Công dụng của vị thuốc bạch cập
Thông tin về cây bạch cập
Cây bạch cập hay còn gọi là liên cập thảo |
Cây bạch cập hay còn được gọi là liên cập thảo, thuộc họ Lan (orchidaceae) và có tên khoa học là Beletia hyacinthina R. Br. Đây là một loại cây thảo sống lâu năm, mọc hoang và được trồng ở những vùng đất ẩm, mát có thân rễ và có vảy. Lá mọc từ rễ lên khoảng 3 đến 5 lá hình mác dài từ 18-40 cm và rộng khoảng 2,5-5 cm, trên có nhiều nếp nhăn dọc.
Bạch cập là một cây cận nhiệt đới và ôn đới ấm, được phân bố tự nhiên cũng như trữ lượng của nó rất hạn chế. Tại Việt Nam mới gặp rải rác tại những vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao, ví dụ như Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang và Yên Bái,... Bạch cập là một cây thuốc quý ở Việt Nam, loài cây này được đưa vào danh lục đỏ của cây thuốc Việt Nam để chú ý bảo vệ và nghiên cứu, nhân giống trồng thêm.
Thân rễ cây bạch cập từ 2-3 năm tuổi, bỏ vảy và rễ con, rửa sạch sấy nhỏ lửa cho khô và để khô cứng sử dụng. Tuy nhiên, với thân rễ cây bạch cập thì chỉ thu được những vị thuốc trông như bánh dày nhỏ. Còn vị Bạch cập nhập thì là những khối cứng, rắn và có màu trắng nâu với hai hoặc ba nhánh con rất đặc biệt.
Công dụng vị thuốc bạch cập
Bạch cập là 1 vị thuốc có nhiều tác dụng đối với sức khỏe |
Theo một số nghiên cứu cho thấy các hoạt chất có chứa trong cây bạch cập có tác dụng kháng khuẩn và cầm máu. Biphenanthren trong bạch cập được phân lập có tác dụng kháng khuẩn trên một số vi khuẩn gây bệnh thông thường.
Theo ghi chép của một tài liệu Trung Quốc, người ta đã nghiên cứu trên 300 người bệnh bị xuất huyết đường hô hấp trên cũng thu được kết quả điều trị tốt.
Theo y học cổ truyền, cây bạch cập có tính bình, vị đắng quy và phế kinh. Đây là dược liệu có tác dụng bổ phế, hóa ứ làm tan máu đông và cầm máu, giúp nhanh lành vết thương. Hiện nay, Bạch cập chủ yếu được sử dụng theo kinh nghiệm cổ của dân gian, làm thuốc cầm máu, trong những trường hợp nôn ra máu, lỵ ra máu, chảy máu cam, đau mắt đỏ và sử dụng ngoài đắp mụn nhọt sưng tấy và bỏng lửa. Liều lượng có thể dùng từ 4 gram đến 12 gram dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Bài thuốc từ vị thuốc bạch cập
1. Điều trị nôn ra máu, chảy máu dạ dày
Một số bài thuốc điều trị nôn ra máu và chảy máu dạ dày bao gồm:
Bạch cập tán nhỏ và uống với nước cháo hoặc nước cơm, liều lượng 10-15 gram/ngày.
Bạch cập 2 phần và tam thất 1 phần. Tán thuốc nhỏ và uống với nước cháo hoặc cơm. Mỗi lần uống từ 4-8 gram và ngày chia uống làm 2-4 lần.
2. Chảy máu cam
Lấy vị thuốc tán nhỏ, trộn với nước và đắp lên sống mũi và uống từ 1-3 gram.
3. Chữa vết thương do chém
Các vị thuốc bao gồm bạch cập 20 gram và thạch cao 20 gram. Hai vị thuốc này tán nhỏ và trộn đều. Rắc bột lên vết thương và rất nhanh hàn miệng.
4. Chữa ung nhọt sưng đau
Tán nhỏ dược liệu và trộn với một ít nước, đặt trên giấy bản và đắp.
5. Điều trị bỏng do lửa
Tán nhỏ vị thuốc bạch cập, sau đó hòa vào dầu vừng rồi bôi vào vết bỏng.
6 Điều trị sa dạ con
Các vị thuốc bao gồm: bạch cập, ô đầu mỗi vị một lượng bằng nhau sau đó tán nhỏ. Lấy khoảng 4 gram bọc vào bông vô trùng để sâu vào trong âm đạo. Khi thấy trong bụng nóng lên thì bỏ ra ngoài. Thực hiện này 1 lần.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa vào điều trị |
Tóm lại, bạch cập hay còn có tên gọi khác là liên cập thảo. Trong bạch cập, bạch có nghĩa là trắng, vị thuốc sắc trắng lại mọc liên tiếp. Trong đông y, bạch cập có vị đắng, tính bình có tác dụng cầm máu, bổ phế và làm tan máu ứ, nhanh lành vết thương. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ vị thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y để được tư vấn cũng như có phác đồ điều trị phù hợp.
Phạm Thủy
https://suckhoeviet.org.vn
Tin liên quan
Công dụng của cây xương khỉ: Vị thuốc quý trong y học dân gian
23:49 | 15/10/2024 Y học cổ truyền
Cây rau răm – Vị thuốc quen thuộc ngay trong vườn nhà bạn
21:19 | 01/10/2024 Sức khỏe
Công dụng của quả lựu đối với sức khỏe
21:16 | 01/10/2024 Sức khỏe
Cùng chuyên mục
Tác dụng của vừng đen theo Đông y
07:00 | 26/12/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng của một số loại nấm dược liệu
07:00 | 25/12/2024 Y học cổ truyền
Các bài thuốc đông y giúp dưỡng da khỏe đẹp mùa hanh khô
07:00 | 23/12/2024 Y học cổ truyền
Những cây thuốc nam hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
08:11 | 19/12/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc chữa bệnh từ các loại hoa cúc
07:00 | 19/12/2024 Y học cổ truyền
Cây mâm xôi – Vị thuốc quý
19:27 | 18/12/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Những vị thuốc nên dùng trong mùa đông lạnh
07:15 | 18/12/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Củ cải trắng - Nhân sâm mùa đông
06:45 | 16/12/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng và bài thuốc từ tiểu hồi hương
07:00 | 15/12/2024 Y học cổ truyền
10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh
07:00 | 13/12/2024 Y học cổ truyền
Bất ngờ với những tác dụng của râu ngô
07:00 | 12/12/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi
07:00 | 09/12/2024 Y học cổ truyền
Một số bài thuốc từ quả cam
10:22 | 06/12/2024 Y học cổ truyền
Phát huy vai trò của người đứng đầu ở Bệnh viện y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk
17:49 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch
14:51 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp
07:00 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
18-12-2024 20:34 Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội