Mới nhất Đọc nhiều

"Chất Huế" làm say lòng lữ khách

Đến với Huế là đến với vùng đất của di sản với nét sâu lắng, nên thơ, trữ tình đậm “chất Huế” hấp dẫn biết bao lữ khách lại qua. Trong bài viết Chất Huế, GS.TS Thái Kim Lan - một người con xứ Huế, đã tự đặt cho mình một câu hỏi: “Chất Huế là chi?”. Đi tìm “chất Huế” quả là một việc đem lại nhiều điều thú vị cho du khách trong hành trình đến với vùng đất Cố đô.
Thừa Thiên Huế: Khai mạc Festival Huế 2022

“Chất Huế” trong những cơn mưa

"Chất Huế" làm say lòng lữ khách
Mưa Huế

“Chất Huế” chính là “đặc sản” mưa Huế. Huế là vùng có lượng mưa trong năm cao nhất nước. Do đó, cơn mưa trở nên thân thuộc với cuộc sống của người dân Huế. Con người Huế sống với mưa, từ sinh hoạt, sản xuất đến cả hoạt động văn hóa, giải trí - một điểm khác lạ so với những vùng, miền khác ở Việt Nam.

Nói về mưa Huế, nhà thơ Tố Hữu đã viết trong bài thơ Nước non ngàn dặm rằng: “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Trị Thiên”.

Trong Căn cước xứ mưa, nhà văn xứ Huế Lê Vũ Trường Giang khắc họa: “Cơn mưa xứ sở đầy bí ẩn và mê hoặc... Tôi sinh vào mùa mưa, mở mắt ra đã thấy mưa, mưa vào lời ru, mưa đưa nôi, mưa qua chiếc nón mẹ che, mưa về trên lối mòn cỏ ướt, mưa đưa tôi đi học, mưa theo ba vào núi, mưa ướt tuổi thơ, mưa ươm tuổi trẻ... Không ai than trách mưa, mưa là quà tặng xứ sở, mấy trăm năm qua gieo giọt trên mảnh đất này. Cơn mưa còn là đề tài bất tận của nghệ thuật: Mưa vào thi ca, mưa trên khuôn nhạc, mưa trong tranh...”.

Và như một nỗi niềm day dứt chung, nhà báo Văn Công Toàn (nguyên Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam tại Huế) cũng đã viết: “Chưa ướt tóc nghĩa là chưa yêu Huế”.

Bởi thế nên du khách khi không về thăm Huế vào mùa mưa cũng đều rất nuối tiếc: “Khi mô anh về thăm Huế xưa/ Nhớ gửi giùm em một chút mưa” và sẽ phải “Hẹn Huế mùa sau sẽ về thăm/ Thăm từng cái lạnh giấu trong chăn/ Nghe mưa rả rích trong đêm vắng/ Để nhớ vô cùng những tháng năm” (thơ của Hồ Đắc Thiếu Anh).

“Chất Huế” trong văn hóa ăn, mặc, ở

"Chất Huế" làm say lòng lữ khách
Nét tinh xảo của pháp lam Huế

“Chất Huế” được thể hiện rõ trong văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Huế. Nhà văn người Hà Nội - Nguyễn Tuân, một người am hiểu Huế, từng nhận xét người Huế “ăn bằng mắt nhiều hơn bằng miệng” với những miêu tả đầy thi vị rằng: “Những cái đĩa nho nhỏ, những cái chén xinh xinh, trên đó sắc màu của những miếng chín hài hòa giữa một bức tranh tĩnh vật ngon lành”. Huế có bún bò Huế, cơm hến Huế, bánh bèo Huế, bánh bột lọc nhân tôm Huế, thanh trà Huế, mè xửng Huế, chè hạt sen Huế, ruốc Huế, tôm chua Huế và tré Huế. Đây chính là 10 đặc sản ẩm thực của Huế lọt vào tốp Đặc sản Việt Nam lần thứ nhất (năm 2012). Đặc biệt, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công nhận mè xửng Huế nằm trong tốp 50 đặc sản quà tặng Việt Nam. Bởi thế, không lạ khi có một ai đó từng nói: Nếu thấy trong hành lý có một gói mè xửng thì hẳn nhiên người đó mới đi du lịch đến Huế về, không sai vào đâu được. Hiện nay, đề án “Huế - Kinh đô ẩm thực” đã được khởi động với mục đích hướng đến sự bảo tồn, gìn giữ và phát huy tinh hoa ẩm thực Huế, nâng cao hình ảnh của ẩm thực Huế trong khu vực và trên thế giới.

“Chất Huế” chính là tà áo dài của những người con gái xứ Huế. Ngược về quá khứ, Huế là nơi ra đời chiếc áo dài truyền thống của dân tộc. Không những chiếc áo dài đã trở thành trang phục gắn bó với truyền thống văn hóa, đời sống của xứ Huế mà hình ảnh tà áo dài cũng đã trở thành biểu tượng của người con gái Huế, của du lịch Huế, quyến rũ biết bao lữ khách. Đề án “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam” hiện nay cũng đã được tiến hành để nâng tầm chiếc áo dài xứ Huế.

“Chất Huế” chính là nếp sống của người dân Huế xưa còn lưu giữ ở các các vương phủ, nhà vườn. Có phần cường điệu, nhưng không phải phi lý khi Nguyễn Khắc Phê, một nhà văn xứ Huế, đã nói: “Đến Huế, mà chưa thảnh thơi dạo bước vào chơi dăm ba ngôi nhà vườn đẹp nhất, hay chưa ghé thăm một vài vương phủ ở chốn cựu kinh, thì coi như... chưa đến”. Bên cạnh đó, du khách muốn thưởng thức “hồn xưa nét Huế”, hãy đến với làng cổ Phước Tích. Ngôi làng cổ này đã trên 500 năm tuổi, được đánh giá là ngôi làng vẫn gìn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ của đời sống sinh hoạt làng quê cổ. Bên cạnh đó, Huế có đến 2 khu phố cổ là Bao Vinh và Gia Hội. Đối với phố cổ Gia Hội, đây là cả một hệ thống nhà cổ, nhà vườn, chùa chiền, phủ đệ,... đặc trưng của người Huế xưa. Còn đối với khu phố cổ Bao Vinh, nơi đây từng là một thương cảng nhộn nhịp nhất xứ Huế, có phần sầm uất hơn cả Hội An của Quảng Nam.

Những “chất Huế” rất riêng khác

Nhà nghiên cứu Huế - Nguyễn Đắc Xuân từng đưa ra 4 nhận xét về du lịch Huế: “Độc đáo không nơi nào có được, các nơi khác cũng có nhưng không bằng Huế, đã được quốc tế công nhận và còn nhiều bí ẩn đang chờ khám phá”.

Nét độc đáo của Huế là có núi Ngự - bức bình phong màu xanh gắn liền với sông Hương tươi mát chảy vào lòng thành phố di sản: “Con sông dùng dằng, con sông không chảy/ Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”. Núi Ngự và sông Hương là những “Thần kinh nhị thập cảnh” (20 cảnh đẹp chốn Kinh đô Huế) do Hoàng đế Thiệu Trị lựa chọn, gồm: “Bình Lãnh Đăng Cao (cảnh núi Ngự), “Hương Giang Hiểu Phiếm” (cảnh sông Hương) và “Trạch Nguyên Tao Lộc” (cảnh đầu nguồn sông Hương). Hàng năm, vào mùa lụt, nước sông Hương dâng cao có thể gây ngập úng cho TP.Huế và các vùng lân cận nhưng nhờ phù sa sau mỗi trận lụt, các miệt vườn như Nguyệt Biểu với đặc sản là trái thanh trà; Kim Long với măng cụt, các triền ven sông với bắp,... sẽ tốt tươi hơn. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? đã viết: “Sông Hương khi về đồng bằng đã thay đổi tính cách, sông như đi chế ngự bản năng của người con gái để mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.

Huế có Ca Huế. Đây là sự giao thoa, tiếp thu văn hóa giữa Nhã nhạc cung đình và ca hát dân gian xứ Huế. Ca Huế được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và sắp tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ làm hồ sơ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

"Chất Huế" làm say lòng lữ khách
Cầu Trường Tiền về đêm

Đến Huế, du khách cần phải một lần đến cầu Trường Tiền ngắm cảnh. Cầu Trường Tiền là cây cầu đẹp nhất xứ Huế hiện nay. Nhiều du khách đã chờ đêm xuống để ngắm cầu Trường Tiền nổi bật và rực rỡ như một cầu vồng với những ánh đèn điện đủ sắc màu. Bởi thế mà nhà nghiên cứu Huế - Trần Kiêm Đoàn từng nhận định rằng: “Đến Huế mà chưa đứng trên cầu là chưa vô tới Huế, chỉ mới tạt qua Huế mà thôi”.

"Chất Huế" làm say lòng lữ khách
Du khách tham quan chùa Từ Hiếu

Bên cạnh đó, du khách đến Huế nên đếm tham quan khu lăng mộ thái giám ở chùa Từ Hiếu, vì đây được xem là “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam. Ngoài ra, tranh dân gian làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên và pháp lam (đồ đồng tráng men) Huế là những “chất Huế” rất riêng.

Chính vì vậy, khi đến với vùng đất sông Hương, núi Ngự, du khách sẽ được trải nghiệm “chất Huế”. Và khi được trải nghiệm như vậy, du khách cảm thấy thích thú khi hiểu rõ thêm về mảnh đất Cố đô./.

Nguồn: 'Chất Huế' làm say lòng lữ khách

Nguyễn Văn Toàn/ baolongan.vn
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Chuỗi hoạt động ý nghĩa của ngành y tế hướng về Điện Biên

Chuỗi hoạt động ý nghĩa của ngành y tế hướng về Điện Biên

Những ngày vừa qua, đoàn cán bộ y tế của Bệnh viện E, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức... đã có chuỗi hoạt động ý nghĩa khám chữa bệnh miễn phí cho đối tượng chính sách tại tỉnh Điện Biên và chuyển giao kỹ thuật nâng cao năng lực cho đội ngũ y, bác sĩ tại các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh của Điện Biên.

Cùng chuyên mục

Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Căn cứ bí mật ẩn sâu trong rừng già

Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Căn cứ bí mật ẩn sâu trong rừng già

Mường Phăng là địa điểm thứ ba và cuối cùng của Sở Chỉ huy thứ ba Chiến dịch Điện Biên Phủ (từ 31-1-1954 đến 15-5-1954). Tại đây, Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quy
Mù Cang Chải khai mạc Festival Dù lượn “Bay trên miền danh thắng” vào dịp nghỉ lễ 30/4

Mù Cang Chải khai mạc Festival Dù lượn “Bay trên miền danh thắng” vào dịp nghỉ lễ 30/4

Vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tại huyện Mù Cang Chải sẽ diễn ra nhiều hoạt động du lịch đặc sắc, trong đó có khai mạc Festival Dù lượn “Bay trên miền danh thắng” năm 2024.
Ninh Bình vào Top 10 kỳ quan thế giới dành cho những người không thích đám đông

Ninh Bình vào Top 10 kỳ quan thế giới dành cho những người không thích đám đông

Lý tưởng nhất là du khách nên đến với Ninh Bình vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm để trải nghiệm vẻ đẹp đặc sắc của cảnh quan sông nước, các cánh đồng lúa chín vàng ở mỗi vùng quê Ninh Bình.
Quảng Nam: Tam Kỳ mùa hoa sưa nở

Quảng Nam: Tam Kỳ mùa hoa sưa nở

SKV - Những ngày cuối của mùa xuân chuyển qua mùa hè, cũng là lúc hoa sưa bắt đầu bung nở sắc vàng rực khắp các tuyến đường TP Tam Kỳ, Quảng Nam. Những hàng Sưa không những tạo bóng mát, khoảng xanh còn tạo thêm cho Tam Kỳ một nét đặt trưng riêng mỗi khi đến mùa hoa sưa nở.
Mùa lễ hội chùa Thầy (Hà Nội): Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Quốc Oai – Khơi nguồn di sản”

Mùa lễ hội chùa Thầy (Hà Nội): Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Quốc Oai – Khơi nguồn di sản”

Các hoạt động này nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của huyện Quốc Oai.
Bản Sì Thâu Chải - Thiên đường du lịch cộng đồng trong lòng núi rừng

Bản Sì Thâu Chải - Thiên đường du lịch cộng đồng trong lòng núi rừng

Nằm trên độ cao khoảng 1.400m so với mặt nước biển, bản Sì Thâu Chải thuộc xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường đang trải qua sự biến đổi không ngừng, vươn lên thành điểm đến du lịch cộng đồng thu hút hàng vạn du khách mỗi năm. Sự thành công ban đầu này mở ra triển vọng cho một hướng phát triển kinh tế mới, kết hợp với việc bảo tồn và tôn vinh giá trị thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa của người dân tộc Dao tại Lai Châu.

Các tin khác

Bình Phước: Quảng bá tiềm năng kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp

Bình Phước: Quảng bá tiềm năng kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp

Gần đây, chuyến tham quan các nông trại và xưởng chế biến nông sản tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã mang đến cho đoàn công tác của Bộ Nông Lâm nghiệp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào cơ hội tìm hiểu về các mô hình kinh tế nông nghiệp có tiềm năng phát triển du lịch.
Khám phá Bãi Trước Vũng Tàu

Khám phá Bãi Trước Vũng Tàu

Bãi Trước (hay còn gọi là bãi Tầm Dương) nằm giữa núi Lớn và núi Nhỏ, là một vịnh nhỏ lặng sóng. Bãi Trước nằm trong khoảng từ đèn Xanh (đèn hàng hải) tới cầu Đá, bắt đầu từ số 01 Trần Phú, qua hết đường Quang Trung tới một phần đường Hạ Long. Cảnh quan thiên nhiên ở Bãi Trước ngoài núi Lớn, núi Nhỏ còn có hòn Ngưu nhô hẳn ra ngoài biển có thể coi là một kỳ quan của bãi biển này.
Ý nghĩa tên gọi các hang động tại Tràng An - Ninh Bình

Ý nghĩa tên gọi các hang động tại Tràng An - Ninh Bình

Được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn, Quần thể danh thắng Tràng An là một vùng du lịch tổng hợp gồm các di sản và văn hóa thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận.
Khám phá nét đặc sắc của Đắk Lắk - Một hành trình đến với núi rừng Tây Nguyên

Khám phá nét đặc sắc của Đắk Lắk - Một hành trình đến với núi rừng Tây Nguyên

SKV - Nếu bạn đã cảm thấy chán chường trước sự ồn ào và khói bụi của thành phố, thì tại sao không thử sức với không khí trong lành của núi rừng? Dưới đây là một cuốn nhật ký về những trải nghiệm tuyệt vời tại Đắk Lắk mà bạn nên khám phá.
Mê mẩn con đường hoa gạo đỏ rực ở Hà Nam

Mê mẩn con đường hoa gạo đỏ rực ở Hà Nam

Mỗi dịp tháng Ba về, hoa gạo ở thôn Đoài (xã Tiên Nội, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) lại nở đỏ rực cả một vùng trời. Hàng cây gạo chạy dọc bờ mương xen giữa là cánh đồng lúa xanh mướt… khiến cho khung cảnh trở nên thơ mộng.
Lai Châu: Bảo đảm an toàn để du lịch mạo hiểm phát triển

Lai Châu: Bảo đảm an toàn để du lịch mạo hiểm phát triển

Nằm ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng khí hậu trong lành, mát mẻ cùng nhiều cảnh quan đẹp và di tích danh thắng. Được biết đến không chỉ bản sắc văn hóa độc đáo của 20 dân tộc, Lai Châu còn là điểm đến lý tưởng, hấp dẫn của du khách ưa thích du lịch mạo hiểm từ hoạt động leo núi, khám phá hang động, đi thuyền kayak trên hồ, zipline, bay dù lượn… Để đảm bảo an toàn cho du khách, tỉnh cũng tăng cường công tác quản lý loại hình du lịch này.
Động lực cho du lịch Quảng Ninh "cất cánh"

Động lực cho du lịch Quảng Ninh "cất cánh"

Thời gian qua Quảng Ninh đã xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối, nhằm tạo lợi thế và tăng sức cạnh tranh cho ngành du lịch. Điều này thấy rõ khi hàng loạt công trình giao thông được đưa vào khai thác đã sớm phát huy hiệu quả đầu tư, tạo thuận lợi, hấp dẫn cho du lịch “cất cánh”.
Lên Đà Lạt ngắm phượng tím

Lên Đà Lạt ngắm phượng tím

Những ngày này, du khách đến Đà Lạt không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp của phượng tím - một loài hoa đã trở thành thương hiệu của thành phố hoa. Năm nay, do ảnh hưởng của El nino nên hoa nở rộ sớm hơn mọi năm.
Bắc Hà (Lào Cai) – Đắm say du khách với những địa điểm du lịch đậm chất vùng cao

Bắc Hà (Lào Cai) – Đắm say du khách với những địa điểm du lịch đậm chất vùng cao

SKV - Không ồn ào, náo nhiệt như Sapa, Bắc Hà thu hút khách du lịch bằng vẻ đẹp hoang sơ, với những giá trị văn hoá đậm đà phong vị vùng Tây Bắc. Nơi đây sở hữu nhiều địa điểm tham quan tuyệt đẹp và nồng đượm tình cảm của bà con dân tộc đồng bào thân thiện, hiếu khách.
Lai Châu: Đưa du lịch Sìn Hồ phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có

Lai Châu: Đưa du lịch Sìn Hồ phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có

Cao nguyên Sìn Hồ là vùng đất giàu tiềm năng du lịch với những cảnh quan đẹp như tranh, những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số, những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao khiến Sìn Hồ được ví như Sa Pa thứ 2 của Tây Bắc. Những lợi thế này đang thúc đẩy nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.
Xem thêm
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Phiên bản di động