Đông Nam Á hướng tới năng lượng mặt trời, Việt Nam ở vị thế tiên phong

Nikkei Asia dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng các thành viên Đông Nam Á nên hợp tác cùng nhau để đưa khu vực trở thành trung tâm sản xuất năng lượng mặt trời.

Với việc các quốc gia toàn cầu đang chạy đua để giảm lượng khí thải bằng cách tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, cạnh tranh địa chính trị về năng lượng đang chuyển hướng sang các quốc gia và khu vực có lợi thế về công nghệ sạch.

Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc trong công nghệ sạch đã thúc đẩy nước Mỹ thông qua luật khuyến khích sản xuất trong nước, quan trọng nhất là Đạo luật giảm lạm phát, trong đó đầu tư 400 tỷ USD phát triển năng lượng sạch và ưu tiên sử dụng linh kiện trong nước.

Các chính sách hỗ trợ nền kinh tế nội địa này đã gây lo ngại ở nhiều quốc gia. EU hiện cũng đang phát triển các chương trình tương tự.

Xu hướng này có ý nghĩa gì đối với Đông Nam Á, một khu vực có các nền kinh tế mới nổi đang phát triển nhanh chóng với cam kết nỗ lực trong việc giải quyết biến đổi khí hậu?

Những tín hiệu tích cực về phát triển năng lượng sạch

Sau thành công của Indonesia trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 vào năm ngoái, Jakarta đã đưa ra chủ đề "Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng" với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 2023, tập trung vào việc củng cố Đông Nam Á như một khu vực kinh tế, đặc biệt là về cấu trúc y tế, an ninh lương thực, năng lượng, và ổn định tài chính, phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

Đông Nam Á hướng tới năng lượng mặt trời, Việt Nam ở vị thế tiên phong - Ảnh 1.

Các tấm pin mặt trời trên máy nhà tại Bangkok, Thái Lan năm 2017. Ảnh: Reuters.

Về năng lượng sạch, ASEAN cũng đã đạt được những tiến bộ đáng chú ý về mặt cam kết và công suất lắp đặt. Hiện năng lượng mặt trời đã đi vào chính sách chủ đạo ở hầu hết các quốc gia thành viên ASEAN. Theo Nikkei Asia đánh giá, với tư cách là người dẫn đầu, Việt Nam đã bổ sung thêm gần 20 gigawatt (GW) công suất năng lượng mặt trời chỉ trong 4 năm. Việt Nam cũng đã đạt được tiến bộ đáng chú ý với năng lượng gió. Thái Lan đứng thứ hai với 3 GW năng lượng mặt trời, trong khi Indonesia mới đạt chưa tới 1 GW.

Theo tổ chức tham vấn McKinsey & Co., Đông Nam Á hiện có đủ công suất hàng năm để sản xuất các mô-đun và bộ phận tạo ra 69GW điện mặt trời. Thái Lan, Việt Nam và Malaysia cùng nhau chiếm khoảng 10% sản lượng mô-đun và pin mặt trời toàn cầu.

Tuy nhiên, Đông Nam Á vẫn thiếu khả năng sản xuất polysilicon (silicon có độ tinh khiết cao – 1 nguyên liệu chính trong sản xuất pin mặt trời) và các tấm bao ngoài mỏng của thiết bị. Và khoảng cách về năng lực sản xuất này đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư toàn cầu.

Công ty SEG Solar có trụ sở tại California gần đây đã ký một thỏa thuận với nhà sản xuất tấm wafer silicon hàng đầu Jiangsu Meike Solar Technology của Trung Quốc để thành lập một cơ sở sản xuất thiết bị này ở Đông Nam Á. Bộ Đầu tư Indonesia cho biết vào tháng 6 rằng SEG Solar sẽ hợp tác với công ty địa phương ATW Solar Indonesia để xây dựng một nhà máy sản xuất mô-đun và pin mặt trời trị giá 500 triệu USD ở Trung Java - nhà máy đầu tiên thuộc loại này ở Indonesia.

Thúc đẩy nhu cầu hợp tác tại Đông Nam Á

Sự hợp tác phát triển năng lượng sạch trong nội bộ khu vực cũng đang dần được tăng cường. Vào tháng 3, Singapore và Indonesia đã ký một hiệp ước tập trung vào hợp tác công nghiệp năng lượng xanh. Các chương trình hợp tác bao gồm kế hoạch xây dựng một trang trại năng lượng mặt trời nổi với công suất nhiều gigawatt ở Quần đảo Riau của Indonesia, cùng với các nhà máy sản xuất mô-đun và pin mặt trời. Singapore cũng đã đạt được thỏa thuận thương mại năng lượng sạch với Campuchia.

Có thể thấy các dự án hợp tác như vậy nên được phát triển thêm nữa để nâng cao vai trò sản xuất năng lượng mặt trời của ASEAN, trong đó cũng bao gồm hợp tác trao đổi công nghệ, tạo thuận lợi cho đầu tư và mở rộng xuất khẩu sang các quốc gia và khu vực khác, Nikkei Asia nhận định.

Tất cả các quốc gia thành viên ASEAN đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 hoặc 2060. Sản xuất điện mặt trời đang bắt đầu cất cánh và nhiều nhà đầu tư toàn cầu đang tìm cách đổ tiền vào các dự án trong khu vực.

Nhu cầu trong khu vực đối với các mô-đun quang điện mặt trời (PV) sẽ tăng nhanh. Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế ước tính rằng Đông Nam Á sẽ cần lắp đặt 240 GW năng lượng mặt trời vào năm 2030, trong khi mức hiện tại chỉ là 24 GW.

Để đảm bảo an toàn cho nguồn cung cấp pin mặt trời và mô-đun PV, các quốc gia Đông Nam Á nên hợp tác với nhau để đưa khu vực này trở thành một trung tâm sản xuất. Sự hợp tác trong ngành năng lượng mặt trời có thể là một giải pháp phù hợp và kịp thời cho quá trình chuyển đổi năng lượng của khu vực, Nikkei Asia đánh giá.

Nguồn: Đông Nam Á hướng tới năng lượng mặt trời, Việt Nam ở vị thế tiên phong

An Bình
suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2

Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2

Ngày 21/11, Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2 - VIETRAMED EXPO 2024 khai mạc tại TPHCM.

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Sáng ngày 24/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero".
Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch

Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch

Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế không khí sạch vì bầu trời xanh 7/9, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế đầu tư vào không khí sạch để cứu sống được nhiều người và chống biến đổi khí hậu.
Kế hoạch quốc gia loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon

Kế hoạch quốc gia loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 11/6/2024 ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát.
Quản lý hóa chất không chặt chẽ gây thất thoát lãng phí, cùng nhiều sai phạm khác, chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang bị cách chức

Quản lý hóa chất không chặt chẽ gây thất thoát lãng phí, cùng nhiều sai phạm khác, chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang bị cách chức

SKV - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa ký quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với ông Nguyễn Hữu Hoài Phương, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang do để xảy ra nhiều sai phạm.

Các tin khác

Quy hoạch ngành về năng lượng, khoáng sản hướng đến kinh tế xanh

Quy hoạch ngành về năng lượng, khoáng sản hướng đến kinh tế xanh

Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng và ngành khai khoáng Việt Nam hiệu quả hơn, bền vững hơn phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
T&T Group - Tầm nhìn chiến lược phát triển năng lượng xanh

T&T Group - Tầm nhìn chiến lược phát triển năng lượng xanh

Ấp ủ hơn 15 năm trước, phát triển nguồn năng lượng sạch đang dần trở thành ngành kinh doanh mũi nhọn của Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T (Tập đoàn T&T). Tầm nhìn xa trông rộng, nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của thế giới, Tập đoàn T&T đã sớm hoạch định chiến lược phát triển các dự án năng lượng tái tạo, điện khí, cảng và trung tâm khí LNG đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 phù hợp với chiến lược và quy hoạch năng lượng quốc gia.
Băn khoăn điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu

Băn khoăn điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu

Cả nước, nhất là miền Bắc đang thiếu nguồn điện dự phòng, còn tiềm năng phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu rất lớn.
Bộ Công Thương: Không cấm phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương: Không cấm phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương khẳng định không cấm phát triển điện mái nhà ở khu công nghiệp, bệnh viện, trường học mà chỉ là chưa ưu tiên phát triển ngay.
Gia Lai đề nghị gỡ khó cho các dự án điện

Gia Lai đề nghị gỡ khó cho các dự án điện

Gia Lai đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các đơn vị hướng dẫn nhà đầu tư dự án điện mặt trời, điện gió trong quá trình đàm phán giá điện để có thể sớm đưa vào vận hành.
Nhật Bản với con đường riêng trung hòa carbon

Nhật Bản với con đường riêng trung hòa carbon

Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gần đây đã cam kết tăng công suất điện gió ngoài khơi lên 150 gigawatt và điện năng lượng mặt trời lên hơn 1 terawatt vào năm 2030. Nhưng một số điều khoản đã bị giảm bớt do những bất đồng giữa Nhật Bản - Chủ tịch G7 năm 2023 và các thành viên khác.
Thiếu điện thúc đẩy cuộc chuyển đổi năng lượng xanh nơi các khu công nghiệp

Thiếu điện thúc đẩy cuộc chuyển đổi năng lượng xanh nơi các khu công nghiệp

Tình trạng thiếu điện, phải cắt điện luân phiên trong tháng 6 vừa qua tại một số tỉnh thành khu vực phía Bắc đã thúc đẩy các nhà máy, khu công nghiệp phải tính đến chuyện chuyển hướng từ sử dụng năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo. Việc chuyển hướng này không chỉ giúp các nhà máy duy trì sản xuất liên tục mà còn góp phần vào nỗ lực của Việt Nam thực hiện cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26 – đưa mức phát thải ròng về không (Net Zero) vào năm 2050.
Phát triển điện mặt trời mái nhà ở trụ sở công

Phát triển điện mặt trời mái nhà ở trụ sở công

Trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sẽ được phép lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Đây là một trong những nội dung tại Nghị quyết số 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh đã được Quốc hội thông qua.
Tăng cường hợp tác thu hút hiệu quả vốn đầu tư phát triển công nghệ Hydro xanh

Tăng cường hợp tác thu hút hiệu quả vốn đầu tư phát triển công nghệ Hydro xanh

Việt Nam được lựa chọn là một trong những Trung tâm tái tạo năng lượng của thế giới. Để cam kết thực hiện phát thải ròng bằng không vào năm 2050 (Net zezo), Việt Nam cần tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị lớn của khu vực và thế giới về năng lượng tái tạo để tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và hợp tác hiệu quả với các tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sạch, bền vững.
Trường Sa: Phát huy hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo

Trường Sa: Phát huy hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo

Những năm qua, quân và dân Trường Sa đã phát triển hệ thống năng lượng tái tạo, cung cấp nguồn năng lượng sạch phục vụ công tác sẵn sàng chiến đấu, sản xuất và sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường trong lành nơi đảo xa.
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động