Cúc tím - thảo dược tăng cường miễn dịch tự nhiên trong Y học cổ truyền
![]() |
![]() |
Hoa cúc tím
Cúc tím, hay còn gọi là Echinacea, là một nhóm thực vật có hoa trong họ cúc. Nhóm này có 9 loài, nhưng được sử dụng trong y học thì thường có 3 loài đó là: Echinacea Purpurea, Echinacea Angustifolia và Echinacea Pallida.
Cúc tím là cây thảo hằng năm, mọc bò hay đứng, cao đến 40cm, thân mềm, nhẵn.
Lá mọc đối, có cuống dài, phiến dài xoan, dài 1,5-4cm, gốc tròn hay cắt ngang, mép có răng, gân phụ 3-4 cặp mặt trên có lông thưa, mặt dưới có lông ở gân. Hoa ở nách lá hay ở ngọn các nhánh; cuống hoa 1-2cm, dài 10-12mm, có 5 cánh cao đến 2mm; tràng dài 2,5cm, màu trắng với thuỳ bên tím, nhị 4. Quả nang hình thoi, có khía lõm, cao 8-10mm; hạt nhỏ, hình bầu dục. Mùa hoa : tháng 5-9.
Cúc tím có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, đã được sử dụng làm thuốc từ hơn 400 năm trước trong các bộ tộc địa phương. Cúc tím được biết đến lần đầu với công dụng trị rắn cắn, sau này chúng được phổ biến hơn và có thể sử dụng để điều trị cảm cúm, cảm lạnh hay viêm đường hô hấp trên.
Bộ phận sử dụng làm thuốc của cúc tím là cả phần trên và rễ cây. Cúc tím và các sản phẩm từ cúc tím có nhiều hoạt chất như: Acid caffeic, Alka amide, acid phenolic, acid rosmarinic… Các hoạt chất giúp cho cúc tím có tác dụng tốt trong việc tăng cường khả năng miễn dịch, giảm phản ứng viêm và hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, thành phần hóa học có trong cúc tím gồm các thành phần chính như: Tinh dầu, polysaccharides, flavonoid, inulin, Vitamin C.
![]() |
Lợi ích nổi bật nhất của hoa cúc tím echinacea là giúp tăng cường miễn dịch. Ảnh internet |
Công dụng hoa cúc tím
Theo Y học cổ truyền
Cúc tím có vị ngọt, đắng, hơi cay, không độc, vừa thăng vừa giáng, làm nhẹ đầu sáng mắt, an tràng vị, bổ cho âm khí, chữa được mọi chứng nhiệt, lại có thể làm cho xanh tóc, thêm tuổi thọ. Hỗ trợ chữa ung nhọt, viêm họng, cảm sốt.
Theo y học hiện đại
Là một thảo dược được dùng nhiều trong y học, cúc tím chứa đựng những hoạt chất có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh tuyệt vời. Dưới đây là một số tác dụng của cúc tím.
Kết hợp điều trị ung thư
Nghiên cứu tác dụng của hoa cúc tím với bệnh ung thư não của viện Y học quốc gia Hoa kỳ (NIH) cho thấy “các hoạt chất có trong cây cúc tím có giá trị cao trong hoạt động chống lại khối u phát triển.
Có thể sử dụng Hoa cúc tím như một phương pháp điều trị ung thư tự nhiên khác đang được khuyến khích hiện nay là “sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị truyền thống”.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Theo các nhà khoa học của bộ nông nghiệp hoa kỳ, hệ thống miễn dịch được tăng cường phụ thuộc vào liều lượng sử dụng Hoa cúc tím. Với 10 mg hoa cúc tím trên một kg trọng lượng cơ thể, uống hàng ngày dạng trà, trong khoảng thời gian 10 ngày, có hiệu quả như một chất kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động.
Ngoài ra, tạp chí y khoa Hindawi đã công bố tài liệu cho thấy rằng Hoa cúc tím có hiệu quả điều trị cảm lạnh do Virus. Tuy nhiên, kết quả quan trọng nhất Hoa cúc tím liên quan đến hệ thống miễn dịch là những tác động chống lại các ổ nhiễm trùng.
Hiệu quả điều trị cảm lạnh
Chuyên đề nghiên cứu “Hoa cúc tím chữa cảm lạnh như thế nào?” được tạp chí bệnh học Lancet Infectious, Đại học Connecticut đưa ra dựa trên phân tích đánh giá 14 nghiên cứu trước đó với những kết luận: Hoa cúc tím làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh thông thường 58%, giảm thời gian cảm lạnh thông thường gần một ngày rưỡi. Hoa cúc tím thực sự là vị thuốc phòng chống cảm lạnh hiệu quả. Chính những phát hiện này đã dẫn đến nhu cần sử dụng chiết xuất của nó tăng đột biến tại Mỹ. Nơi người dân chi trả điều trị cảm lạnh mỗi năm lên đến 1.5 tỷ USD thăm khám bác sỹ và 2 tỷ USD cho các phương pháp và thuốc điều trị.
Giảm đau
Hoa cúc tím được sử dụng trong bộ tộc người Great Plains ở Ấn độ như một thuốc giảm đau. Đây được coi là thuốc giảm đau tự nhiên đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp : đau ruột, đau đầu, đau liên quan đến bệnh lậu, rắn cắn, đau họng, viêm Amidan, đau răng.
Các sử dụng để giảm đau là uống hãm với nước nóng như trà hàng ngày hoặc bôi, đắp lên khu vực bị ảnh hưởng.
Tác dụng nhuận tràng
Giống như nhiều loại thảo dược, hoa cúc tím có lợi trên trên các bệnh nhân bị bệnh đường tiêu hóa. Hoa cúc tím được sử dụng như một thuốc nhuận tràng tự nhiên, tạo cảm giác dịu nhẹ ở những bệnh nhân táo bón.
Uống trà hoa cúc tím cho thấy rõ những lợi ích nayg, một tách trà mỗi ngày giúp làm dịu đường ruột, với 2-3 ly có thể kích thích tăng nhu động, ngăn ngừa táo bón. Nhưng bạn cũng nên lưu ý tránh lạm dụng hoặc dùng quá liều có thể gây tác dụng ngược lại.
![]() |
Hoa cúc tím có chứa các hợp chất thực vật có chức năng như một chất chống oxy hóa. Ảnh internet |
Chống viêm
Viêm nhiễm là nguồn gốc của nhiều bệnh tật phát sinh. Sử dụng Hoa cúc tím thường xuyên có hiệu quả đảo ngược hoặc giảm bớt các loại viêm khác nhau. Viên y tế quốc gia Hoa kỳ có nghiên cứu báo cáo rằng Hoa cúc tím có tác dụng giảm viêm ở viêm màng bồ đào, viêm mắt. Đây cùng là cơ sở để các nhà khoa học tìm hiểu và nghiên cứu lợi ích của nó trên các thể viêm mạn tính khác như viêm khớp dạng thấp.
Cải thiện sức khỏe cho da
Hoa cúc tím có tác dụng tốt trên da, nó được sử dụng nhiều ở những bộ tộc người Mỹ bản địa để điều trị: bệnh chàm da, viêm da, vẩy nến, nhiễm trùng da, tái tạo da giúp nhanh liền sẹp trên các vết thương.
Giúp cải thiện sức khỏe tâm thần
Một loài hoa cúc tím khác như Echinacea angustifolia được cho là có lợi trên các bệnh nhân bị ADD/ ADHD ở cả người lớn và trẻ em, phù hợp cải thiện các rối loạn cảm xúc như: lo lắng, phiền muộn, ám ảnh. Với 20mg mỗi ngày, chúng có thể giúp cải thiện và giảm bớt tình trạng lo âu rõ rệt.
Hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp trên
Hoa cúc tím được chúng minh có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống viêm. Vì vậy nó được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên: viêm xoang cấp tính, cúm, bệnh hen suyễn, cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm amidan, bạch hầu, ho gà…
Trong một nghiên cứu lâm sàng trên những người bị hen suyễn, hoa cúc tím có hoạt động tương tự như các thuốc tổng hợp điều trị hen suyễn. Hoa cúc tím ức chế tiết các ytokine liên quan đến hen suyễn trong các tế bào biểu mô phế quản, tác dụng giãn phế quản và chống viêm đáng kể.
Ngăn ngừa nhiễm trùng
Sử dụng hoa cúc tím là phương thuốc mới trong phòng ngừa chống lại sự phát triển các ổ nhiễm trùng. Sử dụng hoa cúc tím đường uống kết hợp với bôi tại chỗ có tác dụng giảm nhiễm trùng âm đạo tái phát 16% so với chỉ sử dụng thuốc đơn thuần.
Hoa cúc tím cũng được biết đến với tác dụng hỗ trợ giảm: herpes sinh dục, viêm lợi, thương hàn, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm nấm âm đạo.
![]() |
Cúc tím có thể được chiết xuất bột khô hoặc là chiết xuất lỏng. Ảnh internet |
Bài thuốc chữa bệnh từ hoa cúc tím
Chữa nhức đầu, cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt: Hoa cúc, thảo quyết minh, câu kỷ tử, thục địa, huyền sâm, hoài sơn, trạch tả. Các vị đều 12g. Sắc uống.
Sát trùng ngoài da, chữa vết thương hoặc vết cắn do trùng, thú cắn: Lá hoa cúc giã nát, bả đắp vào vết thương.
Chữa ho, sốt, cảm mạo: Sử dụng tang diệp 6g, hoa cúc 6g, liên kiều 4g, bạc hà 4g, cát cánh 4g, cam thảo 4g. Sắc uống.
Chữa ngoại cảm, phong hàn gây đầu nặng, mắt mờ, phát nóng, sợ lạnh: Dùng hoa cúc, xuyên khung, kinh giới. bạc hà, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, cam thảo, bạch chỉ, tế tân, khương tàm. Các vị bằng nhau, trộn đều, tán bột. Uống mỗi lần từ 4 đến 6g.
Giải khát, giải nhiệt độc, cung cấp thêm một số sinh tố, chất khoáng và chất chống oxy hóa để gia tăng sức đề kháng: Hoa cúc 10g, rong biển 10g, thục địa 5g. Nấu uống trong ngày. Thêm 1 chút đường phèn vừa hơi ngọt đủ hợp khẩu vị. Có thể tăng số lượng và nấu với số lượng lớn giữ ở tủ lạnh để dùng nhiều ngày.
Ích thọ địa tiên hoàn bổ ngũ tạng, mạnh tinh tuỷ, mau lành vết thương, tóc đen, mắt sáng: Dùng hoa cúc 120g, ba kích 120g, nhục thung dung 120g, câu kỷ tử 60g. Tán bột, làm hoàn. Mỗi ngày dùng 10g với nước ấm.
Chữa mắt có màng mộng: Hoa cúc, xác ve sầu. Liều lượng bằng nhau, tán bột. Uống với nước hoà mật ong, mỗi ngày từ 8 đến 12g.
Lưu ý khi dùng hoa cúc tím
Khi được dùng với lượng vừa phải, hoa cúc tím được coi là an toàn với hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, thảo dược này vẫn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như dị ứng, phát ban, ngứa da…
Do đó, những người hay gặp phải các vấn đề tiêu hóa, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, người đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh khác… nên trao đổi với bác sỹ trước khi dùng hoa cúc tím, đặc biệt khi bổ sung bằng thực phẩm chức năng.
Tin liên quan

Linh chi: Tăng cường miễn dịch và cách ngâm rượu
14:22 | 10/04/2025 Y học cổ truyền

Thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh giao mùa
09:01 | 12/03/2025 Khỏe - Đẹp

Bật mí 10 loại trà tốt cho sức khỏe bạn nên uống hằng ngày
07:00 | 22/05/2024 Khỏe - Đẹp
Cùng chuyên mục

Cây cỏ ngọt: Dược liệu thay thế đường lý tưởng cho người tiểu đường
19:00 | 10/04/2025 Y học cổ truyền

Cây xạ đen: Thảo dược quý hỗ trợ điều trị ung thư và cách pha trà chuẩn
18:00 | 10/04/2025 Y học cổ truyền

Sâm đương quy: Dược liệu bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt
17:00 | 10/04/2025 Y học cổ truyền

Cây an xoa: Dược liệu tốt giúp giải độc gan, hỗ trợ điều trị viêm gan
16:19 | 10/04/2025 Y học cổ truyền

Cây lược vàng: Dược liệu kháng viêm, hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
16:19 | 10/04/2025 Y học cổ truyền

Nhân sâm Hàn Quốc: Công dụng và cách dùng đúng cách
16:00 | 10/04/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Hà thủ ô đỏ – thảo dược quý với công dụng làm đen tóc, chống lão hóa, và bồi bổ sức khỏe
15:00 | 10/04/2025 Y học cổ truyền

Hoàng kỳ – thảo dược quý với công dụng bổ khí, tăng cường sức đề kháng
14:22 | 10/04/2025 Y học cổ truyền

Kỷ tử: Thảo dược tốt cho mắt và cách dùng trong món ăn
14:22 | 10/04/2025 Y học cổ truyền

Đinh lăng: "Nhân sâm của người nghèo" và bài thuốc bồi bổ
14:00 | 10/04/2025 Y học cổ truyền

Cây xương khỉ: Công dụng, cách dùng trị bệnh
12:00 | 10/04/2025 Y học cổ truyền

Tam thất: Công dụng cầm máu, bổ máu và cách pha trà
11:00 | 10/04/2025 Y học cổ truyền

Sâm Ngọc Linh: "Vua của các loại sâm" và cách dùng để tăng cường sức khỏe
10:00 | 10/04/2025 Y học cổ truyền

Công dụng của cây ắc ó
16:52 | 09/04/2025 Y học cổ truyền

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây âm địa quyết
16:52 | 09/04/2025 Y học cổ truyền

Thao tác chữa bệnh tại các huyệt đặc hiệu
16:52 | 09/04/2025 Y học cổ truyền

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
25-03-2025 15:59 Hoạt động hội

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên
25-03-2025 15:14 Hoạt động hội