Lá khôi - Loài thảo mộc chuyên trị bệnh dạ dày
Lá khôi có kích thước khá to
Lá khôi và những lợi ích đối với sức khỏe
Lá khôi chứa 2 thành phần dưỡng chất chính như sau:
-
Glycoside: hoạt chất này có khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch, đồng thời nó còn hỗ trợ cải thiện trí nhớ và hạn chế tình trạng suy nhược thần kinh;
-
Tanin: hàm lượng Tanin dồi dào chứa trong lá khôi có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa diễn ra trong tế bào, ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.
Ngoài 2 thành phần này, lá khôi còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết khác.
Lá khôi trong Y học Cổ truyền
Theo ghi nhận của các tài liệu Đông y, lá Khôi được coi là một loại dược liệu rất có lợi trong việc:
-
Điều trị bệnh đau dạ dày;
-
Cải thiện triệu chứng đau rát họng, viêm họng;
-
Thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể;
-
Điều trị các bệnh về da và giảm tình trạng dị ứng, nổi mề đay, bệnh viêm loét, ghẻ lở ngoài da;
-
Lá khôi còn được thêm vào các bài thuốc chữa bệnh thấp khớp.
Lá khôi tía
Lợi ích của lá khôi trong Y học hiện đại
Ngoài những ích lợi nêu trên, theo nghiên cứu của Y học hiện đại thì lá khôi còn có những công dụng sau:
-
Cải thiện hệ tiêu hóa: nếu như bạn thường xuyên bị khó tiêu, đầy chướng bụng, ăn uống kém ngon miệng, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng bị suy giảm thì có thể sử dụng lá khôi để điều trị;
-
Hỗ trợ điều trị các vấn đề về dạ dày: một trong số những tác dụng điển hình nhất của lá khôi đó chính là giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày. Những hoạt chất chứa trong lá khôi có khả năng kiểm soát lượng axit trong dịch vị dạ dày, nhờ vậy làm giảm các cơn đau do viêm loét dạ dày gây ra;
-
Giải tỏa âu lo, căng thẳng: những người hay gặp phải các vấn đề như suy nhược thần kinh, thường xuyên phải chịu áp lực, căng thẳng, chất lượng giấc ngủ thấp, trí nhớ kém có thể dùng lá khôi để khắc phục những tình trạng này;
-
Tiêu diệt vi khuẩn HP: nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày chính là sự xâm nhập của vi khuẩn HP. Tuy nhiên nếu sử dụng lá khôi với liều lượng hợp lý sẽ giúp chống lại loại vi khuẩn này, phòng ngừa tình trạng oxy hóa, khôi phục chức năng của dạ dày và hạn chế nguy cơ hình thành khối u;
-
Thúc đẩy quá trình làm lành vết thương: nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, lá khôi được dùng rất nhiều trong việc phòng ngừa và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng ở những vùng da có vết thương hở. Đặc biệt những hoạt chất do lá khôi tiết ra còn có khả năng làm lành sẹo nhanh chóng.
Những lưu ý khi sử dụng lá khôi
Theo một số ghi chép trong tài liệu nghiên cứu Đông y, nếu sử dụng lá khôi để chữa bệnh lý về dạ dày, các nhà khoa học nhận ra rằng: triệu chứng viêm dạ dày sẽ thuyên giảm đáng kể khi dùng lá khôi với liều lượng từ 100g trở xuống, người bệnh ăn ngon, ngủ tốt. Tuy nhiên nếu tăng lên đến 250g/ngày thì sẽ khiến cho người bệnh có các triệu chứng như da xanh tái, cơ thể uể oải, mệt mỏi. Vì vậy khi dùng lá khôi trong điều trị bệnh cần hết sức lưu ý đến liều lượng phù hợp.
Lá khôi thường được phơi khô để dùng làm thuốc
Như vậy có thể nói rằng lá khôi không chỉ là một loài thực vật đơn thuần mà còn là một loại dược liệu có thể hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề bệnh lý khác nhau, trong đó nổi bật nhất là công năng chữa bệnh viêm dạ dày. Nhưng để đảm bảo được hiệu quả cũng như phòng ngừa nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân khi dùng lá khôi nên có sự tư vấn kỹ lưỡng từ thầy thuốc Đông y, kết hợp với đó là xây dựng cho mình một lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
Tin liên quan
Điều trị hiệu quả chứng mất ngủ kinh niên
22:56 | 24/01/2025 Sức khỏe
Bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025
06:55 | 25/01/2025 Sức khỏe
Dự báo thời tiết ngày 25/1/2025: Bắc Bộ nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa nhỏ
05:05 | 25/01/2025 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
Hội Nam y Việt Nam: Tiếp tục đẩy mạnh kế thừa, phát huy tri thức y dược của Y Tổ Thiền sư Tuệ Tĩnh
22:04 | 21/01/2025 Y học cổ truyền
Điểm danh các loại thảo dược giúp mắt sáng, tăng cường thị lực
06:55 | 21/01/2025 Y học cổ truyền
Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
13:08 | 17/01/2025 Hoạt động hội
Một số vị thuốc đông y nên dùng khi bị thiếu máu
07:00 | 17/01/2025 Y học cổ truyền
Chữa trị chứng Thạch lâm (sỏi đường niệu) dưới góc nhìn Y học hiện đại
16:27 | 16/01/2025 Y học cổ truyền
Sóng sinh học tế bào gốc và giả thuyết mới về cơ chế tác dụng của huyệt
16:02 | 16/01/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác
Tác dụng của mật ong theo Đông y
07:00 | 16/01/2025 Y học cổ truyền
Một số vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ
16:03 | 14/01/2025 Y học cổ truyền
Vị thuốc quý từ quả phật thủ
07:00 | 13/01/2025 Y học cổ truyền
Những loại thảo dược giúp phòng chống cảm cúm hiệu quả
07:00 | 12/01/2025 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Nghệ - Vị thuốc tự nhiên với nhiều công dụng
07:00 | 07/01/2025 Y học cổ truyền
Quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện
10:38 | 03/01/2025 Y học cổ truyền
Một số bài thuốc đông y giúp giảm cân
17:20 | 01/01/2025 Y học cổ truyền
TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà
14:24 | 30/12/2024 Y học cổ truyền
Những loài cây mọc hoang dại nhưng lại là dược liệu quý
06:50 | 30/12/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng của vừng đen theo Đông y
07:00 | 26/12/2024 Y học cổ truyền
Hội Nam y Việt Nam tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 - khu vực phía Nam
6 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
7 ngày trước Hoạt động hội
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận
12-01-2025 20:00 Hoạt động hội
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030
10-01-2025 08:03 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025
30-12-2024 19:25 Hoạt động hội