Mối liên hệ giữa thể bệnh zona và các hội chứng Xà xuyến sang của Y học cổ truyền
Bệnh zona thần kinh là một bệnh da cấp tính do varicella zoster virus (VZV) gây nên theo cơ chế truyền nhiễm thứ phát với đặc trưng tổn thương mô da và mô thần kinh cảm giác ngoại biên không biến chứng. Sang thương cơ bản ngoài da biểu hiện là mụn nước, bọng nước tập trung như chùm nho dọc theo sợi thần kinh chi phối biểu hiện lâm sàng là những cơn đau nhức nhối, rát bỏng do sợi thần kinh bị tổn thương.
Gọi bệnh theo cơ chế truyền nhiễm thứ phát vì sau khi nhiễm virus herpes zoster (HZV) gây bệnh Thuỷ đậu, virus này tiềm ẩn sừng sau tuỷ sống và các hạch giao cảm, đợi khi đủ điều kiện sẽ chuyển sang dạng hoạt động gây bệnh zona và có tên là VZV. Gọi là zona thần kinh vì dù mắc Thuỷ đậu khỏi bệnh ngoài da (sang thương khô bong mài, đã để lại di tích sẹo lõm), nhưng virus này không bị đào thải ra khỏi cơ thể mà chúng di chuyển tồn tại ở rễ hạch thần kinh cảm giác và sừng sau tuỷ sống dưới dạng bất hoạt. Gặp điều kiện thuận lợi chuyển từ bất hoạt sang hoạt động của VZV được thống kê là sau một chấn thương tinh thần, tuổi cao, có thai, điều trị phóng xạ, suy giảm miễn dịch, đang dùng hoá trị liệu, bị bệnh ác tính, nhiễm HIV đều có thể phát thành bệnh zona với các tổn thương đặc thù chủ yếu ở mô thần kinh.
Cơ chế bệnh sinh: bệnh zona thần kinh có biểu hiện triệu chứng tổn thương cả mô da (gây sang thương mụn rộp nước) và mô thần kinh cảm giác ngoại biên (tổn thương cả sợi trục hoặc bao myelin thần kinh cảm giác). Do các sang thương ngoài da bong vảy thành sẹo và được coi như khỏi bệnh, nhưng trên thực tế nếu tổn thương vỏ myelin sợi cảm giác chưa phục hồi thì vẫn còn cơn đau rát bỏng và không thể gọi là biến chứng. Gọi là biến chứng khi zona có tổn thương nơi khác ngoài thần kinh cảm giác ngoại biên. Biến theo Gilden DH, et al. (năm 2000) bao gồm viêm não, liệt nhẹ nửa người phía đối diện, viêm tủy và liệt thần kinh vận động ngoại biên (sọ não, sợi thần kinh ngoại biên tuỷ) còn có biến chứng ở phổi, tim, gan hoặc thận. Theo Gnann JW, Whiltey RJ (năm 1991) có 10 – 50% số bệnh nhân mắc zona biến chứng bị tổn thương nội tạng và phần lớn tử vong do viêm phổi.
Khởi phát bệnh là sự xuất hiện một mảng da tiết đoạn thần kinh chuyển màu tấy đỏ, đau rát. Trên các mảng da tấy đỏ dần dần xuất hiện các mụn nước trong, nông, nhỏ. Các mụn nước ngày càng nhiều và tập trung thành đám như chùm nho, lan rộng theo chiều hướng của thần kinh ngoại biên nên YHCT gọi là rắn bò (Xà xuyến sang). Tổn thương mụn nước chuyển từ trong sang đục, sau đó vỡ ra thoát dịch xẹp lại, khô và đóng vảy (mài). Sự bong mài để lại dấu ấn da tổn thương là sẹo nông có màu nhạt hơn so với màu da bình thường xung quanh. Nhiều trường hợp mụn nước khi xuất tiết có thể bị bội nhiễm sinh mủ để lại sẹo xấu. Số ít có cảm giác đau nhức nhối hàng năm do tổn thương sợi trục hoặc rát bỏng do tổn thương bao myelin chưa hồi phục.
Hình ảnh Xà xuyến sang |
Trong các y văn cổ có ghi lại, bệnh zona thần kinh với những triệu chứng lâm sàng như đau, ngứa, nóng rát một vùng da, kèm theo nổi ban đỏ có mụn rộp nước được mô tả thuộc phạm trù các chứng Hoả đới sang, Xà đơn, Xà xuyến sang, Tri thù sang, Hoả thống, Hỏa đái sang, Triền yên hỏa đơn… tên gọi chứng bệnh phụ thuộc theo vị trí, đặc điểm và hình thái của bệnh. Dân gian gọi là Giời leo.
Học thuyết Ôn bệnh mô tả zona thuộc loại “Ôn bệnh tồn lưu” (bệnh truyền nhiễm thứ phát). Nguyên nhân gây ra bệnh là hậu chứng của Thuỷ bào Phỏng rạ: tà khí Phong ôn mùa Đông mạt Xuân sơ tấn công truyền biến theo đường ôn bệnh Vệ Khí Dinh Huyết, sau đó tà không bị đánh đuổi khỏi cơ thể hoàn toàn mà di trú uất kết tại kinh Can hoặc kinh Tỳ chờ thập niên thiên quý (nhiều năm nhiều tháng) đủ đủ kiện sẽ theo kinh Bàng Quang chuyển ra Bì phu để nhờ Phế tuyên phát ra ngoài. Do uất tồn tính bằng nhiều năm tháng đến mức Can mất sơ tiết, gặp nhiệt phát hoả, ôn tà biến tướng truyền biến sang kinh Bàng quang phát thành bệnh Xà xuyến sang. Điểm đáng chú ý là trong suốt quá trình uất tồn tại kinh Can, nếu tà Phong ôn bị nung nấu khi gặp nhiệt hoá sinh nan Phế đột ngột, Phế lập tức tuyên phát thành bệnh cảnh Can kinh uất nhiệt (sang thương mọc trên nền ban đỏ tía, mụn nước nhỏ trong, gặp tình chí uất ức tăng nặng sinh nhiều mụn nước hơn lan nhanh như rắn bò); nhưng nếu người bệnh Nguyên khí suy giảm hoặc Tỳ hư sinh độc Thấp bị đình trệ nan Phế thì bệnh cảnh thể hiện là Tỳ hư Thấp nhiệt (sang thương mụn nước to đục, dễ vỡ, dễ bị bội nhiễm). Khi tà biến tướng hoá độc truyền kinh về kinh Bàng quang gây ra chứng thống do Khí huyết ứ trệ. Sang thương tạo mài bong ra, vẫn còn tái hiện cơn đau rát bỏng lại do Khí ngưng huyết tụ (sự huỷ hoại sợi trục hoặc bao myelyn chưa được phục hồi) hay còn gọi là Khí hư huyết tý (tý = tắc).
Các bệnh cảnh Xà xuyến sang theo YHCT
Ma trướng cảm: dị cảm theo tiết đoạn thần kinh ngoại biên (có thể nổi ban đỏ ở vùng xà xuyến tiền triệu) sau đó chuyển đau nhức nhối hoặc rát bỏng (dù không nổi mụn nước) lan theo hướng tuần hoàn của kinh Bàng quang một bên. Tuỳ cơ địa mà có bệnh cảnh dài ngắn khác nhau, lâm sàng có triệu chứng Phong thấp phạm kinh Bàng Quang.
Can kinh uất nhiệt: nổi nốt rộp trên nền ban đỏ, có căng bóng, họng khô, đau rát, người bứt rứt, ngực sườn đầy tức, dễ kích động, táo bón, rêu lưỡi vàng.
Tỳ hư thấp trệ: sắc ban chẩn không tươi, có mụn nước dày, thủy bào lớn, loét chảy nước, miệng khô, đầy bụng, phân lỏng, rêu trắng dày.
Khí hư huyết tý: sau bong mài, người bệnh có những cơn đau theo đường xà xuyến (rắn bò) hàng năm trời, mệt mỏi, ngủ kém, mạch hư nhược, lưỡi có điểm tím bầm
Mối liên hệ giai đoạn bệnh zona và các giai đoạn Ôn bệnh theoYHCT
Các giai đoạn của zona thần kinh và Xà xuyến sang
STT | YHHĐ | YHCT | % Tương thích |
1 | Tiền triệu cảm giác dị cảm vùng da: 72 giờ | Vệ ma trướng cảm, tê nhức vùng da, tà di chuyển theo kinh Bàng Quang ra Bì phu | 98% |
2 | Khởi phát ngấy sốt, đau rát ửng đỏ vùng tiết đoạn thần kinh tổn thương: 24 giờ | Khí phát nhiệt, mụn nước, thống do tà tấn công gây Khí hư huyết ứ | 96% |
3 | Toàn phát phát sốt, đau, mụn nước lan theo tiết đoạn thần kinh 1 bên: 7 ngày | Dinh phát sốt, Khí hư huyết ứ, phát ban hình thành mụn rộp tập hợp lại như xà xuyến (rắn bò) | 100% |
4 | Biến chứng, Lui bệnh mụn nước đục, vỡ làm mày. Có thể đau hậu zona: 2-3 tuần | Huyết mụn nước khô mày. Có thể chuyển Khí hư huyết tý | 96% |
Nhận xét: Bốn giai đoạn bệnh truyền nhiễm zona thần kinh YHHĐ và uất tồn ôn bệnh Xà xuyến sang không có sự khác biệt về triệu chứng và thời gian chuyển giai đoạn mang ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
Tóm tắt các thể bệnh zona YHHĐ và hội chứng bệnh Xà xuyến sang YHCT:
STT | YHCT | YHHĐ | Tiên lượng | Tương thích |
1 | Ma trướng cảm theo kinh Bàng quang | Dị cảm đau rát theo tiết đoạn thần kinh ngoại biên một bên, yếu tố kích hoạt virus không đủ mạnh, không có sang thương | Bệnh đang tiến triển theo đáp ứng miễn dịch. Không thấy bệnh nổi mụn nước tái phát lại nhưng có thể có triệu chứng đau dây thần kinh | 95% |
2 | Can kinh uất nhiệt | Đáp ứng miễn dịch tốt (sang thương trong , nhỏ, nông, dễ đóng mài) | Khỏi trong vòng 30 ngày. Hiếm khi tái phát lại | 98% |
3 | Tỳ hư Thấp nhiệt | Suy giảm miễn dịch (sang thương to, dễ lan, đục, dễ vỡ, dễ bội nhiễm) | Đóng mày 30-60 ngày nếu không bội nhiễm. Hay tái phát | 100% |
4 | Khí hư huyết tý | Sợi trục hoặc ỏ myelin bị tổn thương chưa hồi phục (cơn đau kéo dài hàng năm sau khi đã đóng mài sang thương) | >60 ngày dù Bong mày vẫn có cơn đau rát bỏng. | 96% |
Nhận xét: Bốn bệnh cảnh của YHHĐ có mối tương đồng với bốn hội chứng bệnh của YHCT có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bàn luận và Kết luận
Bệnh zona thần kinh là bệnh da do nhiễm trùng từ virus thuỷ đậu tiềm tàng thời gian dài trong hạch cảm giác thần kinh đến khi có điều kiện bùng phát gây tổn thương mô thần kinh cảm giác, đặc biệt đầu mút thần kinh tạo ra những mụn nước ở da theo tiết đoạn thần kinh. Tổn thương thần kinh cảm giác có thể cả bao myelin luôn kéo dài hơn mụn nước ngoài da được tính theo hàng năm tháng và có thể tái hồi (zona không triệu chứng ngoài da- YHCT gọi là Ma trướng cảm). Tương ứng với loại tổn thương da và thần kinh mà YHCT có bốn bệnh cảnh tương ứng Ma trướng cảm, Can kinh uất nhiệt, Tỳ hư thấp nhiệt và Khí hư huyết tý.
Zona giai đoạn nào cũng gây đau rát nhức nhối ngoài da nhưng giai đoạn chưa tạo mài bong là do Khí hư huyết trệ (không thông tất thống), khi đã liền sẹo mà còn đau là Khí hư huyết tý. Đau Khí hư huyết trệ là do viêm khi virus đang di chuyển từ sừng sau tuỷ sống, hạch cảm giác tới đầu mút sinap thần kinh ngoài da. Đau Khí hư huyết tý là chưa hồi phục bao myelin.
YHCT xếp bệnh cảnh quan tâm đến thể hiện triệu chứng ngoài da mà không xếp thể bệnh theo đến biến chứng của YHHĐ (não, phổi, tim, thậm chí cả biến chứng thần kinh vận động gây liệt) trong chứng Xà xuyến sang.
Sự kiện phát hiện các hợp chất huỷ hoại mô thần kinh, bao myelin do vi rút (các gangliosides GM1, GQ1b…) làm việc điều trị bằng huyết thanh rất mạnh mẽ những năm gần đây là bằng chứng để công nhận việc virus VZV có thể thoát khỏi mô thần kinh cảm giác tấn công mô thần kinh vận động, xâm nhập được thần kinh trung ương cũng như tấn công được các mô cơ quan khác.
Với người trẻ, đáp ứng miễn dịch tốt nhưng nếu thần kinh bị đả kích (stress) bệnh vẫn có thể tăng nhanh và nặng hơn, YHCT gọi là tình chí phát ra bệnh cảnh Can kinh uất nhiệt (sang thương thường trên nền đỏ, mụn nước nhỏ, trong).
Với người suy giảm miễn dịch, sức khoẻ yếu, đang ở thời kỳ thay đổi sinh lý lứa tuổi (bão hormon sinh dục): sang thương dịch tiết mụn rộp thường to, dễ chuyển sang đục, dễ bị bội nhiễm. Bệnh cảnh này YHCT gọi là Tỳ hư thấp nhiệt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2013). Quy trình khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu,
Quyết định 792/QĐ-BYT ban hành ngày 12/3/2013.
2. Bộ Y tế (2015), Danh mục thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc Y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm Y tế, Thông tư 05/2015/TT-BYT ban hành ngày 17/3/2015.
3. Nguyễn Thị Bay, Nguyễn Lê Việt Hùng (2024). Giáo trình bệnh Da liễu Y học cổ truyền Đại học Y Dược TPHCM. NXB Y học.
4. Nguyễn Chí Thanh, Trương Quốc Công (2023). Mối liên hệ bệnh cảnh Guilline Bare’ và chứng Nuy hường thượng YHCT. Tạp chí Sức khoẻ việt tháng 3.2023
Tác giả:
Nguyễn Chí Thanh
Thạc sĩ Bác sĩ Y học cổ truyền
Giảng viên Khoa Y Học Cổ Truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Trương Quốc Công
Sinh viên Y6 YHCT 18 Khoa YHCT Đại học Y Dược TP. HCM
Cùng chuyên mục
Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn
Vì sao đột quỵ khi ngủ?
14:40 | 12/06/2024 Tư vấn
Các tin khác
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
06:50 | 05/06/2024 Tư vấn
Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?
06:50 | 23/05/2024 Tư vấn
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
14:13 | 21/05/2024 Tư vấn
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
17:56 | 17/05/2024 Tư vấn
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú
10:20 | 14/05/2024 Tư vấn
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
19:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường
07:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não
13:55 | 06/05/2024 Tư vấn
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim
13:48 | 01/05/2024 Tư vấn
Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông
16:50 | 30/04/2024 Tư vấn
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội