Mới nhất Đọc nhiều

Hướng dẫn sắc và uống thuốc Y học cổ truyền đúng cách

Không đơn giản như uống thuốc tây, thuốc Y học cổ truyền phải trải qua quá trình sắc công phu. Cách sắc thuốc và uống thuốc quyết định rất lớn về hiệu lực của thuốc với cơ thể bệnh nhân. Vì vậy, nếu sắc không đúng cách, thuốc khi uống vào sẽ giảm tác dụng. Bệnh nhân cần lưu ý các nguyên tắc sau trước khi sắc thuốc.

Bí quyết dưỡng sinh bốn mùa theo Y học cổ truyền Bí quyết dưỡng sinh bốn mùa theo Y học cổ truyền

Y học cổ truyền là gì? Có nên khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền? Y học cổ truyền là gì? Có nên khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền?

Dụng cụ sắc thuốc

Ấm sắc thuốc: Ấm dùng để sắc thuốc nên là ấm đất, ấm sành, nồi nhôm, nồi thép không gỉ, nồi áp suất, ấm sắc thuốc. Việc sử dụng ấm sai chất liệu sẽ khiến vị thuốc mất đi công năng ban đầu và còn có khả năng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Không nên sử dụng nồi sắt hoặc titan thuốc sẽ bị vô hiệu. Trong trường hợp sử dụng bếp gas để sắc thuốc nên hỏi lương y để được hướng dẫn. Ngoài ra, phải đậy nắp (ấm, nồi) kín nhằm để tránh hương vị, hoạt chất thuốc tỏa hơi.

Nước sắc thuốc: Thường dùng nước ngọt như nước giếng, nước mưa, tốt nhất dùng nước sạch chứa ít khoáng chất và tạp chất. Số lượng nước, thời gian nấu do lương y chỉ định.

Sơ chế các vị thuốc: Các vị thuốc đã được bào chế theo chỉ định. Dùng nước rửa sạch thuốc, giã dập các phiến thuốc, ngâm trong nước 30 phút trước khi sắc để giảm thời gian sắc thuốc mà chất lượng nước sắc tốt hơn. Nếu là thuốc bổ nên sắc 2 - 3 lần, dùng lửa nhỏ sắc lâu, mỗi lần sắc từ 60-90 phút. Nếu là các loại thuốc có tính phát tán dùng chữa bệnh ngoại cảm, phong tà (gió độc) nên sắc 2 lần, dùng lửa lớn và sắc nhanh trong khoảng 10-20 phút. Ngoài ra, một số loại thuốc cần chú ý như:

Các loại thuốc là kim thạch (Thạch cao, Thạch quyết minh, Đại giả thạch …) nhân của các hạt có vỏ cứng thường giã vụn trước khi sắc.

Các vị thuốc dạng bột không tan trong nước, các loại hạt nhỏ (Xa tiền tử, Tô tử, Đình lịch tử) các vị thuốc có lông (Tuyền phúc hoa, Tỳ bà diệp) dễ kích thích cổ họng khi lẫn vào nước thuốc được bọc vào túi vải riêng.

Hướng dẫn sắc và uống thuốc Y học cổ truyền đúng cách
Hướng dẫn sắc và uống thuốc Y học cổ truyền đúng cách. Ảnh Internet https://suckhoeviet.org.vn/

Tiến hành sắc thuốc

Kỹ thuật sắc thuốc luôn chú trọng mức độ lửa, lượng nước và thời gian. Trước tiên cho lửa to để nhanh chóng sôi sau đó tùy theo mục đích điều trị được chia thành hai cách:

Sắc thuốc phát tán: Các loại thuốc này phần nhiều lấy khí, thường có chứa tinh dầu, dễ bay hơi nên được sắc một lần, đổ ít nước (mức nước vừa đủ ngập vị thuốc), dùng lửa lớn (vũ hỏa), đun sôi trong 20 phút.

Sắc thuốc bổ: Các loại thuốc này phần nhiều lấy vị cho nên được sắc 2 lần, sắc lâu để chất thuốc đủ thời gian để chiết hết. Trong lượt đầu tiên đổ nhiều nước (mức nước ngập quá bề mặt thuốc khoảng 5- 6 cm, khoảng bốn bát nước) dùng lửa nhỏ (văn hỏa) đun sôi trong 120 phút đến khi còn lại gần một bát. Sau đó sắc tiếp lần 2 cho khoảng hai bát nước sắc đến khi còn lại nửa bát. Hòa chung hai lượt thuốc với nhau để dùng.

Thứ tự cho các loại thuốc vào sắc

Đa phần các vị thuốc đều được cho vào sắc cùng một lượt, riêng một số vị thuốc sau có những đặc điểm riêng, cần chú ý khi sắc. Lương y điều trị sẽ hướng dẫn cụ thể cho mỗi người bệnh.

Các thuốc khoáng vật cần sắc trước, các thuốc có nhiều tinh dầu như gừng, bạc hà, tía tô, hoắc hương, kinh giới... nên cho sau khi thuốc đã sắc gần xong.

Những loại thuốc nặng, cứng như sò... cần đập vụn và cho vào sắc trước.

Những thuốc hạt nhỏ như hạt củ cải, hạt tía tô nên bỏ vào túi vải rồi cho vào sắc, những thuốc có độc tính như phụ tử, ô dầu, thảo ô nên sắc trước nửa giờ rồi cho các thuốc khác vào sau.

Một số thuốc quý như nhân sâm, linh chi... cần sắc riêng rồi phối hợp vào nước thuốc đã sắc.

Các loại cao thuốc, a giao, mật ong... sau khi chắt nước thuốc hòa với các vị trên uống khi còn nóng.

Hướng dẫn sắc và uống thuốc Y học cổ truyền đúng cách
Trong YHCT uống đúng bằng mau hết bệnh. Ảnh Internet https://suckhoeviet.org.vn/

Uống thuốc

Riêng người bệnh thể hàn (cảm mạo phong hàn, phong tê thấp thể hàn...) cần phải uống nóng để tăng sức phát hãn, tăng phát khí vị để lưu thông khí huyết. Người bệnh thuộc thể nhiệt (cảm mạo phong nhiệt, dị ứng do nhiệt, nhiệt tý) có thể uống hơi ấm hoặc nguội.

Các loại thuốc thường dùng sau bữa ăn độ một giờ rưỡi đến hai giờ, chia uống từ 2 - 3 lần trong ngày. Không nên uống lúc no quá hay đói quá vì sẽ cản trở hấp thu hoặc dễ gây kích ứng, buồn nôn... Riêng thuốc có tác dụng tả hạ (thông đại tiện), trục thuỷ (lợi tiểu), trừ trùng tích nên uống khi đói. Thuốc có tác dụng thanh nhiệt, kháng dị ứng, kích thích tiêu hoá thường uống trước bữa ăn độ một giờ. Thuốc bổ dưỡng thường uống sau bữa ăn khoảng hai giờ.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà (t/h)

Tin liên quan

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Gương sáng về rèn luyện thân thể

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Gương sáng về rèn luyện thân thể

Hiểu rõ vai trò của việc tập luyện thể dục thể thao đối với sức khỏe con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy việc tập luyện như một lẽ sống giản dị. Sinh thời Người từng nói: “Mỗi một người dân yếu, tức là cả nước yếu, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe. Việc rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.
Rèn luyện đạo đức cách mạng như "ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"

Rèn luyện đạo đức cách mạng như "ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"

Không chỉ “tự mình” rèn luyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải bền bỉ hằng ngày rèn luyện đạo đức cách mạng, như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Cùng chuyên mục

Công dụng và bài thuốc hay từ rau diếp cá

Công dụng và bài thuốc hay từ rau diếp cá

Rau diếp cá được biết đến với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Đây là một loại rau gia vị, một vị thuốc quen thuộc và dễ tìm kiếm.
Thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau nhức xương khớp

Thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là căn bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên, cao tuổi, người lao động nặng, hoạt động quá mức. Để cải thiện tình trạng đau nhức, nhiều người thường có thói quen sử dụng các loại thuốc giảm đau vì cho hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
5 loại nước uống giải khát không thể thiếu trong mùa hè

5 loại nước uống giải khát không thể thiếu trong mùa hè

Mùa hè tiết trời nóng nực dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiệt. Đông y có nhiều loại thảo dược, trong đó một số nước uống giải khát có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân dịch giúp hạ nhiệt và giải quyết tình trạng này.
Công dụng chữa bệnh của cây lá lốt

Công dụng chữa bệnh của cây lá lốt

SKV - Cây lá lốt được trồng ở nhiều nơi dùng làm thuốc, gia vị và chế biến món ăn. Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính nóng, vị nồng, hơi cay, có công dụng làm ấm bụng, trừ lạnh, giảm đau… Lá lốt được mọi người sử dụng để chữa các triệu chứng như đau nhức xương khớp, mụn nhọt, chứng ra nhiều mồ hôi ở chân tay, viêm xoang...
Khám phá những vị thuốc "độc, lạ" trong Đông y

Khám phá những vị thuốc "độc, lạ" trong Đông y

Không ít lần thương lái lùng mua đỉa, giun, xác ve sầu hay một loại lá cây, rễ cây tưởng chừng vô dụng nhưng kỳ thực những mặt hàng ấy dưới góc nhìn Đông y đều là các vị thuốc.
Lạm dụng thuốc giảm đau - Sai lầm trong điều trị bệnh xương khớp

Lạm dụng thuốc giảm đau - Sai lầm trong điều trị bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc giảm đau là một trong những sai lầm khiến bệnh khó được chữa trị tận gốc.

Các tin khác

Cây lược vàng giúp ức chế tế bào ung thư, chữa gan nhiễm mỡ

Cây lược vàng giúp ức chế tế bào ung thư, chữa gan nhiễm mỡ

Không chỉ đẩy lui một số bệnh thường gặp, nghiên cứu đã công bố cho biết, các hoạt chất trong cây lược vàng giúp tăng cường miễn dịch, ức chế tế bào ung thư.
Những vị thuốc làm đẹp da, chống lão hóa trong y học cổ truyền

Những vị thuốc làm đẹp da, chống lão hóa trong y học cổ truyền

Một số vị thuốc đông y có công dụng làm đẹp da, giảm nếp nhăn, chống lão hóa nếu bạn kiên trì áp dụng lâu dài...
Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.
Những cây thuốc nam có công dụng chữa bệnh tim đập nhanh

Những cây thuốc nam có công dụng chữa bệnh tim đập nhanh

Với sự phát triển vượt bậc của đông y thì các bệnh về tim mạch cũng có thể được điều trị bằng các bài thuốc nam, thuốc đông y.
Giảm mẩn ngứa, rôm sảy từ cây lá trong vườn nhà

Giảm mẩn ngứa, rôm sảy từ cây lá trong vườn nhà

Vào mùa Hè, mẩn ngứa và rôm sảy là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhất là trẻ em. Do thời tiết nóng nực, các loại vi khuẩn trú ngoài da và bài tiết chất nhờn khiến cho các tuyến mồ hôi của cơ thể bít tắc và gây ra các vấn đề về da như phát ban, mẩn ngứa, rôm...
Xây dựng danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng

Xây dựng danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng

Tại Hà Nội, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) vừa phối hợp với Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam tổ chức hội thảo “Góp ý danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng”.
Chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất. Khi được phát hiện sớm, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi, nhưng nếu để lâu ngày mà không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể dẫn đến biến chứng. Việc sử dụng thảo dược thiên nhiên để chữa viêm loét dạ dày là khuynh hướng được nhiều người lựa chọn.
Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong điều trị bệnh lý về lao, phổi

Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong điều trị bệnh lý về lao, phổi

Ngày 24/4, Bệnh viện Phổi Trung ương công bố quyết định thành lập Khoa Y học cổ truyền nhằm đẩy mạnh hoạt động khám chữa bệnh kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi và lao.
Khế Rừng: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Khế Rừng: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Trong đông y có một loài cây có tên gọi rất đặc biệt là cây cháy nhà, nhưng không phải loài cây này là nguyên nhân gây ra những vụ cháy, mà đây là một vị dược liệu quý với những bài thuốc điều trị bệnh rất hay.
18 bài thuốc hữu ích từ cây chi tử

18 bài thuốc hữu ích từ cây chi tử

Cây chi tử được xem là dược liệu tốt có thể điều trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau như: viêm gan cấp, đại tiện ra máu, bong gân, trĩ,…
Xem thêm
Hà Nội: Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Hà Nội: Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Chiều 15/5/2024, tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân ( Thuộc Đền Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội). Dự án: “Đường vào Vương quốc Vua trên không gian thực tế ảo “ đã tổ chức Lễ ra mắt “Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương
Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Chi hội Nam y An Giang cấp phát nước miễn phí cho người dân tại Bến Tre

Đoàn công tác của Chi hội Nam y An Giang (thuộc Hội Nam y Việt Nam) mới đây đã tổ chức cấp phát nước miễn phí cho người dân đang thiếu nước sinh hoạt và nước uống tại xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Hải Dương: Khai Hội Đền Bia, dâng hương tưởng nhớ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Sáng 8/5/2024, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ hội truyền thống đền Bia và Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Phiên bản di động