T&T Group - Tầm nhìn chiến lược phát triển năng lượng xanh

Ấp ủ hơn 15 năm trước, phát triển nguồn năng lượng sạch đang dần trở thành ngành kinh doanh mũi nhọn của Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T (Tập đoàn T&T). Tầm nhìn xa trông rộng, nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của thế giới, Tập đoàn T&T đã sớm hoạch định chiến lược phát triển các dự án năng lượng tái tạo, điện khí, cảng và trung tâm khí LNG đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 phù hợp với chiến lược và quy hoạch năng lượng quốc gia.
Thiếu điện thúc đẩy cuộc chuyển đổi năng lượng xanh nơi các khu công nghiệp
T&T Group - Tầm nhìn chiến lược phát triển năng lượng xanh
Điện gió trên cạn là hướng phát triển nhiều triển vọng của T&T Group

Tăng tốc, bứt phá trên đường đua năng lượng sạch

Thành lập từ năm 1993, sau gần 30 năm, dưới sự lãnh đạo của ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, T&T Group hiện hoạt động trong 7 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi gồm logistics, năng lượng, bất động sản, xuất nhập khẩu, nông-lâm nghiệp, tài chính, y tế - giáo dục – thể thao với vốn điều lệ hiện đạt 22.000 tỷ đồng, tổng tài sản 45.000 tỷ đồng, bao gồm 200 công ty thành viên, trực thuộc và liên doanh liên kết, tạo việc làm cho 80.000 người.

Trong những năm gần đây, T&T đã bắt tay với hàng loạt tập đoàn hàng đầu thế giới như Orsted (Đan Mạch), Total (Pháp), Hanwha (Hàn Quốc)… để đẩy mạnh đầu tư các dự án năng lượng có quy mô hàng trăm triệu đến cả tỷ USD tại Việt Nam.

Phát triển năng lượng tái tạo là xu hướng tất yếu của thế giới. Tại Việt Nam,Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII) đã được ban hành nhấn mạnh đến việc ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo. Theo quy hoạch này, tỉ lệ điện tái tạo sẽ vào khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030 và mục tiêu đến năm 2050, tỉ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%.

Những năm gần đây, nhiều tập đoàn doanh nghiệp lớn trong nước đã đồng lòng, “xắn tay” cùng Chính phủ xây dựng những chiến lược phát triển năng lượng tái tạo mang tầm quốc tế với một mục tiêu hết sức lớn lao: góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

T&T Group là một doanh nghiệp hoạt động đa ngành nhưng phát triển năng lượng đang dần trở thành ngành giữ vai trò quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn. Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc T&T Group từng chia sẻ, trước đây trong lĩnh vực năng lượng thì chúng ta ưu tiên phát triển thủy điện và điện than. Đó cũng là quy luật phát triển bước đầu mà hầu như quốc gia nào cũng trải qua. Tuy nhiên, hiện nay các quốc gia phát triển họ đã chuyển đổi thẳng từ điện than, thủy điện chuyển sang năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió)...

“Từ 15 năm trước tôi đã có suy nghĩ Việt Nam rồi cũng sẽ đi theo xu hướng như vậy” – ông Đỗ Quang Hiển nói và ông cho biết, từ 10 năm trước, Tập đoàn đã bắt tay vào nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo để sẵn sàng đón đầu cơ hội. Đến nay, bên cạnh một số dự án điện mặt trời, điện gió lớn đã và sắp hoàn thành, T&T Group còn hoạch định chiến lược phát triển các dự án năng lượng tái tạo, điện khí, cảng và trung tâm khí LNG đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045, phù hợp với chiến lược và quy hoạch năng lượng quốc gia.

Như vậy, từ chỗ nhận ra xu thế rồi xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, bắt tay hành động là quãng thời gian không phải là ngắn, cho thấy những bước đi bài bản, những hoạch định rõ ràng cho một hướng đi mang tính bước ngoặt của Tập đoàn đa ngành này. T&T Group đang dần trở thành một “ông lớn” trong ngành năng lượng của quốc gia đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, góp phần không nhỏ vào đảm bảo an ninh năng lượng. Tính đến nay, Tập đoàn đã đầu tư và đang vận hành gần 2.000 MW điện mặt trời và điện gió trên bờ, trong đó có gần 1.000 MW đã hoà lưới điện quốc gia. Những con số này chỉ mới là kết quả bước đầu. Bởi hàng loạt dự án phát triển năng lượng sạch vẫn trong giai đoạn hình thành, những cái “bắt tay” hợp tác với các tập đoàn năng lượng lớn của quốc tế vẫn tiếp tục được thực hiện, cho thấy T&T Group đang hứa hẹn những sự tăng tốc, bứt phá mới trên đường đua năng lượng sạch của quốc gia.

Đến năm 2030, T&T Group cho biết dự kiến tổng công suất các nguồn điện của tập đoàn đạt khoảng 10.000 MW - 11.000 MW, chiếm từ khoảng 8% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện Việt Nam. Trong đó, điện LNG mới khoảng 3.000 MW, còn lại chủ yếu là điện gió và điện mặt trời từ 7.000 MW - 8.000 MW. Điện gió sẽ bao gồm cả điện gió ngoài khơi.

Những cái “bắt tay” có giá trị tỷ đô

T&T Group - Tầm nhìn chiến lược phát triển năng lượng xanh
Đại diện Standard Chartered và Tập đoàn T&T Group trao biên bản ghi nhớ tài trợ vốn 6 tỷ USD cho các dự án xanh của T&T Group

Trong hai năm gần đây, T&T hợp tác với nhiều đối tác lớn về năng lượng tái tạo trên thế giới với các tên tuổi nổi tiếng uy tín trong lĩnh vực năng lượng như Sharp (Nhật), Hanwha (Hàn Quốc), Total (Pháp), UPC Renewables (Mỹ), Orsted (Đan Mạch), JAKS Resources Berhad Berhad (Malaysia), …

Phát triển điện gió, đặc biệt là điện gió ngoài khơi là những bước đi chắc chắn đầu tiên của T&T khi Tập đoàn lựa chọn bắt tay với Tập đoàn Total của Pháp để phát triển điện gió trên bờ. Hai bên cũng thống nhất cùng nhau xác định các dự án mới, xem xét tính khả thi về kỹ thuật, tài chính và quy định của các dự án mới với mục đích cùng đầu tư các dự án khả thi và hợp tác phát triển ít nhất 2.000 MW, với tổng mức đầu tư dự kiến 3 tỷ USD. Bắt tay với Total Eren - công ty năng lượng tái tạo đa ngành (thuộc Tập đoàn Dầu khí Total Energies - top 3 các tập đoàn lớn nhất của Pháp và top 5 các tập đoàn lớn nhất thế giới về năng lượng), cho thấy bước đi rất đột phá và táo bạo của T&T Group.

Trong khi điện gió ngoài khơi Tập đoàn hợp tác cùng Tập đoàn Orsted của Đan Mạch. Hai tập đoàn dự kiến phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận với công suất lắp đặt ước tính gần 10 GW, với tổng giá trị đầu tư khoảng 30 tỷ USD, được phân kỳ đầu tư trong thời gian 20 năm.

Trước đó, Tập đoàn T&T Group và Standard Chartered - định chế tài chính quốc tế hàng đầu có trụ sở chính tại Vương quốc Anh, đã trao biên bản ghi nhớ về việc Standard Chartered tài trợ vốn cho các dự án môi trường và xử lý chất thải, điện khí LNG, năng lượng tái tạo. Theo đó, Standard Chartered cam kết thu xếp khoản tài chính lên tới 6 tỷ USD để tài trợ cho các dự án xanh mà Tập đoàn T&T Group triển khai tại Việt Nam…

Ngoài ra, ông Hiển cho biết T&T đang trao đổi với nhiều doanh nghiệp lớn ở các quốc gia khác nhau như Australia, Nhật Bản, Malaysia… để phát triển điện gió.

Ngoài điện gió ngoài khơi, chiến lược đi tắt đón đầu đầy khác biệt của T&T Group còn được thể hiện đậm nét qua cái “bắt tay” hợp tác cùng các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc và thế giới trong lĩnh vực năng lượng để phát triển dự án điện khí LNG - một lĩnh vực thuộc dạng "chuỗi nhiên liệu" nhiều mắt xích còn khá mới mẻ tại Việt Nam.

Trong bối cảnh thế giới đang hướng tới mục tiêu trung hòa carbon, LNG được đánh giá có tầm quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng, giảm ô nhiễm không khí và hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng cho Việt Nam trong tương lai.

Đặc biệt, với cam kết và khẳng định mạnh mẽ của Chính phủ về mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị COP26, COP27 và tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, phát triển điện khí LNG được xác định là giải pháp hiệu quả trong chuyển dịch năng lượng bền vững tại Việt Nam để hướng tới nền kinh tế carbon thấp, tăng trưởng xanh trong những thập kỷ tới.

Tại Việt Nam, Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt vào tháng 5 vừa qua hướng đến mục tiêu đến năm 2023 sẽ phát triển 22.400 MW nhiệt điện LNG, tương đương 14,9% cơ cấu nguồn điện quốc gia.

T&T Group - Tầm nhìn chiến lược phát triển năng lượng xanh
Nhà máy điện mặt trời Hồng Liêm 3 do Tập đoàn Hawee làm tổng thầu thi công với công suất 50MWp, được xây dựng tại xã xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Mới đây, Tập đoàn T&T Group và Tổng Công ty Khí Hàn Quốc (KOGAS) đã kí hợp tác phát triển các dự án điện khí LNG tại Việt Nam, và chuyển đổi các dự án điện than đã có trong Quy hoạch điện VIII sang điện khí LNG theo chủ trương của Chính phủ. Hai bên cũng sẽ tìm hiểu các cơ hội để tham gia vào các dự án sản xuất hydrogen để đáp ứng nhu cầu tiềm năng cao của các dự án điện đang vận hành thương mại, các dự án điện khác sẽ được phát triển, xây dựng và vận hành trong tương lai gần, phù hợp với định hướng và chiến lược lâu dài của Chính phủ Việt Nam trong Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt.

T&T Group và KOGAS sẽ cùng nhau phát triển các dự án sử dụng nhiệt lạnh LNG từ các kho cảng LNG tại Việt Nam và kinh doanh chuỗi nhiệt lạnh LNG trên toàn quốc; đồng thời tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến LNG (mua sắm, nhập khẩu, vận chuyển và cung cấp LNG phục vụ cho mục đích phát điện và các mục đích công nghiệp khác).

Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược Tập đoàn T&T Group cho biết, việc khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng hoá thạch trong nước kết hợp với nhập khẩu sẽ góp phần hiện thực hoá mục tiêu giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than, ưu tiên phát triển điện khí trong nước và phát triển các nguồn điện khí LNG với quy mô phù hợp theo đúng tinh thần Quy hoạch điện VIII.

Trước đó, vào đầu năm 2022, tổ hợp nhà đầu tư gồm T&T Group, KOGAS, KOSPO và HANWHA (Hàn Quốc) đã chính thức khởi công hợp phần kỹ thuật Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn I - 1500 MW với tổng vốn đầu tư gần 54.000 tỷ đồng tại tỉnh Quảng Trị. Theo kế hoạch, dự án sẽ vận hành thương mại vào năm 2026-2027.

Trong những năm qua, với việc đẩy mạnh quyết tâm phát triển năng lượng và cho thấy hướng đi đúng đắn, hiệu quả của một trong những lĩnh vực kinh doanh trọng điểm của tập đoàn. Năm 2020, T&T Group để lại dấu ấn nổi bật bằng những dự án lớn. Cụ thể, dự án nhà máy điện mặt trời Phước Ninh (tỉnh Ninh Thuận) khi công trình này chính thức khánh thành chỉ sau gần 4 tháng thi công xây dựng. Cuối tháng 6/2020, dự án đi vào hoạt động và hòa vào hệ thống lưới điện quốc gia, vượt kế hoạch 15 ngày. Với công suất 45 MWp, ước tính trung bình mỗi năm, dự án điện mặt trời Phước Ninh sẽ cung cấp cho ngành điện quốc gia khoảng 75 triệu kWh.

Tiếp đến, tập đoàn còn khởi công liên tiếp các dự án điện mặt trời khác tại Ninh Thuận và Bình Thuận với tổng công suất khoảng 300 MWp. Trong số này, đến cuối tháng 12/2020, tại Ninh Thuận 2 nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.2 (có công suất 100 MWp) và Thiên Tân 1.3 (công suất 50 MWp) đã chính thức hòa vào lưới điện quốc gia.

Tại tỉnh Bình Thuận, tháng 8/2020, T&T Group bắt đầu triển khai xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời Hồng Liêm 3 với công suất 50 MW, và tới ngày 22/12/2020, nhà máy Hồng Liêm 3 hòa vào lưới điện quốc gia, góp phần cung cấp sản lượng điện lớn để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, chỉ tính riêng trong năm 2020, T&T Group đã đưa vào vận hành 4 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 245 MWp. Trong các dự án này, T&T Group đều bắt tay hợp tác với các tổng thầu uy tín trong nước và thế giới, đảm bảo quy trình vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, các nhà máy điện mặt trời được ứng dụng các công nghệ hiện đại bậc nhất trên thế giới, chất lượng vật liệu tốt, bền bỉ và thân thiện với môi trường như sử dụng các tấm pin quang điện, hệ thống Inverter chuỗi cho hiệu suất cao với hệ thống điều khiển tiên tiến, hiện đại.

Với các dự án năng lượng tái tạo hiện nay đã hoàn thành và sắp hoàn thành, cùng với những kế hoạch có tính chiến lược phát triển năng lượng sạch trong ngắn hạn và cả trong tương lai xa, T&T Group chắc chắn sẽ đóng góp không nhỏ trong công cuộc chung tay bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, đặc biệt góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Nguồn: T&T Group: Tầm nhìn chiến lược phát triển năng lượng xanh

Minh Lê/tapchiketoankiemtoan.vn
suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2

Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2

Ngày 21/11, Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2 - VIETRAMED EXPO 2024 khai mạc tại TPHCM.

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Sáng ngày 24/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero".
Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch

Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch

Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế không khí sạch vì bầu trời xanh 7/9, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế đầu tư vào không khí sạch để cứu sống được nhiều người và chống biến đổi khí hậu.
Kế hoạch quốc gia loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon

Kế hoạch quốc gia loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 11/6/2024 ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát.
Quản lý hóa chất không chặt chẽ gây thất thoát lãng phí, cùng nhiều sai phạm khác, chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang bị cách chức

Quản lý hóa chất không chặt chẽ gây thất thoát lãng phí, cùng nhiều sai phạm khác, chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang bị cách chức

SKV - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa ký quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với ông Nguyễn Hữu Hoài Phương, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang do để xảy ra nhiều sai phạm.
Đông Nam Á hướng tới năng lượng mặt trời, Việt Nam ở vị thế tiên phong

Đông Nam Á hướng tới năng lượng mặt trời, Việt Nam ở vị thế tiên phong

Nikkei Asia dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng các thành viên Đông Nam Á nên hợp tác cùng nhau để đưa khu vực trở thành trung tâm sản xuất năng lượng mặt trời.
Quy hoạch ngành về năng lượng, khoáng sản hướng đến kinh tế xanh

Quy hoạch ngành về năng lượng, khoáng sản hướng đến kinh tế xanh

Quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng và ngành khai khoáng Việt Nam hiệu quả hơn, bền vững hơn phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Các tin khác

Băn khoăn điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu

Băn khoăn điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu

Cả nước, nhất là miền Bắc đang thiếu nguồn điện dự phòng, còn tiềm năng phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu rất lớn.
Bộ Công Thương: Không cấm phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương: Không cấm phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương khẳng định không cấm phát triển điện mái nhà ở khu công nghiệp, bệnh viện, trường học mà chỉ là chưa ưu tiên phát triển ngay.
Gia Lai đề nghị gỡ khó cho các dự án điện

Gia Lai đề nghị gỡ khó cho các dự án điện

Gia Lai đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các đơn vị hướng dẫn nhà đầu tư dự án điện mặt trời, điện gió trong quá trình đàm phán giá điện để có thể sớm đưa vào vận hành.
Nhật Bản với con đường riêng trung hòa carbon

Nhật Bản với con đường riêng trung hòa carbon

Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gần đây đã cam kết tăng công suất điện gió ngoài khơi lên 150 gigawatt và điện năng lượng mặt trời lên hơn 1 terawatt vào năm 2030. Nhưng một số điều khoản đã bị giảm bớt do những bất đồng giữa Nhật Bản - Chủ tịch G7 năm 2023 và các thành viên khác.
Thiếu điện thúc đẩy cuộc chuyển đổi năng lượng xanh nơi các khu công nghiệp

Thiếu điện thúc đẩy cuộc chuyển đổi năng lượng xanh nơi các khu công nghiệp

Tình trạng thiếu điện, phải cắt điện luân phiên trong tháng 6 vừa qua tại một số tỉnh thành khu vực phía Bắc đã thúc đẩy các nhà máy, khu công nghiệp phải tính đến chuyện chuyển hướng từ sử dụng năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo. Việc chuyển hướng này không chỉ giúp các nhà máy duy trì sản xuất liên tục mà còn góp phần vào nỗ lực của Việt Nam thực hiện cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26 – đưa mức phát thải ròng về không (Net Zero) vào năm 2050.
Phát triển điện mặt trời mái nhà ở trụ sở công

Phát triển điện mặt trời mái nhà ở trụ sở công

Trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sẽ được phép lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Đây là một trong những nội dung tại Nghị quyết số 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh đã được Quốc hội thông qua.
Tăng cường hợp tác thu hút hiệu quả vốn đầu tư phát triển công nghệ Hydro xanh

Tăng cường hợp tác thu hút hiệu quả vốn đầu tư phát triển công nghệ Hydro xanh

Việt Nam được lựa chọn là một trong những Trung tâm tái tạo năng lượng của thế giới. Để cam kết thực hiện phát thải ròng bằng không vào năm 2050 (Net zezo), Việt Nam cần tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị lớn của khu vực và thế giới về năng lượng tái tạo để tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và hợp tác hiệu quả với các tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sạch, bền vững.
Trường Sa: Phát huy hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo

Trường Sa: Phát huy hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo

Những năm qua, quân và dân Trường Sa đã phát triển hệ thống năng lượng tái tạo, cung cấp nguồn năng lượng sạch phục vụ công tác sẵn sàng chiến đấu, sản xuất và sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường trong lành nơi đảo xa.
Kêu gọi tăng đầu tư vào năng lượng xanh ở châu Phi

Kêu gọi tăng đầu tư vào năng lượng xanh ở châu Phi

Châu Phi không chỉ được đánh giá đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng năng lượng xanh mà còn có tiềm năng rất lớn về phát triển năng lượng tái tạo. Chủ tịch được chỉ định của Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) Sultan Ahmed Al Jaber (X.Gia-bơ) kêu gọi tăng cường đầu tư để giúp các quốc gia châu Phi chuyển đổi sang năng lượng xanh.
Trung Quốc tập trung phát triển năng lượng tái tạo

Trung Quốc tập trung phát triển năng lượng tái tạo

Trung Quốc đang cho thấy nỗ lực rất lớn của mình về chuyển hướng sang phát triển năng lượng tái tạo để dần thay thế cho năng lượng hóa thạch.
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động