Công dụng của cây xương khỉ: Vị thuốc quý trong y học dân gian
Cây xương khỉ, đây là loại cây thân nhỏ, cao khoảng 1 – 1,5 mét, thường mọc thành từng cụm. |
Đặc Điểm Của Cây Xương Khỉ
Cây xương khỉ có tên khoa học là Clinacanthus nutans, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Đây là loại cây thân nhỏ, cao khoảng 1 – 1,5 mét, thường mọc thành từng cụm. Lá cây thuôn dài, có màu xanh nhẵn và gân lá đối xứng. Hoa cây xương khỉ có màu hồng hoặc đỏ, mọc thành chùm với cuống hoa ngắn và bao phấn màu vàng.
Từ xưa, lá cây xương khỉ đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh. Vậy lá cây xương khỉ có tác dụng gì và ngoài lá cây thì còn những bộ phận nào có thể dùng làm vị thuốc?
Tất cả các bộ phận của cây xương khỉ, bao gồm thân, lá, và ngọn, đều có thể được sử dụng làm thuốc. Cây có thể được sử dụng tươi hoặc sau khi phơi khô, chế biến thành các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh.
Công dụng của cây xương khỉ
Nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy cây xương khỉ chứa hàm lượng lớn hoạt chất flavonoid có tác dụng kháng viêm, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Các hoạt chất khác có trong xương khỉ như flavon, glycosid, vitamin và khoáng chất, tanin, chất xơ... Vì vậy, công dụng của cây xương khỉ đối với sức khỏe con người đã được chứng minh cả trong y học hiện đại và y học Cổ truyền:
- Công dụng theo y học hiện đại:
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư giai đoạn đầu. Hoạt chất flavonoid trong dược liệu xương khỉ có công dụng chống oxy hóa cực mạnh, do đó giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư;
Hỗ trợ cầm máu;
Giúp làm giảm sẹo, nhanh lành vết thương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da.
- Công dụng theo y học Cổ truyền: Theo Đông y, dược liệu bìm bịp chứa hàm lượng lớn tanin, flavonoid, vitamin và khoáng chất, glycosid... tạo nên những giá trị y học của vị thuốc này. Một số công dụng cụ thể như sau:
Tăng cường sức khỏe, cung cấp dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể;
Điều trị viêm dạ dày, viêm họng và các bệnh lý ngoài da như vàng mắt, vàng da...;
Hỗ trợ làm giảm đường máu, hạ cholesterol;
Hỗ trợ điều trị viêm gan, lợi mật, mát gan, lưu thông máu và cải thiện huyết áp;
Điều trị các bệnh lý về xương khớp như phong tê thấp, đau nhức, gãy, còi xương;
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư như u hạch, phổi, gan...;
Công dụng giảm men gan; phục hồi chức năng gan bị tổn thương do các chất độc hại, bia rượu.
Cây xương khỉ là loại thảo dược dễ kiếm. |
Cây xương khỉ trong các bài thuốc điều trị
Từ những công dụng của cây xương khỉ đối với sức khỏe con người mà dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh. Một số bài thuốc cụ thể như sau:
Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư giai đoạn đầu
Hoạt chất flavonoid trong cây xương khỉ có công dụng tốt trong việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giảm tác dụng phụ trong xạ trị điều trị ung thư.
Bài thuốc 1: Dùng 10 lá cây xương khỉ đã được rửa sạch, đem nhai kỹ và nuốt. Mỗi ngày thực hiện 5 lần và duy trì trong thời gian 3 tháng sẽ giúp làm giảm các cơn đau. Trường hợp bệnh lý đã kéo dài có thể tăng liều lên 15 lá mỗi lần dùng và ăn 6 lần mỗi ngày;
Bài thuốc 2: Bài thuốc có công dụng phòng ngừa sự tái phát và di căn của các tế bào ung thư. Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 20g hoa đu đủ đực, 30g cây xạ đen và 30g cây xương khỉ. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với 1,5 lít nước đến khi còn 1 lít dung dịch thì dừng. Chia nước thuốc thu được thành nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc trị viêm gan, xơ gan, vàng da
- Bài thuốc 1: Dùng 30g cây xương khỉ, 15g mỗi vị thuốc gồm trần bì, lá vọng cách, 20g râu ngô, 10g sâm đại hành. Sắc hỗn hợp dược liệu với 1,5 lít nước đến khi còn 800ml thì dừng lại. Nước thuốc được chia nhiều lần uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Dùng 30g cây xương khỉ, 15g sâm đại hành, 20g râu ngô, 12g lá vọng cách, 12g lá quao, 10g trần bì. Sắc hỗn hợp dược liệu với 1,5 lít nước sôi với lửa nhỏ trong thời gian 30 phút. Nước thuốc được chia 3 lần uống trong ngày.
Cây có thể được sử dụng tươi hoặc sau khi phơi khô, chế biến thành các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh. |
Bài thuốc chữa ho
Điều trị ho là một trong những công dụng quan trọng khi trả lời câu hỏi “lá xương khỉ có tác dụng gì?”. Theo đó, lá xương khỉ chứa hoạt chất có tính đề kháng mạnh nên giúp ức chế, tiêu diệt virus gây viêm phế quản. Vì vậy, người bệnh có triệu chứng ho khan, ngứa cổ, mệt mỏi, đau đầu... có thể dùng 8 lá dược liệu này ăn 3 lần mỗi ngày (mỗi lần dùng cách nhau 1 giờ) sẽ giúp giảm triệu chứng ho nhanh chóng và hiệu quả.
Bài thuốc chữa đau dạ dày
Dùng lá cây xương khỉ tươi đem rửa sạch, thêm một vài hạt muối hột rồi đem nhai kỹ và nuốt. Mỗi ngày dùng 3 – 8 lá cây, chia thành 2 lần dùng trước bữa ăn để đạt hiệu quả điều trị cao.
Bài thuốc chữa tiểu buốt, tiểu rắt và ra máu
Dùng 9 lá cây xương khỉ đem rửa sạch và nhai sống 3 lần mỗi ngày. Dùng bài thuốc liên tục 1 tháng giúp giảm các triệu chứng bệnh một cách hiệu quả.
Bài thuốc trị phong thấp
Dùng 30g cây bìm bịp, 20g mỗi vị thuốc gồm cây gối hạc, tầm gửi dâu và cây cổ trâu. Đem sắc hỗn hợp dược liệu trong 1,5 lít nước đến khi còn 800ml thì dừng, chia nước thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
Trị gai cột sống đau nhức xương, thoái hóa cột sống là công dụng của cây xương khỉ
Trị gai cột sống đau nhức xương, thoái hóa cột sống là công dụng của cây xương khỉ
Bài thuốc trị gai cột sống đau nhức xương, thoái hóa cột sống
Dùng 80g cây xương khỉ tươi, 50g đại hành tươi và 50g ngải cứu. Giã nhuyễn hỗn hợp dược liệu, xào nóng với giấm sau đó dùng đắp vào vị trí đau và băng cố định lại. Người bệnh nên thực hiện bài thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ, để nguyên vị trí đắp thuốc đến sáng rồi gỡ. Duy trì sử dụng bài thuốc từ 5 – 10 ngày sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị.
Bài thuốc trị bong gân, đau nhức do gãy xương
Dùng 80g cây bìm bịp, 50g ngải cứu và 50g sâm đại hành. Hỗn hợp dược liệu được nấu nóng với giấm và đắp lên vết thương, dùng gạc băng lại trong thời gian từ 5 – 6 tiếng. Duy trì thực hiện bài thuốc từ 5 – 10 ngày để tăng hiệu quả điều trị.
Bài thuốc chữa trĩ
Dùng 7 – 10g lá cây xương khỉ tươi đem rửa sạch và giã nát, đắp vào vùng hậu môn bị trĩ với tần suất 2 lần mỗi ngày.
Bài thuốc trị cảm cúm
Dùng 1 nắm lá cây bìm bịp đem ăn sống với tần suất cách 1 giờ ăn 8 lá sẽ có công dụng hạ sốt, giảm đau. Bên cạnh đó, dùng lá cây nấu cháo và thêm một ít gừng, hạt tiêu sẽ có công dụng giải cảm tức thì.
Bài thuốc cầm máu
Công dụng cầm máu của cây xương khỉ được thể hiện qua các bài thuốc sau đây:
Bài thuốc 1: Dùng một ít lá cây đã rửa sạch, thêm một ít muối rồi nhai sống;
Bài thuốc 2: Dùng 7 – 10 lá cây xương khỉ đã được phơi khô sắc lấy nước uống với tần suất 2 – 3 lần mỗi ngày, trước bữa ăn sáng. Sử dụng bài thuốc liên tục 1 tuần sẽ cho thấy công dụng hiệu quả.
3.12. Bài thuốc chữa lở loét, sẹo lồi và hạn chế mụn
Dùng khoảng 1 nắm lá cây bìm bịp đã được rửa sạch, giã nát và bôi lên vùng da bị sẹo mụn, lở loét. Thực hiện bài thuốc với tần suất 2 lần mỗi tuần trong 2 tháng sẽ đem lại hiệu quả cao, lấy lại vẻ đẹp mịn màng cho làn da.
Những công dụng của cây xương khỉ mang lại đối với sức khỏe con người là vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, bất cứ loại thuốc nào cũng có những chống chỉ định, tác dụng phụ nhất định. Vì vậy người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.
Bài viết về các bài thuốc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.
Nguyễn Tín (t/h)
Tin liên quan
Công dụng của quả lựu đối với sức khỏe
21:16 | 01/10/2024 Sức khỏe
Công dụng chữa bệnh của cây gáo
15:23 | 30/01/2024 Y học cổ truyền
Ma hoàng và công dụng với sức khỏe
17:25 | 25/01/2024 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục
10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh
07:00 | 13/12/2024 Y học cổ truyền
Bất ngờ với những tác dụng của râu ngô
07:00 | 12/12/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi
07:00 | 09/12/2024 Y học cổ truyền
Một số bài thuốc từ quả cam
10:22 | 06/12/2024 Y học cổ truyền
Phát huy vai trò của người đứng đầu ở Bệnh viện y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk
17:49 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch
14:51 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp
07:00 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý
07:00 | 03/12/2024 Y học cổ truyền
Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà
07:00 | 02/12/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"
14:00 | 01/12/2024 SKV- Mag
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền
17:23 | 30/11/2024 Y học cổ truyền
10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô
06:30 | 27/11/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh
06:30 | 26/11/2024 SKV- Mag
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen
06:30 | 25/11/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
7 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội