Ích mẫu - Đặc điểm, tác dụng và bài thuốc trị bệnh

Ích mẫu là thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, xuất hiện nhiều ở nước ta.

Đặc điểm cây ích mẫu

Ích mẫu - Đặc điểm, tác dụng và bài thuốc trị bệnh
Ích mẫu là vị thuốc quý

Cây Ích mẫu (hay còn gọi là Ích mẫu thảo, Sung uý, Chói đèn) có tên khoa học là Leonurus japonicus Houtt, là cây thuộc thảo sống hàng năm, cao độ 0,5-1m. Thân đứng, thân hình vuông, ít phân nhánh, toàn thân có phủ lông nhỏ, ngắn. Thân có màu xanh xám hoặc màu xanh hơi vàng, chỗ rãnh màu nhạt hơn.

Lá mọc đối, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hoặc đầu cành mà hình dạng khác nhau, các thùy có răng cưa nhọn. Lá ở gốc, có cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa thô và sâu; lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá thường xẻ sâu thành ba thuỳ, trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa; lá trên cùng phần lớn không chia thuỳ và hầu như không cuống.

Hoa ích mẫu nở vào tháng 3 – 5, cụm hoa thành những vòng dày đặc ở kẽ lá. Tràng hoa màu trắng hồng, hoặc tím hồng. Mùa quả ích mẫu xuất hiện vào tháng 6 – 7 hằng năm. Quả có kích thước nhỏ, 3 cạnh, vỏ thường có màu xám nâu.

Tác dụng của cây ích mẫu

Theo y học cổ truyền:

Điều kinh, lợi tiểu, tiêu viêm khứ ứ, hoạt huyết (theo ghi chép của Trung Dược Học).

Sinh huyết mới, điều kinh, hoạt huyết, trừ huyết ứ (theo ghi chép của Đông Dược Học Thiết Yếu).

Hành huyết, điều kinh, tiêu thủy, trục huyết cũ, sinh huyết mới, giải độc (theo ghi chép của Trung Quốc Dược Học Đại Từ).

Theo y học hiện đại:

Ích mẫu - Đặc điểm, tác dụng và bài thuốc trị bệnh
Tác dụng của ích mẫu

Tác dụng lên tim mạch: Chiết xuất từ cây ích mẫu có tác dụng làm chậm nhịp tim, tăng lưu lượng động mạch vành, cải thiện vi tuần hoàn bị rối loạn, nâng cao hoạt tính Fibrinogen, ức chế tiểu cầu ngưng tập, tác dụng tan cục máu đông,… Do đó dược liệu này được sử dụng để hạ huyết áp ở trong thời gian đầu của bệnh.

Tác dụng lên tử cung: Thành phần trong ích mẫu tác động trực tiếp khiến tử cung co thắt mạnh và nhiều hơn. Leonurin có tác dụng tăng cường trương lực và tần số co bóp tử cung thỏ cô lập. Cao lỏng ích mẫu có tác dụng tăng co bóp và trương lực cơ tử cung cô lập của chuột lang, thỏ và chó, có tác dụng an thần, kháng khuẩn.

Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Thành phần Ancaloid và Leonurine khiến thần kinh trung ương ở ếch bị ức chế.

Tác dụng đối với hô hấp: Dùng dung dịch Leonurin 1% từ ích mẫu tiêm tĩnh mạch vào mèo nhận thấy biên độ và tần suất hô hấp tăng lên đáng kể. Tác động này là do ích mẫu tác động trực tiếp đến trung khu thần kinh phế vị.

Tác dụng lợi tiểu: Tiêm tĩnh mạch Leonurin với liều 1mg/ kg đối với thỏ nhận thấy lượng nước tiểu được bài tiết tăng lên 2 – 3 lần.

Tác dụng kháng khuẩn: Dịch chiết từ cây ích mẫu có thể ức chế một số vi khuẩn gây bệnh da liễu thường gặp.

Một số bài thuốc từ cây ích mẫu

Ích mẫu - Đặc điểm, tác dụng và bài thuốc trị bệnh
Một số bài thuốc từ ích mẫu

Bài thuốc “Ích hoàng bát trân tán”: Bổ khí sinh huyết, hành ứ giảm đau. Biểu hiện: kỳ kinh đến muộn, hồi hộp đoản hơi: ích mẫu 30g, kê huyết đằng 18g, đảng sâm 24g, sinh địa, phục linh đều 12g, giá trùng, bạch truật, xích thược, bồ hoàng (sao), đương qui đều 9g, xuyên khung 6g. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài thuốc: “Tam thảo mẫu lệ thang”: Lương huyết chỉ huyết, dưỡng âm tiêu ứ. Biểu hiện: kinh dính, có hòn cục, đới hạ có màu vàng, ăn kém, nước tiểu vàng sẫm, rêu lưỡi vàng nhớt: ích mẫu thảo, tiên hạc thảo, hạc liên thảo, đại táo, sơn tra (thán sao), sinh mẫu lệ đều 30g. Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài thuốc “Chỉ lậu thang gia giảm”: dưỡng huyết, chỉ huyết. Biểu hiện lượng kinh nhiều, màu huyết đen sẫm, mùi hôi, tinh thần mệt mỏi, đầu choáng váng, lưng mỏi, bụng trướng đầy, ăn ngủ kém, sốt nhẹ về chiều, cơ thể gầy, chất lưỡi nhạt, mạch tế: ích mẫu thảo (sao đồng tiện), đương quy, bạch thược (sao cháy sém) đều 15g, mẫu lệ, a giao châu 12g, bạch linh, địa du thán, sinh địa, huyết dư thán (tóc đốt cháy thành than) đều 9g, trần bì 5g. Ngày sắc uống 1 thang, chia 3 phần, uống trong ngày, uống lúc đói.

Bài thuốc: “Chỉ băng nghiệm phương”: Bổ khí cố thận, nhiếp huyết, hóa ứ. Biểu hiện đầu choáng váng, lưng gối đau mỏi, huyết ứ, băng kinh: ích mẫu thảo, hoa nhị thạch, trắc bá diệp (thán sao) đều 30g. Hoài sơn, sinh quán chúng đều 15g. Đảng sâm, câu đằng, bạch truật, hòe hoa, hoàng kỳ, tục đoạn đều 12g. thăng ma 6g. Sinh cam thảo, chích cam thảo đều 4,5g. Trấn linh đan 38g uống với thuốc sau khi đã sắc. Ngày sắc uống 1 thang, chia 3 phần, uống trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài thuốc: “Bổ thận hóa ứ thang”: Bổ thận, hành khí, hóa ứ, trừ uất nhiệt. Biểu hiện lưng đau gối mỏi, 2 chân yếu, phiền táo, hay cáu giận, miệng khô: ích mẫu thảo, tang ký sinh, quy vĩ đều 16g. Uất kim, nữ trinh tử, sài hồ (sao giấm), đỗ trọng (sao cháy sém), hương phụ, tục đoạn đều 12g. Đan sâm, hoàng cầm, xích thược đều 8g. Ngày sắc uống 1 thang, chia 3 phần, uống trong ngày, uống trước khi ăn, hoặc lúc đói.

Bài thuốc: “Hoạt huyết thang”: Hoạt huyết, tiêu ứ, lý khí, thông kinh. Biểu hiện hai bầu ngực trướng đau, bụng dưới đau: ích mẫu thảo 30g, đan sâm 30g. Đương quy vĩ, trần bì, đào nhân, hương phụ, hồng hoa, bạch thược, ngưu tất, trạch lan đều 10g. Sài hồ 6g, cam thảo 4g. Ngày uống 1 thang, sắc uống trong ngày, uống trước khi ăn.

Bài thuốc: “Ích mẫu trạch lan thang gia vị”: Thanh nhiệt, dưỡng huyết, thông kinh lạc. Biểu hiện chóng đói, khát nước, miệng hôi, kỳ kinh đến sớm, lượng kinh ra nhiều, kéo dài ngày. Nhưng một vài tháng sau thấy bế kinh, chất lưỡi đỏ ít tân dịch: ích mẫu 16g, trạch lan 16g, đương quy, thạch hộc, hoàng bá, sinh địa, đan sâm đều 12g, xích thược 8g, tiểu xuyên liên, xuyên khung, hồng hoa đều 6g. Ngày uống 1 thang, sắc uống trong ngày, uống sau khi ăn.

Bài thuốc: “Qua thạch thang”: Tư âm, thanh nhiệt, khoan hung hòa vị, hoạt huyết thông kinh. Biểu hiện vùng ngực phiền muộn, ngũ tâm (tim, lòng bàn tay, bàn chân) phiền nhiệt, tính tình nóng nảy, ngủ hay thấy chiêm bao, mạch huyền hoạt nhưng khi ấn nặng tay thì vô lực: Qua lâu 16g, ích mẫu 16g, thạch hộc, sinh địa, cù mạch đều 12g, huyền sâm, xa tiền tử, ngưu tất, mạch môn đều 10g, mã vĩ liên 6g. Ngày uống 1 thang, sắc uống trong ngày, uống sau khi ăn.

Lưu ý khi sử dụng Ích mẫu

Ích mẫu có khả năng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết điều kinh, những người có đồng tử mở rộng không nên dùng. Cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng ích mẫu với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng.

Phạm Thủy (TH)

Tin liên quan

Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Chữa mất ngủ bằng thảo dược là phương pháp được ưa chuộng từ xưa đến nay. Dưới đây là 5 cây thuốc chữa mất ngủ an toàn và hiệu quả từ thiên nhiên.
10 bài thuốc chữa bệnh từ tủy lợn

10 bài thuốc chữa bệnh từ tủy lợn

Nếu y học hiện đại có loại thuốc được chiết xuất từ não lợn, có thể tiêm, truyền vào cơ thể thì từ xa xưa Đông y cũng dùng tủy lợn làm một vị thuốc điều trị nhiều bệnh tương đối hiệu quả.
Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam

Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam

Đối với các bệnh nặng hoặc cấp tính, việc ưu tiên sử dụng y học hiện đại để kiểm soát tình trạng bệnh là cần thiết. Thuốc nam có thể được xem xét như một phương pháp hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Tác dụng chữa bệnh của lá xương sông

Tác dụng chữa bệnh của lá xương sông

Lá xương sông là một loại rau gia vị quen thuộc. Bên cạnh đó, lá xương sông còn có tác dụng chữa bệnh như cảm sốt, ho, viêm họng...
Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Theo Đông y, hoa đồng tiền có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, long đờm, chỉ khái, đi vào kinh phế. Do đó, loài hoa này là một vị thuốc chữa ho hiệu quả.
Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu bệnh viện y học cổ truyền trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, bệnh viện y học cổ truyền các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Hoàng bá được ví như "kháng sinh tự nhiên". Hoàng bá là một dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học.
Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà (Lào Cai) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP.
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Trong đời sống, cây lưỡi hổ thường được biết tới là một loại cây cảnh. Tuy nhiên, cây lưỡi hổ còn là một dược liệu với khá nhiều tác dụng chữa bệnh.

Các tin khác

Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ngày 19/7, tại khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phục hồi và bảo tồn, khai thác cây dược liệu của các xã miền núi trên địa bàn huyện Ba Vì gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Trong Y học cổ truyền, những bài thuốc điều trị đau vai gáy là sự kết hợp của các loại thảo dược trên từng thể bệnh. Những bài thuốc này tác động đến xương khớp, các mạch máu và các khối cơ giúp lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc ứ trệ, giảm co cứng, giảm đau, giảm tê bì hiệu quả và cải thiện chức năng của xương khớp.
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

Dành dành là một loại cây bụi, mọc xanh tốt quanh năm, thường được trồng làm cây cảnh. Bên cạnh đó, dành dành còn là nguồn dược liệu quý, có tác dụng đối với nhiều bệnh lý.
Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Cây dướng là một loại cây lớn, mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Trong y học cổ truyền, cây dướng, đặc biệt là quả dướng, có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh.
Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng, chống bệnh bạch hầu do đã có trường hợp tử vong. Trong Đông y, bạch hầu cũng được coi là bệnh lý nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới nêu yêu cầu tăng cường công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam.
Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Lá xoài từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian và ngày nay được khoa học chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý.
Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Đột quỵ được biết đến là căn bệnh nguy hiểm và người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Sau đột quỵ cấp, người bệnh có thể bị mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, sa sút trí tuệ hoặc dễ trầm cảm, rối loạn cảm xúc…Căn bệnh này nếu không có dự phòng và điều trị tốt sẽ có hậu quả rất nguy hiểm đến tính mạng và tàn phế sau này.
Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử là hạt sấy hay phơi khô của cây tơ hồng. Thỏ ty tử là một vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền được sử dụng để dưỡng can thận, điều trị chứng bất lực và di tinh, ngăn ngừa sảy thai, cải thiện thị lực...
[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

Lá mơ lông vừa là một loại rau gia vị, vừa là một vị thuốc quý hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như lỵ trực trùng, ăn uống không tiêu, đau dạ dày...
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động