Bài thuốc chữa bệnh từ hoa ngâu theo Y học cổ truyền
Ích mẫu - Thần dược cho phái nữ |
Bạch linh và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và sắc đẹp |
Cây ngâu
Cây Ngâu có tên khoa học là Aglaia odorata Lour. Còn được gọi với tên khác là Mộc ngưu. Cây thuộc họ Xoan (Meliaceae).
Ngâu thuộc loại cây nhỡ, cao 4 – 7m. Lá có dạng lá kép lông chim lẻ, lá chét mọc so le, dài 4 – 9cm, rộng 1,5 – 3cm, có 5 – 7 lá chét nhỏ, lá chét hình trứng ngược, đầu tù, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, cuống lá có cánh. Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, đơn hoặc phân nhánh, hình cầu nhỏ, cuống dài mảnh, bằng hoặc dài hơn lá, hoa nhỏ màu vàng, rất thơm, lưỡng tính hay đực do nhụy tiêu giảm. Đài, tràng, nhị điều mẫu 5, bầu nhỏ, 2 ô. Quả hạch, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt có áo hạt.
Ngâu là loài cây mọc hoang dại và được trồng phổ biến ở nhiều nơi để làm cảnh và lấy hoa ướp trà. Trên thế giới, Ngâu có nhiều ở Trung Quốc, Thái Lan, Philippin. Đây là loại cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, mọc tự nhiên ở các kiểu rừng thưa, có khả năng chịu hạn tốt.
Hoa hái vào lúc đã chín vàng nhạt và thơm, phơi hay sấy khô để dùng dần. Lá sau khi thu hái, dùng tươi.
Lá cây Ngâu chứa aglaiastatin A, aglaiastatin B, aglaiastatin C, rocaglaol, pyrimidinon, rocaglamid. Lá còn chứa tinh dầu, trong đó có linalol, hendecan…Các chất có hàm lượng cao nhất là β – caryphylen 22,25%, α – humulen 17,58%, caryophylenon I 17,21%.
Hoa ngâu có vị cay ngọt, giúp tỉnh rượu, giải uất kết, sạch phổi, làm thư giãn, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát |
Công dụng của cây ngâu
Cây ngâu có rất nhiều công dụng, đã được nghiên cứu và ứng dụng trong Tây y lẫn Đông y.
Theo Y học cổ truyền
Hoa ngâu có vị cay, ngọt, tính bình, có tác dụng hành khí, giải uất. Ngoài công dụng dùng ướp chè cho thơm, hoa và lá ngâu dùng chữa sốt, vàng da, hen suyễn, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, ngực đau nhói.
Cành lá ngâu có tính bình, hơi ôn, có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu thủng, giảm đau. Ngoài ra, còn có tác dụng gây nôn, dùng trong trị hen suyễn, đờm tắc nghẽn, sốt rét, vàng da.
Được quy vào 3 kinh phế, can và vị. Công dụng giải uất kết, sạch phổi, thư giãn bên trong người, ngưng phiền khát, tỉnh táo đầu óc…Chủ trị đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi đột ngột, ho hen, giải rượu, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp…
Hoa ngâu thường được dùng để ướp chè, cất dầu thơm, chế hương liệu. Hoa cũng có tác dụng chữa khí uất, ngực đau nhói, ăn không tiêu, đầy chướng bụng. Rễ và quả tươi, giã nát chế với nước uống dùng để gây nôn. Cành lá cũng gây nôn, và được dùng chữa cơn hen suyễn, đờm tắc nghẽn, sốt rét, vàng da. Ngày uống 10 – 16g sắc uống. Dùng ngoài, cành lá giã nát đắp hoặc nấu nước tắm trị ghẻ, mụn nhọt.
Theo Y học hiện đại
Cây ngâu đã được nghiên cứu với tác dụng chống ung thư. Chất aglaiastatin A và alglaiastatin B có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào u K – ras – NRK in vitro với nồng độ ức chế 50% lần lượt là 5 ng/ml và 5,1 g/ml. Như vậy, các aglaiastatin có tác dụng ức chế chức năng sinh ung thư.
Tác dụng chống ung thư
Chất aglaiastatin A và aglaiastatin B có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào u K – ras – NRK in vitro với nồng độ ức chế 50% lần lượt là 5,9ng/ml và 5,1ng/ml. Kết luận rằng, các chất aglaiastatin trong lá Ngâu có tác dụng ức chế khả năng sinh ung thư.
Tác dụng diệt côn trùng
Các chất thuộc dẫn chất rocaglamis, desmethyltrocaglamid, methyl rocaglat và rocaglaol chiết từ cành lá Ngâu có tác dụng diệt côn trùng mạnh trên ấu trùng và sâu của loài sâu ngài Peridroma saucia.
Hoa ngâu nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, rất thơm, thường được dùng để ướp trà và làm vị thuốc |
Bài thuốc từ cây ngâu
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hoa ngâu 10g, hoa cúc 30g. Tất cả cho vào ấm hãm với nước sôi. Ngày uống 3 lần vào sáng, trưa, tối, uống lúc nguội. Mỗi liệu trình uống trong 15 ngày.
Giải rượu: Cho 10g hoa ngâu, 10g hoa sắn dây vào rồi rót nước sôi nóng già vào ngâm uống.
Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết: Cành lá ngâu 30g, dây đau xương 20g, cốt toái bổ 10g, ké đầu ngựa 10g. Tất cả cho vào ấm, đổ 700ml nước, đun nhỏ lửa còn 200ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Chữa chứng bế kinh: Hoa ngâu 10g, rượu 50g. Cho hoa vào rượu, thêm vào chút nước, nấu cách thủy đến khi hoa chín nhừ, để nguội uống. Uống trước ngày có kinh 5 ngày, ngày uống một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, uống liền 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị hen suyễn: Uống trà có ướp hoa ngâu hoặc hoa ngâu ngâm nước sôi già để nguội uống đều có kết quả tốt.
Hoặc: Sử dụng quả ngâu để ăn sống mỗi khi bị ho do hen suyễn sẽ giúp làm dịu đi các cơn ho, giảm cảm giác khó chịu và ngứa cổ họng sau ho.
Chữa sưng đau, bầm tím do ngã: Hoa ngâu, lá ngâu mỗi thứ 50g. Gộp chung cả hai thứ, cho 700ml nước, đun nhỏ lửa cô thành cao. Mỗi lần dùng, bôi một ít cao này lên vải mỏng đắp vào chỗ vết thương sưng đau, 2 giờ thay băng một lần, ngày 2 lần. Đắp đến khi vết thương giảm sưng đau.
Hoặc Dùng cành lá ngâu, lá xuyên tâm liên, lá dâm bụt mỗi thứ 1 nắm nhỏ, giã nát đắp vào vết thương, 2 giờ thay băng 1 lần, ngày đắp 2 lần.
Đánh tan máu bầm: Chuẩn bị quả ngâu để ăn khi bị bầm tím do tai nạn, sẽ giúp máu bầm nhanh tan và không còn cảm giác sưng đau.
Chữa sốt, vàng da: Dùng lá ngâu, mã đề, lá hoặc quả dành dành, mỗi vị 10 – 16g, sắc uống.
Gây nôn, giải độc thực phẩm, đờm tích lâu ngày: Lá ngâu 20g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, hoặc 30g sắc uống. Sau khi xổ đờm, hoặc nôn được chất độc ra, cho bệnh nhân ăn cháo đậu xanh, tiếp tục dùng các thuốc khác để điều trị các triệu chứng khác.
Hoa ngâu có chứa hàm lượng lớn tinh dầu mang lại tác dụng dược lý rất đa dạng |
Lưu ý khi sử dụng cây ngâu
Vị thuốc từ cây ngâu mặc dù có tác dụng dược lý khá đa dạng nhưng được khuyến cáo là không nên dùng cho các trường hợp sau:
Phụ nữ mang thai không được sử dụng đơn thuốc có hoa ngâu.
Quả ngâu mặc dù có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều trong ngày có thể gây ra tình trạng đầy bụng, ợ hơi.
Người bị đái tháo đường cần hạn chế sử dụng quả ngâu để ăn hàng ngày kẻo sẽ ảnh hưởng đến đường huyết trong máu.
Bên cạnh đó, người bệnh cần phân biệt rõ ngâu ta dùng để chữa bệnh với các giống ngâu ngoại lai.
Những thông tin về dược liệu cây ngâu mà bài viết tổng hợp được chỉ có giá trị tham khảo. Trường hợp có ý định áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này, người bệnh nên hỏi trực tiếp ý kiến thầy thuốc hay những người có chuyên môn.
Cùng chuyên mục
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Giảm ê buốt, mỏi đau vai gáy hiệu quả với liệu pháp dưỡng sinh Đông y mới
09:00 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc nam từ thiên nhiên cho người bị thoái hóa cột sống cổ
11:17 | 22/10/2024 Y học cổ truyền
Ba cây thuốc nam trong vườn nhà giúp chữa bệnh hiệu quả
16:08 | 21/10/2024 Y học cổ truyền
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của bạch đậu khấu?
14:16 | 20/10/2024 Y học cổ truyền
Đan sâm – vị thuốc quý điều trị bệnh thiếu máu cơ tim
17:16 | 18/10/2024 Y học cổ truyền
Thảo quyết minh: Vị thuốc cổ truyền với nhiều công dụng
16:00 | 18/10/2024 Y học cổ truyền
Những vị thuốc đông y nên có trong gia đình
07:00 | 18/10/2024 Y tế 24h
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức