Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây xấu hổ
![]() |
![]() |
Cây xấu hổ
Cây xấu hổ, hay còn được gọi với cái tên là cây trinh nữ, cây mắc cỡ hay cây e thẹn, có tên khoa học là Mimosa pudica L. var. hispida Brenan, thuộc họ Mimosaceae (Trinh nữ). Sở dĩ chúng có cái tên như vậy là do đặc tính khi chạm vào lá và thân cây thì nó sẽ cụp lại, thu mình giống như đang xấu hổ.
Cây xấu hổ là loại cây cỏ mọc thành bụi lớn. Thân cây nhỏ có nhiều gai, phân thành nhiều nhánh. Lá cây có dạng lông chim hai lần kép, cuống phụ thì có dáng chân vịt, khi đụng vào thì lá bắt đầu cụp lại.
Mỗi lá có từ 15-20 đôi lá chét, cuống lá nhỏ, có lông trắng cứng. Phần hoa thì có màu tím đỏ, tụ lại thành hình trái xoan trong khi đó quả có hình ngôi sao, hạt hình trái xoan nhỏ.
Cây xấu hổ mọc dại ở rất nhiều nơi tại nước ta. Từ những bãi đất trống đến ven đường đều có thể bắt gặp chúng và thường thấy nhiều ở vùng nông thôn hơn.
Hiện nay, thông thường chúng ta sẽ thường thấy 2 loại cây xấu hổ đó chính là cây xấu hổ tía (hay còn được gọi là cây xấu hổ đỏ) và xấu hổ trắng. Tuy nhiên loại cây xấu hổ trắng không có quá nhiều dược tính nên không được dùng trong y học mà chủ yếu là để làm hàng rào, trang trí,...
Cây xấu hổ đỏ là loại cây phổ biến mà chúng ta thường thấy với hoa màu đỏ tím. Loại cây này có dược tính cao và được sử dụng trong y học cũng như các bài thuốc dân gian vô cùng hiệu quả.
Bộ phận của cây xấu hổ thường được dùng làm dược liệu là thân, lá và rễ. Đối với thân, lá thì sẽ được thu hoạch vào mùa khô, được phơi khô để làm thuốc. Còn với rễ cây thì thu hoạch quanh năm, phơi khô và cũng được dùng làm thuốc.
![]() |
Cây tên là Xấu hổ là do cành và lá sẽ cụp xuống khi có người đụng vào. Ảnh internet |
Công dụng cây xấu hổ
Theo Y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, cây mắc cỡ có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý như suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, viêm gan, viêm kết mạc cấp tính, đau dạ dày, huyết áp cao, phong thấp, sỏi đường tiết niệu. Cụ thể:
Thân cây mắc cỡ giã nát, đắp ngoài để điều trị viêm da mủ, chấn thương;
Rễ cây trinh nữ điều trị tê bì tay chân, đau lưng, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều;
Cành và lá cây mắc cỡ hỗ trợ điều trị mất ngủ, trằn trọc, suy nhược thần kinh;
Hạt cây xấu hổ điều trị hen suyễn và có thể gây nôn khi cần thiết.
Theo y học hiện đại
Cây Xấu hổ có nhiều thành phần hóa học:
Alcaloid – loại acid amin có nguồn gốc tự nhiên. Y học thường dùng chất này để bào chế thuốc giảm đau, thuốc gây tê.
Minosin, Crocetin, Flavonoid, acid amin, acid hữu cơ, các loại alcol,… đều có ý nghĩa đối với sinh học.
Hạt chứa 17% chất nhầy gồm: 8,7% acid palmitic, 8,9% stearic, oleic 31%, linoleic 51%
Lá có chứa Adrenalin và Selen. Đây đều là những thành phần có thể hỗ trợ quá trình vận chuyển máu về tim.
Theo nhiều nghiên cứu y học hiện đại, các hoạt chất trong cây mắc cỡ có thể điều trị một số tình trạng sau:
Chống lại nọc của rắn độc: Một nghiên cứu vào năm 2001 tại đại học Ấn Độ đã ghi nhận dịch chiết từ rễ khô của cây mắc cỡ có chứa Minosa - hoạt chất có khả năng ức chế hoạt động của men Hyaluronidase và Protease (hay có trong nọc rắn độc);
Chống lo âu: Tinh chất có trong cây mắc cỡ có thể hỗ trợ điều trị lo âu, trầm cảm, hồi hộp, tim đập nhanh;
Chống co giật: Dịch chiết từ lá cây mắc cỡ có thể hỗ trợ chống co giật gây ra bởi Pentylenetetrazol và Strychnin;
Chống trầm cảm: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mexico, chiết xuất từ lá cây mắc cỡ khô có tác dụng chống lại các biểu hiện của bệnh trầm cảm;
Điều hòa kinh nguyệt: Các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ cho biết cây xấu hổ có thể tác động lên chu kỳ rụng trứng bình thường;
Hạ lượng đường trong máu.
![]() |
Xấu hổ là loại cây có tác dụng an thần, chống lo âu, chống trầm cảm hiệu quả. Ảnh internet |
Bài thuốc từ cây xấu hổ
Chữa viêm phế quản mạn tính
Cây xấu hổ 30g, rễ lá cẩm 16g sắc thành thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Điều trị đau ngang thắt lưng, nhức mỏi xương gân
Bài thuốc thứ nhất: Rễ xấu hổ phơi khô mang đi sao vàng, tẩm rượu rồi lại sao khô. Mỗi lần dùng khoảng 20 – 30g sắc thành nước uống trong ngày.
Bài thuốc thứ hai: Kết hợp 20 – 30g rễ xấu hổ sao vàng, tẩm rượu bên trên cùng với rễ cúc tần và bưởi bung, mỗi vị 20g, dây cam thảo và rễ đinh lăng, mỗi vị 10g sắc thành nước uống trong ngày.
Điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh
Bài thuốc thứ nhất: Dùng 15g xấu hổ sắc thành thuốc uống trong ngày.
Bài thuốc thứ hai: Kết hợp 15g xấu hổ với 15g cúc tần, chua me đất 30g sắc thành nước uống hằng ngày và mỗi buổi tối.
Điều trị viêm da dày, hoa mắt, đau đầu, mất ngủ
Dùng 10 – 15g rễ cây xấu hổ sắc với nước, uống trong ngày.
Điều trị Zona thần kinh
Dùng lá cây xấu hổ giã nát, đắp vào vùng da bị tổn thương để giảm đau.
Hỗ trợ làm mát gan
Dùng 40g cây xấu hổ phơi khô sắc thành nước uống hằng ngày.
Điều trị huyết áp cao
Dùng cây xấu hổ 6g, hà thủ ô, tăng ký sinh mỗi vị 8g, cùi bông sứ, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt muồng ngu, kiến cò mỗi vị 6g kết hợp với 4g địa long, sắc thành nước uống hàng ngày.
Ngoài ra, có thể mang vị thuốc trên tán thành bột, làm thành viên hoàn để uống hằng ngày.
![]() |
Bộ phận của cây xấu hổ thường được dùng làm dược liệu là thân, lá và rễ. Ảnh internet |
Lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ
Khi sử dụng cây xấu hổ để làm thuốc chữa bệnh, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong dược liệu cần không nên sử dụng
Không nên dùng với người bị hàn và người bị suy nhược
Phụ nữ có thai không nên dùng cây xấu hổ
Không nên dùng cây xấu hổ chung với cây mimosa
Cây Xấu hổ là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Tin liên quan

Một số bài thuốc từ cây xấu hổ
11:00 | 08/11/2023 Thuốc nam cho người Việt
Cùng chuyên mục

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây ngô đồng
16:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Cam thảo: Giải pháp tự nhiên hiệu quả cho viêm họng
15:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa bệnh từ cây ngô đồng
14:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc dân gian từ cây lưỡi bò
13:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Cây nhọ nồi: Dược liệu cầm máu và chữa lành tổn thương da
12:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Bạch chỉ: "thần dược" xua tan đau đầu và cảm cúm từ thiên nhiên
11:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Mướp đắng: “Khắc tinh” của bệnh tiểu đường từ vườn nhà
09:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Cà gai leo: “vệ sĩ” mộc mạc cho lá gan khỏe mạnh
08:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Kinh giới: “kháng sinh xanh” đánh bay cảm cúm và hạ sốt thần tốc
07:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Trà hoa hòe, cỏ ngọt: Bộ đôi "vàng" ổn định huyết áp tự nhiên
17:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Cây xương cá - Thần dược dân gian trị thoát vị đĩa đệm từ thiên nhiên
16:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe thể chất và tinh thần khi bấm huyệt nhân trung
14:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đau răng hiệu quả
13:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Bấm huyệt chữa cảm phong hàn: Giải pháp từ y học cổ truyền
08:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Cây gừng: "vị thuốc vàng" trị cảm lạnh và bí quyết sử dụng
07:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Cây đinh lăng: "Thần dược" bồi bổ sức khỏe và tăng cường trí nhớ
22:00 | 16/04/2025 Y học cổ truyền

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
7 giờ 31 phút Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
25-03-2025 15:59 Hoạt động hội