Nhật Bản với con đường riêng trung hòa carbon
Nhật Bản chạy đua sản xuất điện gió với công nghệ mới |
Điện gió và điện mặt trời ở tỉnh Hyogo, Nhật Bản |
Do đặc thù địa lý và kinh tế nên Nhật Bản có bước tiếp cận trung hòa carbon khác biệt với các nước phương Tây. Vương quốc Anh, Canada, Pháp và Đức đề xuất năm 2030 là mốc thời gian để loại bỏ dần các nhà máy nhiệt điện than, nhưng Nhật Bản đã từ chối thời hạn này. Nhật Bản yêu cầu xem khí hydro và amoniac là giải pháp carbon thấp để phát điện, tuy nhiên các nhà đàm phán châu Âu và Mỹ không đồng ý. Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi các mục tiêu cụ thể sử dụng xe điện. Nhật Bản, nơi có ngành công nghiệp ô tô truyền thống phát triển mạnh, phản đối.
Các quan chức Nhật Bản đã thúc đẩy 2 kế hoạch khác nhau hướng tới một mục tiêu chung về trung hòa carbon vào năm 2050 theo mục tiêu chung của khối G7. Hai kế hoạch này do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản và các nhóm ủng hộ công nghiệp trong nước chủ trương.
Thứ nhất, địa hình đồi núi, bờ biển dốc và mật độ dân số dày đặc của Nhật Bản dường như gây khó khăn cho việc mở rộng quy mô năng lượng tái tạo. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch càng trở nên gay gắt hơn sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011. Nhật Bản đã chi 1,8 ngàn tỷ USD cho việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch trong giai đoạn 2010-2022, tương đương với mức chi trung bình hàng năm hơn 3% GDP.
Thứ hai, Nhật Bản phải đảm bảo an toàn các nguồn năng lượng, bao gồm nhiên liệu hóa thạch và nhiên liệu có nguồn gốc từ hóa thạch. Chiến lược chuyển đổi năng lượng của Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ các công ty năng lượng và công nghiệp mang tên Chính sách Cơ bản GX (Chuyển đổi xanh) do chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida công bố vào tháng 2-2023, đề cập đến hydro xanh, đồng đốt amoniac, khí hóa than, thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) và khí tự nhiên.
Theo các chuyên gia, Nhật Bản có nguồn năng lượng gió và mặt trời rộng lớn trong nước đủ để sản xuất toàn bộ điện năng từ gió và mặt trời ngoài khơi với giá 86-110 USD/megawatt giờ. Trên toàn cầu, điện mặt trời và điện gió đang phát triển nhanh nhất. Khoảng 400 gigawatt công suất điện mặt trời và gió mới dự kiến sẽ được bổ sung vào năm 2023 và công suất điện mặt trời được lắp đặt sẽ đạt khoảng 6 terawatt vào năm 2030. Nhật Bản cũng tuyên bố rằng, số lượng nhà máy nhiệt điện của châu Á vẫn còn ít, cho thấy việc giảm phát thải từ nhiệt điện bằng đồng đốt amoniac và CCS là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng của khu vực.
Quan trọng nhất, chính phủ và ngành công nghiệp Nhật Bản có ý định trở thành đối tác hàng đầu với các nước đang phát triển ở châu Á trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Theo một báo cáo từ BloombergNEF, cách rẻ nhất để Nhật Bản đáp ứng mục tiêu giảm phát thải vào năm 2030 và không phát thải ròng vào năm 2050 là sử dụng các công nghệ sạch như điện gió và điện mặt trời cũng như xe điện. Nhật Bản cần 489,3 tỷ USD đầu tư vào lưới điện từ năm 2022 đến năm 2050 để tích hợp đầy đủ điện gió, điện mặt trời và pin nhằm khử carbon cho lĩnh vực sản xuất điện.
Nguồn: Nhật Bản với con đường riêng trung hòa carbon
Tin liên quan
Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2
22:03 | 21/11/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
22:15 | 24/10/2024 Năng lượng bền vững
Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch
06:50 | 27/08/2024 Năng lượng bền vững
Kế hoạch quốc gia loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon
11:00 | 12/06/2024 Năng lượng bền vững
Quản lý hóa chất không chặt chẽ gây thất thoát lãng phí, cùng nhiều sai phạm khác, chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang bị cách chức
13:03 | 14/11/2023 Năng lượng bền vững
Đông Nam Á hướng tới năng lượng mặt trời, Việt Nam ở vị thế tiên phong
16:46 | 22/08/2023 Năng lượng bền vững
Quy hoạch ngành về năng lượng, khoáng sản hướng đến kinh tế xanh
09:00 | 12/08/2023 Năng lượng bền vững
Các tin khác
T&T Group - Tầm nhìn chiến lược phát triển năng lượng xanh
10:23 | 11/08/2023 Năng lượng bền vững
Băn khoăn điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu
13:46 | 08/08/2023 Năng lượng bền vững
Bộ Công Thương: Không cấm phát triển điện mặt trời mái nhà
08:00 | 05/08/2023 Năng lượng bền vững
Gia Lai đề nghị gỡ khó cho các dự án điện
21:00 | 01/08/2023 Năng lượng bền vững
Thiếu điện thúc đẩy cuộc chuyển đổi năng lượng xanh nơi các khu công nghiệp
11:08 | 24/07/2023 Năng lượng bền vững
Phát triển điện mặt trời mái nhà ở trụ sở công
07:30 | 23/07/2023 Năng lượng bền vững
Tăng cường hợp tác thu hút hiệu quả vốn đầu tư phát triển công nghệ Hydro xanh
10:29 | 18/07/2023 Năng lượng bền vững
Trường Sa: Phát huy hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo
10:19 | 05/07/2023 Năng lượng bền vững
Kêu gọi tăng đầu tư vào năng lượng xanh ở châu Phi
19:00 | 04/07/2023 Năng lượng bền vững
Trung Quốc tập trung phát triển năng lượng tái tạo
15:04 | 01/07/2023 Năng lượng bền vững
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội