Tác dụng chữa bệnh của cây dướng
Hoa mẫu đơn chữa bệnh gì? Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen |
Cây dướng còn có tên khác: Chử thực, rau ráng, câu thụ…Tên khoa học: Broussonetia papyrifera (L.) L’Hérit. ex Vent., họ Dâu tằm (Moraceae). Bộ phận dùng làm thuốc là nhựa cây, vỏ rễ, vỏ thân, lá và quả. Vỏ thân thu hái quanh năm; lá thu hái vào mùa hè và thu, dùng tươi hay sấy khô. Quả chín thu hái vào mùa hè thu, rửa sạch, phơi khô.
![]() |
Quả của cây dướng. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Về thành phần hóa học, trong vỏ thân và vỏ rễ có chứa flavonoid (brousoflavonol…) và một số chất khác. Quả chứa saponin, coumarin, vitamin B, chất béo, acid cerotic, lignin; men lipaza, proteaza và zymaza. Hạt chứa dầu béo. Theo Đông y, vỏ rễ có vị ngọt, tính bình. Lá có vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng trị tả, cầm máu. Quả có vị ngọt, tính hàn.
Vỏ rễ chữa phù thũng, đau mỏi cơ khớp. Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, trị phù thũng, khí đầy. Nhựa cây có tác dụng sát trùng; dùng ngoài trị viêm da thần kinh, nấm tóc, eczema, rắn cắn, sâu bọ đốt; có thể bôi lên vết rắn cắn, ong đốt, rết và chó cắn, chữa hắc lào. Lá dùng chữa viêm ruột, thổ huyết, nôn ra máu, tử cung xuất huyết, vết thương chảy máu, có thể dùng nước xông để trị cảm; lá vắt lấy nước chữa đổ máu cam, lỵ.
Quả dướng có tác dụng bổ thận, thanh can, minh mục, lợi niệu. Chữa cảm, ho, lưng gối mỏi nhừ, nóng ở trong xương cốt, đầu choáng, mắt mờ, mắt có màng mộng, phù thũng trướng nước. Quả và hạt làm thuốc cường tráng, lại có công hiệu tiêu phù, mạnh gân cốt, sáng mắt, mạnh dạ dày và đẹp da.
![]() |
Cây dướng có nhiều tác dụng trong đông y. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Trong các tài liệu cổ như ở Trung Quốc vào các thời từ nhà Tống đến các đời Nguyên, Minh (1127-1644) cũng đều viết quả dướng có vị ngọt, khí lạnh, không độc, khí mỏng, vi hậu, khi đi xuống vào kinh túc thái âm tỳ, bồi bổ da thịt, ích khí lực, chữa phù thũng. Tỳ là dạng thổ, chủ cơ nhục, do vậy thổ hư thì khiến thủy thấp tràn dâng. Mặt khác vị ngọt của quả dướng vào tỳ, thổ hóa làm bền chặt tỳ, thổ lại làm tiêu được phù thũng, khí được bổ ích, cơ nhục được đầy đủ. Uống quả dướng chữa được dương vật không cương cứng bởi tinh khí bị kiệt. Khi tỳ mạnh thì sinh tinh, mà rót đến thận nên đã làm dương vật mạnh lên. Song bổ tỳ ích khí đều làm cho 5 tạng mạnh lên. Quả dướng nếu uống lâu có thể làm sáng mắt, mạnh gân cốt, chống lão hóa, nhẹ mình...
Cách bào chế quả dướng để làm thuốc: Người ta thường lấy quả dướng về vào các tháng 8-11 đem ngâm nước trong 3 ngày, khuấy lên và loại bỏ quả nổi trên mặt nước. Sau 3 ngày vớt ra đem phơi khô, tiếp theo cho vào rượu ngâm khoảng 5-10 phút, rồi lại vớt ra cho vào nồi nấu liên tục 12 giờ liền (thường theo kinh nghiệm để đạt được dược liệu tốt, hiệu quả trong trị liệu, người ta phải khởi đầu nấu vào giờ tý và kết thúc vào giờ hợi). Nấu xong vớt ra phơi khô cất đi sử dụng dần.
Dướng được dùng làm thuốc trong các trường hợp sau
- Dùng cho người già yếu, suy nhược, tiểu tiện nhiều lần: Quả dướng 12g, phục linh 10g, đỗ trọng 10g, kỷ tử 10g, bạch truật 10g, ngưu tất 8g, tiểu hồi hương 3g. Sắc ngày 1 thang, chia 3 lần.
- Chữa khí lực suy tổn, thân thể gầy yếu, chân tay nhức mỏi, di tinh, đái đục: Quả dướng 12g, ngưu tất 12g, ba kích 12g, hoài sơn 12g, viễn chí 12g, ngũ vị tử 12g, thục địa 12g, đỗ trọng 12g, xương bồ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa da dẻ thô xấu, mụn trứng cá loang lổ, tàn nhang, mặt không tươi: Quả dướng 150g, thăng ma 15g, đinh hương 15g, sa nhân 15g, lục đậu 1.000g, bạch cập 30g, cam tùng 21g, nhu mễ 2500g, địa liền 15g, tạo giác 1500g. Các vị tán thành bột mịn, trộn đều. Dùng bột xoa lên da, mặt; ngày 2 lần (sáng, tối).
![]() |
Quả dướng được sử dụng nhiều trong các vị thuốc. https://suckhoeviet.org.vn/ |
- Trị mắt mờ khó nhìn: Quả dướng 500g, hoa kinh giới 500g. Cả hai vị này nghiền nát vụn rồi trộn với mật làm viên to như đầu ngón trỏ. Mỗi lần nhai uống 1 viên chiêu với nước sắc bạc hà, ngày uống 3 lần.
- Máu cam chảy nhiều không dứt: Lấy một lượng lớn lá dướng giã nhỏ vắt lấy 2-3 lít nước cốt uống hết trong ngày sẽ dứt.
- Trị phong độc đau như dùi đâm, mình ngứa: Lấy lá dướng đun nước tắm, kết hợp giã cành lá vắt lấy nước cốt mà uống.
- Trị tứ chi đau, các khớp đau do phong (thấp khớp): Lấy lá dướng non ăn thường xuyên như là ăn các loại rau khác.
- Chữa lỵ: Lá dướng tươi 100g, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, cho uống.
- Chữa phù toàn thân: Vỏ cây dướng (cạo lớp vỏ ngoài) 12g, mộc thông 12g, phục linh 12g, tang bạch bì 4g, trần bì 4g, gừng 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa rong kinh: Vỏ cây dướng (cạo bỏ lớp vỏ ngoài) 12g, kinh giới (sao) 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kiêng kỵ: Người có tỳ thận hư nhược không nên dùng.
Tin liên quan

Hé lộ bí mật quản trị doanh nghiệp xuất sắc từ tinh hoa Nhật Bản
23:44 | 21/04/2025 Doanh nghiệp

Doanh nghiệp Mỹ Anh Shop tham gia Kết nối giao thương An Việt Hà Đông: Mở rộng mạng lưới, tìm kiếm cơ hội hợp tác
16:17 | 21/04/2025 Doanh nghiệp

Sinh viên Trường Cao đẳng Truyền hình rạng rỡ trong show diễn "Việt Phục hành" - Hành trình tự hào đậm đà bản sắc dân tộc
00:00 | 20/04/2025 Giải trí
Cùng chuyên mục

Cây vông nem: “Thần dược” cho giấc ngủ sâu và tâm trí an yên
17:00 | 21/04/2025 Y học cổ truyền

Cây xô thơm: Bí quyết vàng cho hệ tiêu hóa và giảm đau bụng hiệu quả
13:00 | 21/04/2025 Y học cổ truyền

Cây ngải dại: Cách sử dụng trong điều trị bệnh ngoài da
09:00 | 21/04/2025 Y học cổ truyền

Rễ cây ngũ gia bì: Dược liệu đánh bay đau nhức và phong thấp
07:00 | 21/04/2025 Y học cổ truyền

Cỏ roi ngựa: Thảo dược quý trong điều trị viêm họng và cảm cúm
19:00 | 20/04/2025 Y học cổ truyền

Các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ roi ngựa
17:00 | 20/04/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Bạch thược: Thảo dược vàng cho phụ nữ bổ huyết và điều hòa kinh nguyệt
15:00 | 20/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ quả cóc
13:00 | 20/04/2025 Y học cổ truyền

Cây mùi: Thảo dược đa năng cho hệ tiêu hóa và kháng khuẩn
11:00 | 20/04/2025 Y học cổ truyền

Cây bồ đề: Giải pháp thiên nhiên cho giấc ngủ ngon
09:00 | 20/04/2025 Y học cổ truyền

Cà tím: Thực phẩm vàng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
07:00 | 20/04/2025 Y học cổ truyền

Cây gấc: Thần dược vàng cho làn da rạng rỡ và sức khỏe toàn diện
20:00 | 19/04/2025 Y học cổ truyền

Mật ong: Bí quyết vàng cho sức khỏe hô hấp và làn da rạng rỡ
16:00 | 19/04/2025 Y học cổ truyền

Lá đinh lăng: Bí quyết sử dụng để tăng cường sức khỏe toàn diện
11:00 | 19/04/2025 Y học cổ truyền

Hạt tiêu: “Trợ thủ đắc lực” cho hệ tiêu hóa và giảm đau tự nhiên
09:00 | 19/04/2025 Y học cổ truyền

Sả: “Vệ sĩ” kháng khuẩn và “máy lọc” không khí từ thiên nhiên
07:00 | 19/04/2025 Y học cổ truyền

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
3 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
25-03-2025 15:59 Hoạt động hội