Máu của giun cát giúp giành lại sinh mạng cho bệnh nhân viêm phổi nặng
Nhà nghiên cứu sinh vật học Fanck Zal đã lần đầu tiên có ý tưởng sử dụng loài giun cát để chữa bệnh khi ông quan sát những con giun này nổi lên vào lúc thủy triều rút trên các bãi biển ở khu vực ông đang sinh sống (vùng Brittany). Thế rồi, ông thắc mắc làm thế nào mà các con giun này có thể thở khi chúng bị chôn trên cát và ngập trong nước. Cuối cùng, ông phát hiện ra rằng máu của loài giun này có thể lưu trữ oxy trong thời gian lên tới 6 giờ (giữa các đợt thủy triều lên xuống).
Ông Fanck Zal, Giám đốc điều hành của công ty công nghệ sinh học Hemarina, cho biết: “Tôi phát hiện ra rằng chính các hoạt chất đóng vai trò như một bình oxy nhỏ của giun cát cho phép loài giun này lưu lượng oxy đến sáu giờ cho đến có khi thủy triều tiếp theo” . Hiện tại, công ty của ông có cả một nông trại nuôi giun trên đảo Atlantic vùng Noirmoutier. Phương pháp điều trị do ông sáng chế sau đó đã được áp dụng cho hàng chục bệnh nhân ghép thận và được cho là có tác dụng cải thiện nồng độ oxy của các cơ quan.
Các bác sĩ tại bệnh viện Pitie-Salpetriere và bệnh viện Georges Pompidou – Pari sẽ tiến hành kiểm định xem liệu sẽ an toàn khi tiêm trực tiếp huyết sắc tố của loài giun cát vào máu người hay không và liệu nó sẽ giúp tăng cường hàm lượng oxy cho các mô bào hay không.
Giai đoạn 1 của cuộc thí nghiệm đã được cơ quan y dược của Chính phủ Pháp – ANSM phê duyệt và được Hội đồng đạo đức nghiên cứu quốc gia cấp phép vào ngày 4 tháng 4 năm 2020. Một nhóm bệnh nhân gồm 10 người sẽ tham gia cuộc thử nghiệm ở giai đoạn này. Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo, sẽ có thêm một nhóm bệnh nhân đối chứng.
10 bệnh nhân đang đặt nội khí quản – Những người đang ở “giai đoạn cuối” của cuộc đời sẽ được điều trị thử nghiệm. Các bệnh nhân này đang bị tổn thương hệ hô hấp trầm trọng khiến các mô bào trong cơ thể họ không được tiếp nhận oxy. Dược chất từ giun cát sẽ được tiêm cho từng bệnh nhân một, theo liều tăng dần. Các bác sĩ sẽ hội chẩn trước mỗi liều tiêm mới.
Phương pháp trị liệu này chỉ áp dụng đối với các bệnh nhân có sự đồng ý từ gia đình. Bác sĩ Lantieri đã gây chú ý khắp toàn cầu khi thực hiện thành công ca ghép mặt đầu tiên trên thế giới. Hiện ông đang làm việc tại bệnh viện Pompidou. Sau đó ông đã đề xuất phương pháp trị liệu bằng huyết sắc tố này cho các đồng nghiệp đang điều trị cho bệnh nhân nhiễm vi rút.
“ Nguyên tắc của chúng tôi là cố gắng sử dụng liệu pháp này trong RDS (Triệu chứng Rối loạn Hô hấp), nhiễm trùng phổi. Trong trường hợp này, lượng Oxy rất thấp từ phổi được đẩy vào máu,” Bác sĩ Lantieri nói. Ông giải thích: “Giả thuyết của chúng tôi là nếu chúng tôi đặt hoạt chất này vào tĩnh mạch, nó sẽ thu nhận và khuếch tán nhiều oxy hơn đến cơ thể. Chúng tôi hy vọng rằng sử dụng hoạt chất này sẽ giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian điều trị trong phòng Điều trị tích cực và thời gian sử dụng máy thở”.
Phương pháp điều trị là rất đặc biệt và chỉ đang ở giai đoạn đầu của thử nghiệm. Nhưng với nhu cầu cấp thiết phải tìm ra các giải pháp đối phó với vi rút thì Bác sĩ Lantieri nói rằng nó đáng để thử.
“Đây là thời điểm chúng ta phải suy nghĩ nhanh. Đây là lúc mà chúng ta phải có cái nhìn rộng, vượt qua những định kiến “, ông Lantieri nói.
Ông cũng cảnh báo rằng các bác sĩ cần phải thận trọng ngay cả khi họ đang nổ lực tìm các giải pháp để đối phó với vi rút. “Có những quy tắc đạo đức nghiêm ngặt về sự đồng ý đã được thông báo khi bạn đưa thuốc cho bệnh nhân và bạn thử một loại thuốc mới. Và sự đồng ý có thông báo này thậm chí còn khó khăn hơn khi bệnh nhân không thể trực tiếp đồng ý mà phải phải thông qua người thân của họ ” Ông Lantieri nói.
“Những quy tắc này phải được tuân thủ vì nó rất quan trọng,” ông Lantieri nói thêm. Tính đến Chủ nhật (tháng 4.2020), Pháp đã báo cáo hơn 8.000 trường hợp tử vong liên quan đến vi rút này.
Huỳnh Tài (t/h)
Cùng chuyên mục
Sa Pa phấn đấu trở thành vùng trồng cây dược liệu trọng điểm
06:20 | 13/03/2024 Kho thuốc Việt
Tiến sĩ trẻ tuổi người Việt phát minh thuốc điều trị HIV mới được thế giới đánh giá cao
21:04 | 06/03/2023 Kho thuốc Việt
Siro ho – cảm hỗ trợ giải cảm, giảm ho, tiêu đờm ở trẻ
02:10 | 21/05/2022 Kho thuốc Việt
Những người “đại kỵ” với rau cải, cố tình ăn như “đưa thuốc độc vào người”
02:34 | 30/04/2022 Kho thuốc Việt
THANH CAN ĐỞM: Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan
08:08 | 16/12/2021 Kho thuốc Việt
CO-DI : Chăm sóc sức khỏe mùa dịch bệnh
04:10 | 16/12/2021 Kho thuốc Việt
Các tin khác
Liên minh Y học nhân dân trong cuộc chiến chống Covid 19
06:11 | 09/10/2021 Kho thuốc Việt
Tọa Đàm: Giải pháp phòng và hỗ trợ điều trị Covid -19
14:46 | 07/10/2021 Kho thuốc Việt
HỘI NAM Y VIỆT NAM, CHUẨN BỊ CHO ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ II
09:05 | 02/10/2021 Kho thuốc Việt
Ban đại diện phía Nam của Hội Nam Y Việt Nam phối hợp với Chùa Vân Long – An Giang hỗ trợ lương thực thiết yếu cho TP.HCM
04:40 | 23/08/2021 Kho thuốc Việt
Hội Nam Y Việt Nam kiến nghị cho sử dụng bài thuốc nam “Xuyên tâm liên gia vị” hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 trong thời kỳ khởi phát.
04:06 | 21/08/2021 Kho thuốc Việt
Y học cổ truyền tham gia phòng chống Covid 19
01:54 | 13/08/2021 Kho thuốc Việt
Việt Nam thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị COVID-19 đầu tiên từ thảo dược
14:24 | 10/08/2021 Kho thuốc Việt
Hội Nam Y Việt Nam tham gia hội thảo trực tuyến về Y học cổ truyền trong phòng chống và hỗ trợ trị bệnh covid -19
09:42 | 30/07/2021 Kho thuốc Việt
Cây bầu đất và những công dụng không ngờ
10:42 | 16/07/2021 Kho thuốc Việt
Thuốc Nam dân tộc Chăm, Ninh Thuận – Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
06:19 | 10/07/2021 Kho thuốc Việt
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội