấy nước uống, dùng liên tục từ 3 đến 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc trị mề đay: Cỏ mực, lá xương sống, huyết dụ, rau diếp, lá dưa chuột, lá khế, là nhài. Thực hiện: sạch để ráo và giã nát những loại lá này. Sau đó vắt lấy nước uống. Đồng thời phần bã bạn có thể sử dụng để xoa lên vùng da đang bị sưng, đau.
Bài thuốc điều trị thiếu máu: Cây cỏ mực 100g, mần trầu 100g, gừng khô khoảng 50g. Thực hiện: Sao sơ qua những nguyên liệu này, sau đó đổ thêm khoảng 3 chén nước dừa tươi. Tiếp đó nấu lên và lấy nước uống. Nên uống 2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc hạ sốt: 20g cây cỏ mực, 20g củ sắn dây, 20g sài đất, 12g ké đầu ngựa, 16g cây cối xay, 16g cam thảo đất. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Bài thuốc trị sốt xuất huyết nhẹ: Cây cỏ mực 20g, lá trắc bá sao đen khô 12g, hoa hòe sao đen 12g, củ hoặc lá sắn dây 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống một thang mỗi ngày.
Bài thuốc chữa chảy máu cam: Cây cỏ mực 20g, hoa hoè sao đen 20g, cam thảo đất 16g. Sắc lấy nước uống một thang mỗi ngày.
Bài thuốc thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, trị chảy máu cam, táo bón, viêm mũi dị ứng: Cây cỏ mực 12g, đan bì 9g, sinh địa 12g, trắc bách diệp 12g, tri mẫu 9g, tiên hạc thảo 12g, hỏa ma nhân 12g, rễ cỏ tranh 15g và hoàng cầm 9g. Sắc uống ngày một thang thuốc.
Bài thuốc trị bệnh eczema ở trẻ em: Cây cỏ mực 50g, sắc lấy nước cô đặc, bôi chỗ vết đau. Sau 2 – 3 ngày bôi là dịch rỉ giảm, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là hết và không bị kích ứng.
Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ: Cây cỏ mực 30g, trạch tả 15g, đương quy 15g và nữ trinh tử 20g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: cát căn 30g, bồ công anh 15g và chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g. Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g và lá sen 15g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang thuốc.
Bài thuốc chữa tiểu đường, thể trạng ốm yếu: Cây cỏ mực 10g, lư căn tươi 30g, ô mai 5 quả, mạch môn đông 10g, ngọc trúc 10g, nam sa sâm 10g, nữ trinh tử 10g. Sắc thuốc mỗi ngày uống một thang.
Bài thuốc cho phụ nữ mãn kinh, mệt mỏi, nhức đầu, ngủ không ngon giấc: Cây cỏ mực 9g, hoàng cầm 9g, hồng hoa 9g, đương quy 9g, xuyên khung 6g, hoa cúc g, bạch thược 12g, sinh địa 12g, lá dâu 9g, ngưu tất 9g và nữ trinh tử 9g. Sắc uống một thang thuốc một ngày.
Bài thuốc chữa viêm cầu thận, viêm thận mạn tính, đau lưng, tiểu tiện khó, đái dắt, kinh nguyệt lâu không sạch: Cây cỏ mực 30g, xuyên khung 10g, tiểu kế 30g, thục địa 10g, đương quy 10g, bạch thược 15g, xích thược 15g và bồ hoàng 15g. Sắc uống mỗi ngày một thang thuốc.
Bài thuốc bổ âm điều kinh nguyệt: Cây cỏ mực 12g, thanh hao 10g, nguyên sâm 10g, sinh địa 15g, bạch thược 10g và đan sâm 10g. Sắc mỗi ngày uống ngày một thang thuốc.
Bài thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt: Cây cỏ mực 15g, câu kỷ tử 15g, thục địa 15g, ích trí nhân 10g, thỏ ty tử 12g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, tỏa dương 10g, nữ trinh tử 12g, thổ phục linh 24g, đương quy 6g, vương bất lưu hành 10g. Sắc uống mỗi ngày một tháng.
Thang ích khí bổ thận, chữa xuất huyết tử cung: Cây cỏ mực 30g, hoàng kỳ 60g, bạch thược 15g, thục địa 15g, sinh địa 15g, kinh giới sao 10g, nữ trinh tử 15g, thăng ma 6g, phúc bồn tử 15g. Sắc uống ngày một thang thuốc.
Cây cỏ mực hỗ trợ giúp tiêu viêm, cầm máu và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực
Tuy được xem là loại thảo dược lành tính, dùng được cho nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên vẫn cần cẩn trọng khi sử dụng loại thuốc này.
Cỏ nhọ nồi có thể gây ra tác dụng phụ là ngứa và khô bộ phận sinh dục.
Dùng quá liều có thể gây kích ứng dạ dày, nôn và buồn nôn.
Không dùng cho phụ nữ có thai do có nguy cơ gây sảy thai.
Không dùng cỏ mực cho người tỳ vị hư hàn, hay đầy bụng, đi ngoài phân lỏng, viêm đại tràng mãn tính.
Đối tượng trẻ nhỏ phải hết sức cẩn thận khi dùng, cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách dùng.
Chỉ nên dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, mới mắc. Nếu tình trạng bệnh nặng lên cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Việc kết hợp nhiều loại dược liệu cần có sự đồng ý của bác sĩ để tránh tương tác gây dị ứng, tác dụng phụ không mong muốn.
Tin liên quan
Ba cây thuốc nam trong vườn nhà giúp chữa bệnh hiệu quả
16:08 | 21/10/2024 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội