Làm sống lại những cây thuốc quý hiếm tại Việt Nam
Trong hơn 12.000 loài thực vật tại Việt Nam thì có gần 6.000 loài cho công dụng làm thuốc, nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý hiếm trên thế giới. Đó là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thuốc chữa bệnh của Việt Nam.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% dân số ở các nước đang phát triển vẫn dựa vào thuốc thảo dược để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Người Việt ta cũng có thói quen và sở thích dùng các loại cây cỏ dược liệu hơn là lạm dụng thuốc tây.
Phát huy giá trị y học truyền thống, cách đây hơn 2 thập niên, Chỉnh phủ đã ban hành Nghị quyết số 37/CP ngày 20-6-1996 về “Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam”. Đồng thời có chiến lược phát triển Y học cổ truyền, thuốc sản xuất trong nước đáp ứng được 60% nhu cầu của bệnh viện, trong đó ít nhất có 30% số thuốc được sản xuất trong nước là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu.
Phát triển cây dược liệu gắn với phát triển kinh tế
Ở Việt Nam có rất nhiều loài cây cho công dụng làm thuốc nhưng lâu nay do khai thác quá mức và không được quản lý tốt nên nhiều cây thuốc quý đã biến mất. Hiện nay, dù đã được chú trọng hơn nhưng tại nhiều vùng trên cả nước vì lợi ích ngắn hạn nên vẫn để thương lái nước ngoài thu mua tự do rồi xuất qua kênh tiểu ngạch nên hiệu quả kinh tế thấp.
Khắc phục các hạn chế này, nhằm bảo tồn và gắn với phát triển kinh tế, nhiều vùng dược liệu cũng đã được quy hoạch như Đà Lạt, Mường Lống, Kỳ Sơn – Nghệ An, Pù Luông – Thanh Hóa, khu vực miền núi phía Bắc (huyện Ba Vì, Mỹ Đức – Hà Nội, Quảng Bạ – Hà Giang.. )
Trong đó, Trung tâm bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống, tỉnh Nghệ An dưới sự quản lý của Tập đoàn TH là một trong những điểm sáng đã thay đổi cả một vùng quê là một bài học đáng tham khảo cho những địa phương có lợi thế về dược liệu.
Đặc biệt, được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các vùng trồng dược liệu “sạch” thuần Việt Nam đang từng bước được hình thành và mở rộng theo nguyên tắc đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe. Trong đó có Dự án BioTrade phát triển dược liệu sạch do Liên minh châu Âu EU tài trợ với mục tiêu khuyến khích hoạt động khai thác đi kèm với bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời phát triển các chuỗi giá trị dược liệu bền vững.
Trung tâm bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống
Được biết, thạch hộc thiết bì, cây sì tò…, những cây thuốc mọc bờ rào của người Mông giờ đã được trồng thành một vùng nguyên liệu tập trung lớn. Tại Mường Lống trước đây việc khai thác dược liệu chưa có tổ chức, không có hướng dẫn khai thác đi kèm với bảo tồn, phát triển bền vững, khiến một số loài cây dược liệu quý bị khai thác cạn kiệt và có nguy cơ bị tuyệt chủng cao như: Cây bảy lá một hoa, trinh nữ hoàng cung, tam thất bắc…
Bảy lá một hoa, cây thuốc quý từng suýt biến mất tại Việt Nam, hiện được “hồi sinh” tại Trung tâm Bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống.
Bà Lầu Y Dở – Người dân Mường Lống, Nghệ An cho biết: “Ngày trước tôi ở nhà chỉ biết nuôi lợn, gà, trâu, bò thôi, chẳng có thu nhập gì cả. Cây thuốc thì chỉ biết trồng xuống đất để mặc cho tự nhiên phát triển, ốm đau mới dùng rồi bán cho thầy lang chứ không ngờ nó cho thu nhập tốt đến thế”. Cuộc sống của bà Lầu Y Dở và nhiều hộ dân nơi đây đã có sự thay đổi đầy khởi sắc nhờ sự có mặt của Trung tâm bảo tồn và phát triển dược liệu Mường Lống.
Ông Lầu Chìa Lồng – Giám đốc Trung tâm cho biết: “Việc bảo tồn và phát triển dược liệu là rất cần thiết. Khi bắt tay vào bảo tồn mới có thể giúp xác định được giống loài nào phù hợp, giống loài nào không phù hợp”.
Trên diện tích 136 ha, bà con bắt tay cùng doanh nghiệp bước đầu đã xây dựng được vùng trồng dược liệu bán tự nhiên trên diện tích rừng Mường Lống, rừng phòng hộ đầu nguồn hình thành vùng khai thác dược liệu bền vững; xây dựng vùng trồng dược liệu thâm canh theo thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Phát triển cây dược liệu không chỉ giúp đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số đi lên mà còn gắn với việc bảo vệ rừng.
Theo LÊ HÙNG/ plo.vn
Dẫn theo nguồn: https://plo.vn/suc-khoe/lam-song-lai-nhung-cay-thuoc-quy-hiem-tai-viet-nam-937278.html
Cùng chuyên mục
Sa Pa phấn đấu trở thành vùng trồng cây dược liệu trọng điểm
06:20 | 13/03/2024 Kho thuốc Việt
Tiến sĩ trẻ tuổi người Việt phát minh thuốc điều trị HIV mới được thế giới đánh giá cao
21:04 | 06/03/2023 Kho thuốc Việt
Siro ho – cảm hỗ trợ giải cảm, giảm ho, tiêu đờm ở trẻ
02:10 | 21/05/2022 Kho thuốc Việt
Những người “đại kỵ” với rau cải, cố tình ăn như “đưa thuốc độc vào người”
02:34 | 30/04/2022 Kho thuốc Việt
THANH CAN ĐỞM: Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan
08:08 | 16/12/2021 Kho thuốc Việt
CO-DI : Chăm sóc sức khỏe mùa dịch bệnh
04:10 | 16/12/2021 Kho thuốc Việt
Các tin khác
Liên minh Y học nhân dân trong cuộc chiến chống Covid 19
06:11 | 09/10/2021 Kho thuốc Việt
Tọa Đàm: Giải pháp phòng và hỗ trợ điều trị Covid -19
14:46 | 07/10/2021 Kho thuốc Việt
HỘI NAM Y VIỆT NAM, CHUẨN BỊ CHO ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ II
09:05 | 02/10/2021 Kho thuốc Việt
Ban đại diện phía Nam của Hội Nam Y Việt Nam phối hợp với Chùa Vân Long – An Giang hỗ trợ lương thực thiết yếu cho TP.HCM
04:40 | 23/08/2021 Kho thuốc Việt
Hội Nam Y Việt Nam kiến nghị cho sử dụng bài thuốc nam “Xuyên tâm liên gia vị” hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 trong thời kỳ khởi phát.
04:06 | 21/08/2021 Kho thuốc Việt
Y học cổ truyền tham gia phòng chống Covid 19
01:54 | 13/08/2021 Kho thuốc Việt
Việt Nam thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị COVID-19 đầu tiên từ thảo dược
14:24 | 10/08/2021 Kho thuốc Việt
Hội Nam Y Việt Nam tham gia hội thảo trực tuyến về Y học cổ truyền trong phòng chống và hỗ trợ trị bệnh covid -19
09:42 | 30/07/2021 Kho thuốc Việt
Cây bầu đất và những công dụng không ngờ
10:42 | 16/07/2021 Kho thuốc Việt
Thuốc Nam dân tộc Chăm, Ninh Thuận – Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
06:19 | 10/07/2021 Kho thuốc Việt
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội