Lão hoá da: Biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh
ThS.BSNT. Nguyễn Thị Thu Phương - Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về biểu hiện, nguyên nhân cũng như các phương pháp làm chậm và cải thiện tình trạng lão hóa da trên Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Bạch Mai.
PV: Thưa bác sĩ lão hóa da là gì và làm sao để biết da của mình có bị lão hóa không?
ThS.BSNT. Nguyễn Thị Thu Phương: Cùng với quá trình lão hóa chung của cơ thể, lão hóa da diễn ra thường xuyên, liên tục và không thể tránh khỏi. Quá trình này bắt đầu từ lúc 25 tuổi hoặc có thể sớm hơn.
Khi da bị lão hóa, chúng ta sẽ thấy da nhăn nheo, chảy xệ, túi mỡ ở mắt rõ hơn. Tiếp theo là xuất hiện các rối loạn sắc tố trên da như các vết nám, đồi mồi, tàn nhang, lốm đốm nâu hoặc trắng. Trên da có những giãn mạch máu, da suy giảm chức năng bảo vệ và tái tạo, dễ bị tổn thương và chậm lành vết thương. Các nếp nhăn xuất hiện ngày càng nhiều và sâu hơn. Về tổng thể sẽ thấy da mất độ mềm mại, da khô, thô ráp, kém săn chắc, kém sắc.
PV: Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân dẫn đến lão hóa da là gì?
ThS.BSNT. Nguyễn Thị Thu Phương: Cũng giống như các cơ quan khác trong cơ thể, lão hóa da do cả nguyên nhân bên trong và bên ngoài.
Lão hóa bên trong (sinh học) xảy ra do những thay đổi tự nhiên của cơ thể. Những thay đổi này chịu ảnh hưởng của các yếu tố: gen, chuyển hóa tế bào, hoóc môn, quá trình chuyển hóa,…
Lão hóa bên ngoài (môi trường) là hậu quả của hủy hoại gốc tự do sinh ra do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tích lũy dần, ô nhiễm, khói thuốc lá, chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, sinh hoạt không điều độ, chăm sóc da sai cách,…
PV: Vậy có những phương pháp nào để phòng tránh và cải thiện tình trạng lão hóa da?
ThS.BSNT. Nguyễn Thị Thu Phương: Các thủ phạm chính gây lão hóa da có thể phòng tránh được là ánh nắng, da khô do mất khả năng giữ nước, ô nhiễm môi trường, thói quen sinh hoạt, lối sống stress. Vì vậy nếu hạn chế được các thủ phạm trên thì tình trạng lão hóa da sẽ chậm lại hoặc được cải thiện. Các phương pháp bao gồm chống nắng, cung cấp đủ độ ẩm cho làn da, tránh môi trường ô nhiễm, bụi, chế độ ăn nhiều rau, quả, uống đủ nước, tránh căng thẳng tinh thần.
Các biện pháp chống nắng bao gồm sử dụng kem chống nắng, các biện pháp cơ học: áo chống nắng, mũ rộng vành, kính râm, hạn chế ra ngoài trời từ 10-14 giờ. Việc sử dụng kem chống nắng đúng cách cũng rất quan trọng. Chúng ta nên lựa chọn kem chống nắng phổ rộng, chống được cả UVA và UVB, khi hoạt động ngoài trời, bơi lội cần sử dụng kem chống nắng chống nước. Một trong những sai lầm phổ biển là mọi người không bôi đủ lượng kem chống nắng và chỉ bôi một lần trong ngày. Lượng kem chống nắng khuyến cáo cho vùng mặt là 1/4 - 1/3 thìa cà phê. Chúng ta cần bôi kem trước khi tiếp xúc với ánh nắng 15 đến 30 phút, 2 - 3 giờ nên bôi lại một lần.
Chế độ ăn uống giúp da khỏe hơn bao gồm: uống ít nhất 2 lít nước/ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả; hạn chế đồ ngọt, dầu mỡ, chiên xào, chế độ ăn giàu vitamin C, vitamin A, Omega 3, Flavonid, Selen,... Flavonoid có nhiều trong mầm đậu tương, chocolate, trà xanh, rượu vang, nho,.. Selen có nhiều trong thịt gà tây, ngũ cốc,…
Khi có các dấu hiệu của lão hóa da, mọi người cũng đừng ngần ngại đi khám bởi các bác sĩ Da liễu. Qua thăm khám, các bác sĩ sẽ có thể đánh giá chính xác mức độ lão hóa và sử dụng các thuốc bôi, thuốc uống cũng các thủ thuật thẩm mỹ phù hợp giúp đẩy lùi dấu hiệu của tuổi tác của bạn.
Tin liên quan
Đề xuất áp dụng thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày đối với một số bệnh, nhóm bệnh
15:39 | 30/10/2024 Tin tức
Festival hoa Đà Lạt 2024 có gì hấp dẫn?
14:46 | 30/10/2024 Giải trí
Vietramed Expo 2024: Cơ hội giao thương, kết nối sản phẩm dược liệu
14:14 | 30/10/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn
Vì sao đột quỵ khi ngủ?
14:40 | 12/06/2024 Tư vấn
Các tin khác
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
06:50 | 05/06/2024 Tư vấn
Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?
06:50 | 23/05/2024 Tư vấn
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
14:13 | 21/05/2024 Tư vấn
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
17:56 | 17/05/2024 Tư vấn
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú
10:20 | 14/05/2024 Tư vấn
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
19:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường
07:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não
13:55 | 06/05/2024 Tư vấn
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim
13:48 | 01/05/2024 Tư vấn
Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông
16:50 | 30/04/2024 Tư vấn
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức