Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây âm địa quyết

Âm địa quyết là loại dương xỉ nhỏ, sống nhiều năm, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi , các tên thường gọi khác như: âm địa quyết, cỏ âm địa, bối xà tinh (tứ xuyên trung dược chí), độc cước cao, đông thảo... thân rễ cây âm địa quyết có vị ngọt, đắng, tính lạnh, không có độc, có tác dụng thanh lương giải độc, bình can tán kết.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây dong riềng đỏ Khám phá bài thuốc dân gian từ tía tô Công dụng chữa bệnh của cây áp nhi cần Cây áo cộc có công dụng gì?

Âm địa quyết

Tên thường gọi: Âm địa quyết, cỏ âm địa, bối xà tinh (tứ xuyên trung dược chí), độc cước cao, đông thảo ( dân gian thường dụng thảo dược hối biên), độc lập kim kê (quán châu dân gian phương dược tập), đơn quế di tinh thảo, độc lập kim kê (triết giang dân gian thường dụng thảo dược), hoa quyết (thực vật học đại tự điển), lương kỳ tế tân (quán dương dân gian dược thảo), nhất đóa vân (thiên bảo bản thảo), phá thiên vân, tán huyết diệp (hồ nam dược vật chí), tiểu xuân hoa, xà bất hiện, điếu trúc lương chi, lương chi thảo (mân trần bản thảo).

Tên khoa học: Botrychium ternatum (Thunb) Sw.

Họ khoa học: Thuộc họ Lưỡi rắn – Ophioglossaceae.

Cây nhỏ, thuộc loại dương xỉ, có thân rễ ngắn. Thân nhẵn, mọc đứng, cao 30 – 40 cm.

Lá có phần không sinh sản, dạng tam giác dài 5 – 17 cm, rộng 8 – 15 cm, xẻ lông chim 3 – 4 lần; lá chét mọc đối dài 4 – 6 cm, rộng 2 – 3 cm, gốc tròn, đầu nhọn, chia thành nhiều thùy nhỏ, cách nhau.

Túi bào tử xếp thành bông, các bông lại tụ họp thành chùy có cuống dài khoảng 10 cm, đính vào giữa phần không sinh sản của cuống lá. Bào tử hình tròn, hơi có cạnh, không màu.

Mùa sinh sản: tháng 5 – 7.

Chi Botrychium ở Việt Nam hiện chưa được nghiên cứu nhiều về thực vật học. Tuy nhiên, theo Phạm Hoàng Hộ (2000) đã ghi nhận được 3 loài.

Âm địa quyết là loại dương xỉ nhỏ, sống nhiều năm, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi. Hiện đã biết chắc chắn có ở vùng núi Hoàng Liên Sơn thuộc huyện Sa Pa (Lào Cai), Phong Thổ và Than Uyên (Lai Châu); vùng núi Lang Biang thuộc huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Ngoài ra, cũng có thể tìm thấy ở một số vùng núi khác tại tỉnh Hà Giang hoặc Yên Bái. Trên thế giới, âm địa quyết cũng phân bố tại phía nam Trung Quốc, Ấn Độ và cũng có thể có ở vùng bắc Lào.

Cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường mọc bám vào đá hay trên đất thành khóm hay đám nhỏ ở vùng rừng kín thường xanh, độ cao từ 1.300m trở lên. Cây sinh sản bằng bào tử và bằng cách để nhánh từ thân rễ, song hiện tại chưa nắm được quá trình nảy mầm của bào tử.

Bộ phận dùng: Thân, rễ.

Thành phần hoá học: Lá chứa luteolin, ternatin [Trung dược từ hải I, 1994; Compendium of Indian Medicinal Plants, vol.5, 1998]

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây âm địa quyết
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây âm địa quyết

Tác dụng dược lý

Ternatin, hoạt chất chiết được từ thân rễ âm địa quyết có khả năng ức chế tác dụng gây độc tế bào do các virus DNA và RNA và làm giảm nhiễm virus. Trong các virus thử, ternatin có hoạt tính chống virus DNA mạnh hơn, đặc biệt là adenovirus. Hiệu quả còn mạnh hơn đối với virus trần, không có vỏ, đặc biệt là virus bại liệt (poliovirus) [Rastogi, 98, V – 135].

Thành phần hóa học

Chiết xuất MeOH từ cây Âm địa quyết khô nguyên cây đã tạo ra 33 hợp chất, bao gồm mười bảy glycoside Flavonoid mới và mười sáu hợp chất đã biết. Cấu trúc của các hợp chất mới được thiết lập bằng cách sử dụng phân tích phổ NMR và bằng chứng hóa học.

Âm địa quyết chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau bao gồm flavonoid, axit phenolic, terpenoid, ancaloit, polysaccharides và lactones khác. Nhiều nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng rằng loại dược liệu này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng vi-rút, chống dị ứng, và tác dụng chống oxy hóa và có thể điều chỉnh hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Ngoài ra, hoạt chất ternatin đã chứng minh hiệu quả trong việc chống lại sự tăng sinh tế bào do chất gây ung thư hóa học gây ra. Về mặt lâm sàng, Âm địa quyết cho thấy tiềm năng điều trị một số bệnh, bao gồm đau họng, sốt, nhiễm trùng đường tiết niệu, rắn cắn và côn trùng đốt. Ngoài ra, nó có đặc tính tăng cường sức khỏe như thư giãn tinh thần, điều hòa huyết áp, tăng cường chức năng gan.

Tính vị, công năng

Thân rễ cây âm địa quyết vị ngọt, đắng, tính lạnh, không có độc, có công năng thanh nhiệt, giải độc, bình can tán kết. Theo sách Trung Dược Chí, thì âm địa quyết vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có công năng chữa đầu thống (nhức đầu), khải huyết (ho ra máu), hoa mắt, đinh nhọt thũng độc [TDTH. 1993. 1 – 2331].

Tính vị, quy kinh : Vị ngọt, đắng, tính lạnh, không có độc, có tác dụng thanh lương giải độc, bình can tán kết.

Công dụng: Dùng trị sang độc, sưng nóng do phong nhiệt

Liều dùng: Ngày dùng 12-15g, dạng thuốc sắc. Ở Ấn Độ người ta dùng cây chữa thương tích và dùng rễ chữa lỵ.

Công dụng cây âm địa quyết

Thân rễ cây âm địa quyết được dùng trị sang độc, sưng nóng do phong nhiệt. Liều dùng 12-15g, sắc nước uống, ngày một thang.

Ở Ấn Độ, người ta dùng cây để chữa thương tích và dùng thân rễ để chữa lỵ [Chopra, 2001: 40]. Thân rễ còn được dùng để bổ dạ dày, chữa hen, viêm phế quản, hoa để chữa sốt [Kirtikar, 1998: 2753].

Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng chữa nhức đầu, ho ra máu, ỉa ra máu, hoa mắt, thùng độc [TDTH. 1993 – 2331]

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây âm địa quyết
Bài thuốc có âm địa quyết

Bài thuốc có âm địa quyết

Trị nam nữ sau khi nôn ra máu, vùng sườn và hoành cách mô có hư nhiệt: Âm địa quyết, Tử hà xa, Quán chúng (bỏ lông và đất), Cam thảo ( nướng), đều 20g, nghiền nát. Mỗi lần dùng 12g, nước 1 bát, sắc còn 7 phân, bỏ bã, uống ấm ( Chỉ Thánh Thang - Thánh Tế Tổng Lục).

Trị hư khái: ( ho do hư yếu) Âm địa quyết 8-20g, chưng với thịt nạc cho nhừ, ăn (Trung Dược Đại Từ Điển).

Trị nhiệt khái: ( ho do nhiệt) Âm địa quyết 8-20g, thêm Bạch la bặc và Đường, sắc uống [Nếu không có La bặc, có thể chỉ dùng Đường] (Trung Dược Đại Từ Điển).

Trị ho gà: Âm địa quyết ( để sống, xé ra), Thỏ nhĩ phong, đều 20g. Sắc uống với mật ong (Quán Dương Dân Gian Dược Thảo).

Trị ho ra máu do Phế bị nhiệt: Âm địa quyết (tươi), Phượng vĩ thảo (tươi), mỗi vị 40g. Sắc uống với nước đường (Phúc Kiến Trung Thảo Dược).

Trị dương giản phong: Âm địa quyết 12-20g, sắc thành=1 như nước trà (Phúc Kiến Trung Thảo Dược).

Trị trẻ nhỏ bị kinh phong: Âm địa quyết 12g, sắc uống sáng và tối (Triết Giang Dân Gian Thường Dụng Thảo Dược).

Trị sang độc, phong độc: Âm địa quyết 8-12g, sắc uống (Giang Tây Trung Dược Thủ Sách).

Trị mắt có màng, mây: Âm địa quyết , chưng với gan gà, ăn ( Tứ Xuyên Trung Dược Chí).

Trị mắt lẹo: Âm địa quyết (lá), giã nát, vắt lấy nước cốt nhỏ vào mắt (Hồ Nam Dược Vật Chí).

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Cùng chuyên mục

Cây dâm bụt: Khắc tinh của viêm họng và ho kéo dài

Cây dâm bụt: Khắc tinh của viêm họng và ho kéo dài

Cây dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis), loài hoa quen thuộc trong vườn nhà Việt, đang được giới y học quan tâm nhờ khả năng đặc trị các bệnh đường hô hấp. Nghiên cứu từ Viện Dược liệu Trung ương (2024) chỉ ra: dịch chiết hoa dâm bụt ức chế 85% vi khuẩn Streptococcus – thủ phạm chính gây viêm họng. Bài viết tổng hợp cách ứng dụng thảo dược này để xử lý ho dai dẳng và viêm họng cấp an toàn, hiệu quả.
Củ nghệ đen: Bí quyết vàng cho xương khớp và hệ tiêu hóa

Củ nghệ đen: Bí quyết vàng cho xương khớp và hệ tiêu hóa

Củ nghệ đen (Curcuma zedoaria), còn gọi là nga truật, là "khắc tinh" của các bệnh viêm khớp và rối loạn tiêu hóa theo y học cổ truyền Á Đông. Nghiên cứu mới từ Đại học Dược Hà Nội (2024) chỉ ra: hoạt chất curcuminoid trong nghệ đen mạnh gấp 1.5 lần nghệ vàng thông thường, đồng thời sở hữu cơ chế kháng viêm đặc biệt. Bài viết phân tích chi tiết cách ứng dụng loại thảo dược này để chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Lá dứa: Thần dược tự nhiên cho hệ tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể

Lá dứa: Thần dược tự nhiên cho hệ tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể

Lá dứa (pandanus amaryllifolius), loài thực vật nhiệt đới quen thuộc tại việt nam, không chỉ tạo hương thơm đặc trưng cho ẩm thực mà còn là "bảo bối" trong y học cổ truyền. Với khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột và thanh lọc cơ thể, lá dứa đã được tổ chức y tế thế giới (who) ghi nhận tiềm năng dược liệu từ năm 2023. Bài viết khám phá cách ứng dụng lá dứa để xử lý các vấn đề tiêu hóa và giải nhiệt một cách an toàn, hiệu quả.
Cây mơ: Giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa và thanh lọc cơ thể

Cây mơ: Giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa và thanh lọc cơ thể

Cây mơ (Prunus mume), loài cây quen thuộc ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, không chỉ cho trái ngọt mà còn là "dược liệu vàng" trong y học cổ truyền. Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao cùng khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cây mơ đã được ứng dụng rộng rãi để hỗ trợ tiêu hóa và giải độc cơ thể. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách tận dụng các bộ phận của cây mơ để cải thiện sức khỏe một cách an toàn và hiệu quả.
Cây vông nem: “Thần dược” cho giấc ngủ sâu và tâm trí an yên

Cây vông nem: “Thần dược” cho giấc ngủ sâu và tâm trí an yên

Cây vông nem (Erythrina orientalis), loài thảo dược quen thuộc với lá xanh mướt và hoa đỏ rực, đang được giới khoa học đánh giá cao nhờ khả năng đặc trị chứng mất ngủ kinh niên và rối loạn lo âu. Nghiên cứu từ Trung tâm Dược liệu Cổ truyền Việt Nam (2024) chỉ ra: dịch chiết lá vông nem kích hoạt 92% thụ thể GABA-A – chìa khóa dẫn truyền giấc ngủ tự nhiên. Bài viết phân tích chi tiết cách ứng dụng loại cây này để lấy lại nhịp sinh học và cân bằng cảm xúc.
Cây xô thơm: Bí quyết vàng cho hệ tiêu hóa và giảm đau bụng hiệu quả

Cây xô thơm: Bí quyết vàng cho hệ tiêu hóa và giảm đau bụng hiệu quả

Cây xô thơm (Salvia officinalis), một loại thảo dược Địa Trung Hải, đã trở thành "trợ thủ đắc lực" trong y học cổ truyền nhờ khả năng điều trị đau bụng và cải thiện tiêu hóa. Với hơn 160 hợp chất hoạt tính sinh học, loại cây này không chỉ là gia vị mà còn là dược liệu quý được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận từ năm 2022. Bài viết khám phá cách tận dụng cây xô thơm để xử lý các vấn đề tiêu hóa thường gặp một cách an toàn.

Các tin khác

Cây ngải dại: Cách sử dụng trong điều trị bệnh ngoài da

Cây ngải dại: Cách sử dụng trong điều trị bệnh ngoài da

Cây ngải dại (tên khoa học: Artemisia vulgaris) là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Với nhiều công dụng nổi bật, cây ngải không chỉ được sử dụng trong chế biến món ăn mà còn được biết đến như một vị thuốc quý trong điều trị nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh ngoài da. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách sử dụng cây ngải trong điều trị bệnh ngoài da, giúp độc giả hiểu rõ hơn về loại thảo dược này.
Rễ cây ngũ gia bì: Dược liệu đánh bay đau nhức và phong thấp

Rễ cây ngũ gia bì: Dược liệu đánh bay đau nhức và phong thấp

Rễ cây ngũ gia bì (Acanthopanax gracilistylus) – dược liệu quý trong kho tàng Y học cổ truyền – đang được giới khoa học quan tâm nhờ khả năng giảm đau gốc thực vật và tái tạo sụn khớp. Nghiên cứu từ Đại học Y Dược TP.HCM (2024) chứng minh: Dịch chiết ngũ gia bì ức chế 92% cytokine gây viêm (IL-6, TNF-α) – hiệu quả vượt trội so với nhiều thuốc Tây thông dụng. Khám phá bí quyết sử dụng “thần dược xanh” này qua hướng dẫn chuyên sâu.
Cỏ roi ngựa: Thảo dược quý trong điều trị viêm họng và cảm cúm

Cỏ roi ngựa: Thảo dược quý trong điều trị viêm họng và cảm cúm

Cỏ roi ngựa (tên khoa học: Equisetum arvense), còn được gọi là cây đuôi ngựa hay thạch vĩ, là một loại thảo dược quý đã được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền. Với thành phần giàu khoáng chất và hoạt chất sinh học, cỏ roi ngựa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm họng và cảm cúm.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ roi ngựa

Các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa còn có tên gọi khác là mã tiền thảo, nhả tháng én (Tày), Rgồ mí (Cơ Ho), Verveine (Pháp)… có vị đắng, tính mát. Trong dân gian, cỏ roi ngựa thường được sử dụng để giải độc, hoạt huyết, tán ứ, thông kinh, tiêu trùng... Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cỏ roi ngựa.
Bạch thược: Thảo dược vàng cho phụ nữ bổ huyết và điều hòa kinh nguyệt

Bạch thược: Thảo dược vàng cho phụ nữ bổ huyết và điều hòa kinh nguyệt

Bạch thược (Paeonia lactiflora) là một trong những dược liệu quý của y học cổ truyền, được mệnh danh là "thần dược của phụ nữ". Với lịch sử sử dụng hơn 2,000 năm trong Đông y, bạch thược nổi tiếng với khả năng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt và chăm sóc sức khỏe sinh lý nữ. Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh nhiều tác dụng dược lý đặc biệt của loại thảo dược này.
Bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ quả cóc

Bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ quả cóc

Quả cóc là loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất… có vị hơi chua, ngọt, có tác dụng giải nhiệt, kích thích vị giác. Đây là loại quả giàu chất xơ và protein có giá trị về mặt dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Sau đây là công dụng chữa bệnh thần kỳ từ quả cóc mời bà con tham khảo.
Cây mùi: Thảo dược đa năng cho hệ tiêu hóa và kháng khuẩn

Cây mùi: Thảo dược đa năng cho hệ tiêu hóa và kháng khuẩn

Cây mùi (Coriandrum sativum), còn gọi là ngò rí, không chỉ là gia vị quen thuộc trong ẩm thực mà còn là dược liệu quý trong y học cổ truyền. Với hàm lượng tinh dầu, vitamin và khoáng chất dồi dào, loại cây này đã được ứng dụng rộng rãi để hỗ trợ tiêu hóa, kháng viêm và chống lại vi khuẩn gây bệnh. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết cách tận dụng cây mùi để cải thiện sức khỏe một cách tự nhiên.
Cây bồ đề: Giải pháp thiên nhiên cho giấc ngủ ngon

Cây bồ đề: Giải pháp thiên nhiên cho giấc ngủ ngon

Cây bồ đề (Ficus religiosa), còn gọi là cây đề, là loài thực vật linh thiêng trong văn hóa Á Đông. Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, bồ đề còn được y học cổ truyền và hiện đại đánh giá cao về khả năng hỗ trợ điều trị mất ngủ. Nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trong lá và vỏ cây bồ đề có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, giúp ngủ sâu và ngon giấc tự nhiên.
Cà tím: Thực phẩm vàng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Cà tím: Thực phẩm vàng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Cà tím (Solanum melongena) là một loại rau quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Không chỉ là nguyên liệu nấu ăn ngon, cà tím còn được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng cà tím chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tích cực trong việc điều hòa glucose máu, giúp người bệnh tiểu đường sống khỏe mạnh hơn.
Cây gấc: Thần dược vàng cho làn da rạng rỡ và sức khỏe toàn diện

Cây gấc: Thần dược vàng cho làn da rạng rỡ và sức khỏe toàn diện

Cây gấc (Momordica cochinchinensis) là loại thực vật quen thuộc trong vườn nhà người Việt, được mệnh danh là "loại quả đến từ thiên đường" nhờ giá trị dinh dưỡng vượt trội. Không chỉ là nguyên liệu ẩm thực, gấc còn được y học cổ truyền và hiện đại đánh giá cao về khả năng chăm sóc sắc đẹp và tăng cường sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng beta-carotene trong gấc cao gấp 70 lần cà rốt, cùng nhiều hoạt chất quý hiếm khác.
Xem thêm
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

SKV - Ngày 23/03, Chi hội Nam y Sóc Trăng phối hợp cùng các mạnh thường quân tổ chức chương trình trao quà cho bà con khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).
Phiên bản di động