Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử là hạt sấy hay phơi khô của cây tơ hồng. Thỏ ty tử là một vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền được sử dụng để dưỡng can thận, điều trị chứng bất lực và di tinh, ngăn ngừa sảy thai, cải thiện thị lực...
Bạn có biết bài thuốc chữa bệnh từ cỏ tranh? Hoa mẫu đơn chữa bệnh gì?

Thỏ ty tử là hạt của dây tơ hồng - một loài cây mọc leo, ký sinh, cuốn trên các cây khác, thân thành sợi màu đỏ nâu nhạt hay màu vàng, không có lá.

Lá biến thành vảy, cây có rễ mút, để hút thức ăn từ cây chủ. Ở miền Bắc nước ta, dây tơ hồng mọc bám trên cây cúc tần (Pluchea indica Less., thuộc họ Cúc). Hoa hình cầu, 5 cánh hợp màu trắng nhạt, gần như không cuống, 5 nhị vàng. Hoa mọc tụ thành khoảng 10 đến 20 hoa một cụm. Mùa hoa: tháng 10 - 12.

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của thỏ ty tử?
Thỏ ty tử là hạt của dây tơ hồng. https://suckhoeviet.org.vn/

Quả hình cầu, chiều ngang rộng hơn chiều cao, rộng khoảng 3mm, nứt từ dưới lên, chứa 2 - 4 hạt, hình trứng, đỉnh dẹt, độ dài khoảng 2mm.

Dây tơ hồng mọc ở khắp nơi trên nước ta, nhưng người dân ít khi dùng hạt, người ta hái cả dây sắc uống làm thuốc bổ, chữa di tinh, mộng tinh hoặc lở sài ở trẻ em. Còn hạt tơ hồng (thỏ ty tử) thì vẫn nhập từ nước ngoài.

Công dụng chữa bệnh của thỏ ty tử

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, thỏ ty tử có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính bình, có tác dụng bổ Can Thận, ích tinh tuỷ, mạnh gân cốt, thông tiểu, nhuận tràng, sáng mắt, thu liễm.

Thỏ ty tử dùng chữa các chứng bệnh khí lực kém, gầy yếu, gân cốt đau yếu, đau lưng, nhức gối, di hoạt tinh, mắt mờ, miệng khô đắng, nước tiểu đục có cặn.

Trong Y học cổ truyền Ấn Độ, thỏ ty tử được dùng trị viêm khớp, ung thư, bệnh về não như động kinh, loạn tâm thần và hưng cảm.

Theo y học hiện đại

Chống loãng xương

Cho chuột bị loãng xương uống chiết xuất từ thỏ ty tử thấy mật độ xương tăng lên (P < 0.01) và cấu trúc vi mô của xương cải thiện đáng kể (P < 0.01 hoặc 0.05). Hơn nữa, thỏ ty tử đã có tác dụng giảm mạnh các mức độ TRACP-5b và RANKL trong huyết thanh, trong khi có một sự tăng đáng kể về nồng độ osteoprotegerin trong nhóm được dùng thỏ ty tử so với nhóm chuột đã phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, đặc biệt là ở liều cao.

Hơn nữa, năm 2022 Yun Yang và cộng sự đã phát hiện rằng sự tăng của các protein c-fos, c-Src kinase và NFATC1 đã được đảo ngược bởi thỏ ty tử cả trong vitro và in vivo. Kết quả của nhóm tác giả cho thấy thỏ ty tử có tác dụng chống loãng xương thông qua con đường tín hiệu c-fos/c-Src kinase/NFATC1.

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của thỏ ty tử?
Thỏ ty tử là một vị thuốc trong đông y. https://suckhoeviet.org.vn/

Cải thiện chức năng sinh sản và nội tiết

Năm 2000, Qin DN và cộng sự thực hiện đánh giá tác động của các flavonoid chiết xuất từ ​​thỏ ty tử lên chức năng sinh sản và nội tiết ở chuột đực. Chiết xuất từ thỏ ty tử làm tăng trọng lượng của tinh hoàn, mào tinh hoàn và tuyến yên, đồng thời kích thích bài tiết T và LH cả trong ống nghiệm và ở chuột chưa trưởng thành.

Cải thiện tình trạng viêm trong thoái hoá khớp

Sesamin, thành phần hoạt tính của thỏ ty tử làm giảm sự biểu hiện của cyclooxygenase 2 bằng cách ức chế con đường tín hiệu của yếu tố nhân-κB được kích hoạt bởi interleukin-1β, từ đó cải thiện tình trạng viêm trong bệnh thoái hoá khớp.

Một số cách chế biến thỏ ty tử để làm vị thuốc

Thỏ ty tử sao vàng: Đem thỏ ty tử sao với nhiệt độ tăng dần tới khi hạt có màu vàng hơi bị nứt.

Thỏ ty tử trích rượu: Đem 2kg rượu trộn đều vào 10kg thỏ ty tử, ủ 30 phút đến 1 giờ cho hút hết rượu, sao tới khô vàng. Có thể tẩm rượu, ủ 12 giờ, đem ra phơi, giã giập, lại tẩm rượu, ủ, phơi, cũng có thể tẩm, ủ 4 - 5 ngày với rượu, sau đồ chín. Phơi khô.

Thỏ ty tử muối: Trước hết đem 0,15kg muối hoà tan lượng vừa đủ 1.5 lít, trộn nước muối với 10kg thỏ ty tử, ủ 30 phút, sao tới vàng. Cũng có thể sau khi ủ mềm với nước muối đem chưng chín. Phơi khô.

Thỏ ty tử làm thành bánh: Đem 10kg thỏ ty tử chưng chín hoặc chưng cho trương nở. Lấy ra giã nát, thêm 1,5kg bột mỳ làm thành bánh. Phơi khô. Có thể trước khi chưng thì ủ với rượu 1 đêm theo tỷ lệ 10kg thỏ ty tử, rượu 1,5kg. Chưng 12 giờ, cứ cách 2 giờ lại vẩy một lần nước. Chưng tới chín, hạt nở ra, lấy ra giã nát, thêm bột mỳ với lượng như trên (1,5kg). Làm thành bánh, có thể cắt thành các khúc nhỏ.

Thỏ ty tử nấu chín: Lấy thỏ ty tử, thêm nước vừa đủ ngâm 24 giờ. Lấy ngay nước ngâm này, có thể thêm một ít nước nữa, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút đến 1 giờ cho hạt nở nứt ra hoặc sờ thấy dính tay. Vớt ra giã nát, thêm bột mỳ vào, làm thành bánh. Có thể cắt nhỏ thành khúc. Phơi khô.

Thỏ ty tử nấu với rượu: Trước hết đem 10kg thỏ ty tử tẩm với 1,5kg rượu, ủ 12 giờ, thêm nước vừa đủ nấu 1 giờ tới khi sờ thấy dính tay. Lấy ra giã nát, thêm bột mỳ làm thành bánh.

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của thỏ ty tử?
Thỏ ty tử có mặt trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền. https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc từ thỏ ty tử

Chữa ăn khó tiêu: Thỏ ty tử, hương phụ mỗi vị 100g, phèn phi 0,5g. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật ong làm viên. Uống mỗi ngày 2 - 4g.

Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi: Thỏ ty tử 8g, thục địa 16g, lộc giác giao, đỗ trọng mỗi vị 12g, nhục quế, kỷ tử mỗi vị 10g, đương quy, sơn thù, phụ tử chế mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa xơ cứng động mạch vành hoặc thời kỳ ổn định sau nhồi máu cơ tim: Thỏ ty tử 8g, đan sâm, phụ tử chế, đương quy, ba kích, bạch thược, bá tử nhân mỗi vị 8g, viễn chí, nhục quế mỗi vị 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Chữa thiểu năng tạo máu của tuỷ xương nhẹ: Thỏ ty tử 20g, thục địa 40g, ba kích, hà thủ ô, cỏ nhọ nồi, nhục thung dung, thiên môn mỗi vị 20g, kỷ tử, sơn thù mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa thận hư không sinh tinh, di tinh: Thỏ ty tử 8g, cao ban long, thục địa mỗi vị 12g, kỷ tử, hoài sơn, đương quy, phụ tử chế, đỗ trọng mỗi vị 8g, sơn thù 6g, nhục quế 4g. Đem tán bột làm thành viên uống mỗi ngày 10 đến 20g, hoặc sắc uống mỗi ngày một thang.

Chữa liệt dương: Thỏ ty tử 12g, thục địa, bá tử nhân, phá cố chỉ, phục linh mỗi vị 12g, lộc giác giao 20g. Làm viên, mỗi ngày uống 20 - 30g.

Chữa đái dầm: Thỏ ty tử 8g, đảng sâm, hoài sơn, khiếm thực mỗi vị 12g, mạch môn, sa sâm, tang phiêu tiêu, kỷ tử mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu: Thỏ ty tử 12g, củ mài, cẩu tích mỗi vị 20g, tỳ giải, cốt toái bổ, đỗ trọng mỗi vị 16g, rễ gối hạc, dây đau xương, rễ cỏ xước mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa rong kinh, rong huyết: Thỏ ty tử 12g, hoài sơn, sinh địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g, bạch thược, đương quy, ích mẫu mỗi vị 12g, xuyên khung 8g, hương phụ 10g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa ho: Thỏ ty tử, lá trắc bá, lá nguyệt bạch, lá bọ mắm mỗi vị 12g, nghệ 4 lát. Sắc uống ngày một thang.

L.Anh (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Cục Quản lý Dược đình chỉ, thu hồi và tiêu hủy 4 loại mỹ phẩm không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược đình chỉ, thu hồi và tiêu hủy 4 loại mỹ phẩm không đạt chất lượng

Mới đây, Cục Quản lý Dược đã ban hành 4 văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy 4 sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Hội thảo công bố Báo cáo đánh giá tác động tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia

Hội thảo công bố Báo cáo đánh giá tác động tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia

SKV - Ngày 25/11 tại Hà Nội, Hiệp hội Bia, Rượu, Nước Giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức hội thảo công bố Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia. Báo cáo đưa ra các phân tích toàn diện về tác động kinh tế, xã hội, và đề xuất phương án tối ưu, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa ngân sách nhà nước, ngành sản xuất và người tiêu dùng.
Dự báo thời tiết ngày 27/11/2024: Bắc Bộ nhiều mây, trời rét

Dự báo thời tiết ngày 27/11/2024: Bắc Bộ nhiều mây, trời rét

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 27/11/2024 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.

Cùng chuyên mục

10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô

10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô

Tía tô là loại cây gia vị quen thuộc trong đời sống. Không những vậy, tía tô còn là một dược liệu với nhiều công dụng hữu ích. Cùng tham khảo một số bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ cây tía tô.
[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh

[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, đặc biệt hữu ích trong những ngày mùa đông lạnh giá. Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen

Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen

Cây xạ đen là một loại dược liệu quý được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Lá xạ đen có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với một số loại thảo dược khác, nấu lấy nước uống chữa bệnh và tăng cường sức đề kháng rất tốt, đặc biệt là bệnh ung thư.
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm y tế quận, huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh.
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Cây huyết dụ, một loại cây quen thuộc thường dùng làm cây cảnh, không chỉ mang vẻ đẹp mộc mạc mà còn ẩn chứa những công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Các tin khác

[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

Lá vối là một vị thuốc quý, được dùng nhiều để điều trị một số bệnh lý như tiểu đường, rối loạn đường tiêu hóa, mỡ máu và gout.
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 24/2024/TT-BYT sửa đổi Thông tư 16/2020/TT-BYT về tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 14/12/2024.
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Ngũ tạng, gồm tâm, can, tỳ, phế, thận là 5 cơ quan quan trọng nằm ở vùng ngực và vùng bụng trong cơ thể con người. Tâm, can, tỳ, phế, thận có sự gắn kết hợp thành một thể hoàn chỉnh, cùng hoạt động trong cơ thể con người, nuôi dưỡng cơ thể phát triển và phòng tránh các loại bệnh tật.
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

Trong bối cảnh y học hiện đại ngày càng phát triển, y học cổ truyền vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong việc, khám chữa bệnh của người dân. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ và mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế ban hành dự thảo thông tư cập nhật danh mục các thuốc đông y được BHYT chi trả, trong đó bổ sung thêm nhiều bài thuốc, dược liệu, dạng bào chế và loại bỏ các sản phẩm từ nguồn gốc động thực vật hoang dã.
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trẻ nhỏ, người già và những người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ mắc cảm lạnh nhất. Bạn có thể dùng những loại thảo dược vườn nhà để hỗ trợ điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả

Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả

Trị ho bằng thảo dược từ lâu được sử dụng rộng rãi nhờ hiệu quả trị bệnh cao, an toàn lại rất dễ tìm. Những cây thuốc chữa ho này có công dụng trị ho khan, ho có đờm, giảm đau rát cổ họng, giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị

Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị

Nghệ tây, hạt thì là đen, rau mùi, cỏ xạ hương... là những gia vị có tác dụng tốt trong việc bảo vệ hệ thần kinh.
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền

Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền

Thời gian qua, tỷ trọng sử dụng thuốc y học cổ truyền trong cơ cấu chi chung của thuốc đã giảm từ 7,5%, xuống 4,5%. Bộ Y tế đang triển khai các biện pháp để phát huy thế mạnh của y học cổ truyền.
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe

Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe

Gừng đen có tên khoa học là Kaempferia parviflora. Loại này có giá trị dược liệu cao, còn được mệnh danh là “nhân sâm Thái” nên được bán với giá cao.
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động