Mới nhất Đọc nhiều

Gia Lai đề nghị gỡ khó cho các dự án điện

Gia Lai đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các đơn vị hướng dẫn nhà đầu tư dự án điện mặt trời, điện gió trong quá trình đàm phán giá điện để có thể sớm đưa vào vận hành.
Gia Lai đề nghị gỡ khó cho các dự án điện
Gia Lai là tỉnh có tiềm năng về điện gió và điện mặt trời

UBND tỉnh Gia Lai đã có Báo cáo số 156/BC-UBND về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo, tốc độ tăng tổng sản phẩm GRDP 6 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn tỉnh ước đạt 5,54% (đứng thứ 35 cả nước, đứng thứ 2 khu vực Tây Nguyên), trong đó khu vực nông-lâm-thuỷ sản tăng 4,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,5%; khu vực dịch vụ tăng 5,99%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 4,11%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 488,78 triệu USD, đạt 71,88% kế hoạch, tăng 9,84% cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện đến ngày 31-7 là 3.124,9 tỷ đồng, đạt 57,5% so với dự toán Trung ương giao, đạt 52,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 0,6% cùng kỳ. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 đã giao là 4.596,51 tỷ đồng, tính đến ngày 19-7-2023 đã giải ngân 736,17 tỷ đồng, đạt 16,02% kế hoạch.

Về thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, UBND tỉnh Gia Lai cho rằng, Gia Lai đang gặp khó về thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai; thủ tục đầu tư xây dựng; công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; vốn lập quy hoạch xây dựng; sắp xếp tài sản công. Về các chương trình mục tiêu quốc gia, một số quy định do trung ương ban hành, hướng dẫn chưa phù hợp với thực tế địa phương (không còn quỹ đất để hỗ trợ đất sản xuất; quy định đạt chuẩn tiêu chí thu nhập quá cao; chỉ tiêu nghèo đa chiều cao...). Một số dự án năng lượng tái tạo vẫn chưa được đấu nối, vận hành thương mại. Quá trình triển khai, áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn công tác đầu tư phát triển các dự án đường bộ theo phương thức đối tác công tư (PPP) gặp phải khó khăn trong việc huy động vốn...

UBND tỉnh Gia Lai kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong khi chờ quy hoạch tỉnh được phê duyệt thì cho phép tỉnh chủ động các vấn đề liên quan đến nguồn vật liệu đất san lấp phục vụ các công trình sử dụng vốn ngân sách.

UBND tỉnh Gia Lai đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn xử lý tháo gỡ vướng mắc trường hợp đất thu hồi theo Luật Đất đai năm 2013 cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hay cấp xã quản lý vì thực tế tại các địa phương chưa có Tổ chức phát triển quỹ đất.

Đồng thời, UBND tỉnh Gia Lai đề nghị Chính phủ Sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định phương pháp định giá đất đảm bảo khi được ủy quyền, UBND cấp huyện có căn cứ để triển thực hiện.

Ngoài ra, tỉnh Gia Lai đề xuất Chính phủ tiếp tục xem xét ban hành chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất năm 2023 để hỗ trợ cho người nộp thuế vượt qua khó khăn, tái đầu tư.

Đề nghị Bộ Xây dựng làm rõ nội dung cụ thể có hay không việc lập quy hoạch chi tiết cho các dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn (chăn nuôi, nông nghiệp công nghệ cao…) ở địa bàn các xã trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, UBND tỉnh Gia Lai đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện và hướng dẫn các nhà đầu tư các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp trong quá trình đàm phán giá điện theo khung giá phát điện ban hành kèm theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 của Bộ Công thương để có thể sớm đưa vào vận hành, giảm bớt khó khăn cho nhà đầu tư và tăng thu ngân sách địa phương.

Đồng thời, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan có văn bản hướng dẫn, ban hành hoặc đề xuất ban hành các quy định cụ thể về bảo vệ an toàn công trình điện gió và bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất và tài sản gắn liền với đất nằm trong hành lang an toàn của cột tháp gió (như: xác định diện tích ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng, tính toán mức bồi thường, hỗ trợ về đất, nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng, chuồng trại, gia súc,...) để làm cơ sở triển khai thực hiện, góp phần sớm ổn định tình hình an ninh trật tự tại các địa phương có dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung.

Nguồn: Gia Lai đề nghị gỡ khó cho các dự án điện gió, điện mặt trời

Thanh Chung/baodautu.vn
suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Những cây thuốc nam có công dụng chữa bệnh tim đập nhanh

Những cây thuốc nam có công dụng chữa bệnh tim đập nhanh

Với sự phát triển vượt bậc của đông y thì các bệnh về tim mạch cũng có thể được điều trị bằng các bài thuốc nam, thuốc đông y.
Sôi nổi hoạt động trải nghiệm “Trẻ em an toàn – Trường học hạnh phúc” năm học 2023- 2024

Sôi nổi hoạt động trải nghiệm “Trẻ em an toàn – Trường học hạnh phúc” năm học 2023- 2024

Chiều 26/4, Trường Mầm non Thuỷ Sơn (huyện Thuỷ Nguyên) tổ chức Chương trình hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Trẻ em an toàn – Trường học hạnh phúc” năm học 2023- 2024.
Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Hà Nội nắng nóng gay gắt, thời tiết oi bức

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Hà Nội nắng nóng gay gắt, thời tiết oi bức

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024, Hà Nội ít mây, đêm không mưa; ngày nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Gió nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 27-29 độ. Nhiệt độ cao nhất: 38-39 độ, có nơi trên 39 độ.

Cùng chuyên mục

Quản lý hóa chất không chặt chẽ gây thất thoát lãng phí, cùng nhiều sai phạm khác, chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang bị cách chức

Quản lý hóa chất không chặt chẽ gây thất thoát lãng phí, cùng nhiều sai phạm khác, chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang bị cách chức

SKV - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa ký quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với ông Nguyễn Hữu Hoài Phương, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang do để xảy ra nhiều sai phạm.
Đông Nam Á hướng tới năng lượng mặt trời, Việt Nam ở vị thế tiên phong

Đông Nam Á hướng tới năng lượng mặt trời, Việt Nam ở vị thế tiên phong

Nikkei Asia dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng các thành viên Đông Nam Á nên hợp tác cùng nhau để đưa khu vực trở thành trung tâm sản xuất năng lượng mặt trời.
Quy hoạch ngành về năng lượng, khoáng sản hướng đến kinh tế xanh

Quy hoạch ngành về năng lượng, khoáng sản hướng đến kinh tế xanh

Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng và ngành khai khoáng Việt Nam hiệu quả hơn, bền vững hơn phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
T&T Group - Tầm nhìn chiến lược phát triển năng lượng xanh

T&T Group - Tầm nhìn chiến lược phát triển năng lượng xanh

Ấp ủ hơn 15 năm trước, phát triển nguồn năng lượng sạch đang dần trở thành ngành kinh doanh mũi nhọn của Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T (Tập đoàn T&T). Tầm nhìn xa trông rộng, nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của thế giới, Tập đoàn T&T đã sớm hoạch định chiến lược phát triển các dự án năng lượng tái tạo, điện khí, cảng và trung tâm khí LNG đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 phù hợp với chiến lược và quy hoạch năng lượng quốc gia.
Băn khoăn điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu

Băn khoăn điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu

Cả nước, nhất là miền Bắc đang thiếu nguồn điện dự phòng, còn tiềm năng phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu rất lớn.
Bộ Công Thương: Không cấm phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương: Không cấm phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương khẳng định không cấm phát triển điện mái nhà ở khu công nghiệp, bệnh viện, trường học mà chỉ là chưa ưu tiên phát triển ngay.

Các tin khác

Nhật Bản với con đường riêng trung hòa carbon

Nhật Bản với con đường riêng trung hòa carbon

Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gần đây đã cam kết tăng công suất điện gió ngoài khơi lên 150 gigawatt và điện năng lượng mặt trời lên hơn 1 terawatt vào năm 2030. Nhưng một số điều khoản đã bị giảm bớt do những bất đồng giữa Nhật Bản - Chủ tịch G7 năm 2023 và các thành viên khác.
Thiếu điện thúc đẩy cuộc chuyển đổi năng lượng xanh nơi các khu công nghiệp

Thiếu điện thúc đẩy cuộc chuyển đổi năng lượng xanh nơi các khu công nghiệp

Tình trạng thiếu điện, phải cắt điện luân phiên trong tháng 6 vừa qua tại một số tỉnh thành khu vực phía Bắc đã thúc đẩy các nhà máy, khu công nghiệp phải tính đến chuyện chuyển hướng từ sử dụng năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo. Việc chuyển hướng này không chỉ giúp các nhà máy duy trì sản xuất liên tục mà còn góp phần vào nỗ lực của Việt Nam thực hiện cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26 – đưa mức phát thải ròng về không (Net Zero) vào năm 2050.
Phát triển điện mặt trời mái nhà ở trụ sở công

Phát triển điện mặt trời mái nhà ở trụ sở công

Trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sẽ được phép lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Đây là một trong những nội dung tại Nghị quyết số 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh đã được Quốc hội thông qua.
Tăng cường hợp tác thu hút hiệu quả vốn đầu tư phát triển công nghệ Hydro xanh

Tăng cường hợp tác thu hút hiệu quả vốn đầu tư phát triển công nghệ Hydro xanh

Việt Nam được lựa chọn là một trong những Trung tâm tái tạo năng lượng của thế giới. Để cam kết thực hiện phát thải ròng bằng không vào năm 2050 (Net zezo), Việt Nam cần tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị lớn của khu vực và thế giới về năng lượng tái tạo để tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và hợp tác hiệu quả với các tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sạch, bền vững.
Trường Sa: Phát huy hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo

Trường Sa: Phát huy hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo

Những năm qua, quân và dân Trường Sa đã phát triển hệ thống năng lượng tái tạo, cung cấp nguồn năng lượng sạch phục vụ công tác sẵn sàng chiến đấu, sản xuất và sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường trong lành nơi đảo xa.
Kêu gọi tăng đầu tư vào năng lượng xanh ở châu Phi

Kêu gọi tăng đầu tư vào năng lượng xanh ở châu Phi

Châu Phi không chỉ được đánh giá đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng năng lượng xanh mà còn có tiềm năng rất lớn về phát triển năng lượng tái tạo. Chủ tịch được chỉ định của Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) Sultan Ahmed Al Jaber (X.Gia-bơ) kêu gọi tăng cường đầu tư để giúp các quốc gia châu Phi chuyển đổi sang năng lượng xanh.
Trung Quốc tập trung phát triển năng lượng tái tạo

Trung Quốc tập trung phát triển năng lượng tái tạo

Trung Quốc đang cho thấy nỗ lực rất lớn của mình về chuyển hướng sang phát triển năng lượng tái tạo để dần thay thế cho năng lượng hóa thạch.
Nhật Bản chạy đua sản xuất điện gió với công nghệ mới

Nhật Bản chạy đua sản xuất điện gió với công nghệ mới

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ năm công ty và một trường đại học Nhật Bản sẽ bắt đầu thử nghiệm tuabin gió trục nổi thế hệ mới. Dự kiến nếu mô hình thành công sẽ cắt giảm một nửa chi phí xây dựng các trụ điện gió cố định ngoài khơi.
Trang trại gió của Shell tại Hà Lan lần đầu hoà lưới điện

Trang trại gió của Shell tại Hà Lan lần đầu hoà lưới điện

Dòng điện đầu tiên đã được sản xuất từ ​​trang trại gió ngoài khơi Hollandse Kust Noord, các công ty điều hành dự án này cho biết hôm thứ Hai 19/6.
Nghệ An chuyển đổi năng lượng xanh ngành giao thông vận tải

Nghệ An chuyển đổi năng lượng xanh ngành giao thông vận tải

Chương trình về chuyển đổi năng lượng xanh của ngành GTVT Nghệ An gồm 2 giai đoạn, 8 nhiệm vụ và đến 2050, 100% phương tiện giao thông đường bộ chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động