Mới nhất Đọc nhiều

Mối liên hệ thể bệnh Thuỷ đậu và hội chứng bệnh Thuỷ bào chẩn trong Y học cổ truyền

Trong khám chữa bệnh chứng Thuỷ đậu (chứng Thuỷ bào chẩn của Y học cổ truyền - YHCT), mặc dù cách tiếp cận lý luận có khác nhưng các triệu chứng về bệnh học không thể khác nhau và luôn cần bổ sung cho nhau. Tìm mối tương thích nhằm điều trị bệnh Thuỷ đậu bằng các phương pháp YHCT đạt kết quả khách quan nhất cho người bệnh.

Thuỷ đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do herpes zoster virus (HZV) thuộc họ herpeviridae cùng chủng varicella zoster virus (VZV- zona) gây ra. Sự lây truyền từ người sang người qua đường không khí gần (giọt bắn) hoặc đường tiếp xúc đụng chạm mầm bệnh rồi hít phải có khả năng lây 90% cho người chưa có miễn dịch thuỷ đậu. Bệnh Thủy đậu chủ yếu gặp ở trẻ em tuổi đi học, biểu hiện lâm sàng triệu chứng sốt, hắt hơi và gây tổn thương da dạng nốt phỏng. Đa số diễn biến lành tính. Ở người có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể tiến triển nặng và có thể xuất hiện các biến chứng nội tạng như viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim và thậm chí dẫn tới tử vong.

Mối liên hệ thể bệnh Thuỷ đậu và hội chứng bệnh Thuỷ bào chẩn trong Y học cổ truyền
Hình ảnh thuỷ đậu

Thủy đậu thường ở trẻ em, tiến triển lành tính nên cách phân thể bệnh của YHHĐ là theo giai đoạn bệnh (thể thông thường) và thể có biến chứng (thể nặng).

Khi người nhiễm phải mầm bệnh herpes zoster virus, chúng nhân lên rất mạnh ở niêm mạc đường hô hấp - đây là khoảng thời gian ủ bệnh. Khi đủ số lượng, virus di chuyển đến các mô da gây viêm lớp tế bào đáy và gai tạo nốt dát đỏ, đồng thời người bệnh ngấy sốt hắt hơi sổ mũi. Khi da xuất hiện nốt dát mẩn đỏ, ngứa nhiều hơn đau và mọc những mụn nước to dần trở nên phồng rộp khoảng 5-10mm rải rác chủ yếu vùng ngực bụng mà không tụ lại chùm nho như bệnh zona, chân nốt phỏng giới hạn rõ bằng đường viền viêm đỏ. Mụn nước không bội nhiễm sẽ lõm ở giữa, xẹp dần và đóng vảy, bong vảy (mài) và để lại sang thương là vết sẹo lõm. Ở giai đoạn toàn phát, cơ thể có thể có mặt tất cả lứa tuổi của sang thương: dát mẩn đỏ, mụn nước phỏng, đóng vảy, bong mài và sẹo lõm. Virus HZV hoạt lực cao sẽ xâm nhập được vào các cơ quan khác (như phổi, não, tim) gây ra tổn thương được gọi là biến chứng. Lúc đó người bệnh thường sốt cao kéo dài kèm rối loạn chức năng cơ quan đích và có thể tử vong.

Bốn giai đoạn truyền nhiễm bệnh Thuỷ đậu tóm tắt như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: virus xâm nhập niêm mạc hô hấp và nhân lên,thường 14-17 ngày.
  • Giai đoạn tiền triệu: thời gian virus di chuyển theo đường thần kinh ngoại biên đến mô da, gây viêm long đường hô hấp, dị cảm da 1-2 ngày trước khi xuất hiện sang thương nụm nước.
  • Giai đoạn toàn phát: sốt kiểu virus từ 37,8°-39,4°C kéo dài 3 đến 5 ngày. Mô da xuất hiện dát đỏ ngứa, rải rác, rời nhau và tiến triển thành sẩn, rộp phỏng nước hình cầu chân viền đỏ kích thước nhỏ 5-10 mm. Khoảng 3-5 ngày ở giữa nốt phỏng lõm dần, dịch rút đi, sang thương xẹp để lại da nốt phỏng nhăn nhúm.
  • Giai đoạn kết thúc: tổn thương khô nhanh và tạo thành vảy (mài), vảy này tự bong, để lại một sẹo lõm.

Theo Y học cổ truyền

Bệnh Thuỷ đậu YHHĐ được YHCT mô tả trong chứng Thuỷ bào chẩn (chẩn = sẩn, mụn nước mọc trên da). Sách y văn cổ “Y Thuyết” của Trương Quý Minh đời nhà Tống lý luận Thuỷ bào chẩn truyền biến (truyền nhiễm) theo Ôn bệnh mùa Đông mạt Xuân sơ (bệnh lây virus đường hô hấp cuối đông đầu xuân): “Thuỷ bào chẩn là bệnh nông nhẹ thường ở phần Vệ và Khí; khi vào đến Dinh mới phát ban và hình thành chẩn dưới dạng thuỷ bào rải rác khắp châu thân; bệnh rất hiếm gặp ở Huyết phận nên tàn phá tạng phủ (tức biến chứng YHHĐ) coi như không đáng kể. Chứng bệnh này thường gặp trẻ nhỏ, nhanh khỏi, ít nguy hại nhưng qua nhiều thập niên thiên quý ai từng mắc Thuỷ bào chẩn sẽ tái hiện bằng chứng bệnh Xà xuyến sang”.

Thuỷ bào chẩn còn có các tên gọi: Thuỷ sang (sang = da, mụn nước trên da), Thuỷ hoa hoặc Thuỷ hoa nhi (nhiều mụn nước đa lứa tuổi tạo ra các sang thương trên da như gấm hoa nước = Thuỷ hoa); trong dân gian gọi là Phỏng rạ, Trái rạ do thuỷ bào ngứa râm ran như bị vướng vào rơm rạ, đốt rạ lấy tro bôi thoa sẽ nhanh hết (virus HZV kích ứng ánh sáng nên màu tối sang thương sẽ làm hoạt lực virus yếu đi).

Cơ chế bệnh sinh của Thuỷ bào chẩn: do thời độc tà Ôn bệnh Phong nhiệt xâm phạm vào Phế qua ngả đạo khí và đường khai khiếu (mũi - hầu). Tà và Vệ khí giao tranh phạm lạc thuỷ Tam tiêu sinh ra bóng nước. Trên lâm sàng sự giằng co chính khí và tà khí làm Phế không tuyên phát nổi sinh ra các mụn nước có chân viền đỏ luôn kèm hắt hơi sổ mũi. Trường hợp giao tranh tà mạnh Vệ khí yếu: tà độc cậy Nhiệt trường (sốt kéo dài) Phong mạnh sẽ xâm phạm vào được Huyết phận gây tổn thương Tỳ dương. Tỳ dương khuy tổn không tẩy được Thấp, Thấp đưa tà theo lạc thuỷ Tam tiêu đi tràn lan mà huỷ hoại các tạng phủ khác (biến chứng của YHHĐ), lúc này YHCT mô tả theo chứng mới không còn chứng bệnh “nhanh khỏi, ít nguy hại” nữa.

Các bệnh cảnh chứng Thuỷ bào chẩn theo YHCT:

Ôn Phong rối loạn lạc thuỷ Tam tiêu tạo ra bào chẩn

Lúc bắt đầu sổ mũi, hắt hơi. Vài ngày sau thì xuất hiện rải rác những nốt đỏ ở ngực bụng, khi phồng rộp thành thuỷ hoa (bào chẩn) thì lan ra khắp tay chân. Bào chẩn hình bầu dục to dần không đều nhau tích Thuỷ thấp bên trong, chân có viền đỏ do bào chẩn có tuổi khác nhau (nốt này mọc, nốt khác chân viền bớt đỏ đang lõm xuống tạo vảy hoặc bong mài).

Thấp nhiệt xâm phạm bào chẩn (sang thương bị bội nhiễm)

Các bào chẩn không lõm xẹp tạo vảy mà bị đục nhanh, căng vỡ và hoá nùng mủ. Các mủ bào chẩn này rất khó đóng mài bong và để lại ngấn tiết co kéo (sẹo xấu).

Độc tà vào được Huyết phận tàn phá tạng phủ

Thuỷ hoa mọc dầy, sắc tím tối, màu nước đục, xung quanh nốt thuỷ đậu màu đỏ sẫm, sốt cao phiền khát không dứt, mặt đỏ, môi hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu luỡi vàng, chất lưỡi đỏ.

Độc tà di trú vào Can kinh, Tỳ kinh tồn lưu (giai đoạn tà biến hoá không triệu chứng)

Lúc bắt đầu đóng mài là giai đoạn tà di trú (không phải truyền kinh vì không thể hiện chứng bệnh trên lâm sàng). Tuỳ cơ địa và thể chất người bệnh, tà sẽ di trú tồn lưu ở kinh Can hay Tỳ. Gặp người dễ kích động, kích thích (tăng động), tà sẽ tồn lưu ở kinh Can; nếu người có rối loạn tiêu hoá tà di trú về kinh Tỳ. Sự di trú này có thể chuyển qua chuyển lại tuỳ theo tình chí hoặc Chính khí vì trẻ đang trong giai đoạn phát triển chưa hoàn thiện thiên quý. Thường chỉ khi cơ thể người bệnh ở thời khắc nguy nan thiên quý (giai đoạn thay đổi sinh lý lứa tuổi) thì sự trỗi dậy của ôn tà mới đủ mạnh tạo sinh chứng bệnh mới: chứng Xà xuyến sang (bệnh Giời leo).

Mối liên hệ giai đoạn bệnh Thuỷ đậu và các giai đoạn Ôn bệnh theoYHCT

Các giai đoạn của bệnh Thuỷ đậu YHHĐ và Thuỷ bào chẩn YHCT

STT

YHHĐ

YHCT

% Tương thích

1

Tiền triệu

cảm giác dị cảm vùng da và nổi dát, hắt hơi, ngấy sốt: 48 giờ

Vệ

Ma trướng cảm, nốt ngứa da như vướng vào rơm rạ

97%

2

Khởi phát

ngấy sốt, nổi dát đỏ: 24 giờ

Khí

phát nhiệt, ngứa do tổn thương lạc thuỷ Tam tiêu

96%

3

Toàn phát

phát sốt, Thuỷ bào lan rải rác ra toàn thân không tập hợp thành đám chùm nho (7 ngày), mụn nước đục, xẹp đóng vảy thành sẹo

Dinh

phát sốt, phát ban, tà tấn công lạc thuỷ Tam tiêu dữ dội tạo Thuỷ bào rải rác đa lức tuổi, lõm ở giữa tạo mài

97%

4

Biến chứng, Lui bệnh

làm mài và bong mài

Huyết

mụn nước khô mài để lại di tích sẹo lõm, hiếm gặp Phong ôn Thuỷ bào phát độc tàn phá tạng phủ mà thường tà di trú tồn kinh

100%

Nhận xét: Bốn giai đoạn bệnh truyền nhiễm zona thần kinh YHHĐ và ôn bệnh uất tồn Xà xuyến sang không có sự khác biệt về triệu chứng và thời gian mang ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

Bệnh cảnh biến chứng được YHCT xếp trong chứng bệnh khác. Tà di trú uất tồn Can kinh, Tỳ kinh sinh tổn thương khác nên YHCT cũng xếp vào chứng bệnh khác.

Tóm tắt các thể bệnh Thuỷ đậu YHHĐ và hội chứng bệnh Thuỷ bào chẩn YHCT

STT

YHCT

YHHĐ

Tiên lượng

Tương thích

1

Phong ôn rối loạn lạc thuỷ Tam tiêu tạo ra bào chẩn (Thuỷ bào chẩn): 4 giai đoạn ôn bệnh Vệ- Khí- Dinh Huyết

Sang thương cơ bản và 4 giai đoạn truyền nhiễm bệnh Thuỷ đậu

Tốt: thường không gây biến chứng.

Sang thương không bội nhiễm dễ lành

95%

2

Độc tà phá Huyết

(hiếm khi xảy ra)

Biến chứng cơ quan khác (phổi, não, tim)

Phụ thuộc sức đề kháng, miễn dịch và sự thay đổi sinh lý lứa tuổi.

96%

3

Thấp nhiệt xâm phạm bào chẩn

(sinh mủ tạo sẹo xấu)

Sang thương bị bội nhiễm

(mủ sang thương)

Phụ thuộc sức đề kháng và hành vi chăm sóc sang thương

100%

4

Độc tà di trú tồn lưu Can kinh (giai đoạn tà biến hoá không triệu chứng)

Tác nhân HZV tiềm tàng sừng sau tuỷ và các hạch cảm giác biến thể thành VZV

Phụ thuộc mức độ và cường độ stress trong thời gian dài

100%

Độc tà di trú tồn lưu Tỳ kinh (giai đoạn tà biến hoá không triệu chứng)

Tác nhân HZV tiềm tàng sừng sau tuỷ và các hạch cảm giác biến thể thành VZV

Phụ thuộc chức năng tiêu hoá và sức đề kháng, miễn dịch trong thời gian dài

Nhận xét: Bốn bệnh cảnh của YHHĐ có mối tương đồng với bốn hội chứng bệnh của YHCT có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết luận: Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp. Bệnh thường mắc tuổi trẻ, diễn biến hiếm khi nặng nên sách cổ YHCT chia làm 4 hội chứng bệnh: hội chứng Phong ôn sinh Thuỷ bào chẩn tương ứng 4 giai đoạn của YHHĐ không bội nhiễm và không biến chứng. Hội chứng bệnh Độc tà phá Huyết là bệnh cảnh nặng buộc phải phối hợp YHHĐ. Hội chứng bệnh Di trú tồn lưu là giai đoạn tiềm tàng không triệu chứng chỉ theo dõi nhằm phòng tránh phát bệnh zona (tránh stress và suy giảm miễn dịch nhất là giai đoạn thay đổi sinh lý lứa tuổi).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế. https://phacdodieutri.com/benh-thuy-dau/ 02/02/2021.
  2. Whitley R.J. Varicella-Zoster Virus Infection. In Kasper D.L. and Fauci A.S. (eds.) Harrison’s Infectious Diseases. McGraw-Hill Company, 2010; pp740-745.
  3. Nguyễn Chí Thanh, Trương Quốc Công (2023), Mối liên quan thể bệnh Guilline Baré và chứng Nuy hướng thượng của YHCT. Tạp chí Sức khoẻ Việt kỳ 3.2023.

Tác giả:

Nguyễn Chí Thanh

Thạc sĩ Bác sĩ Y học cổ truyền

Giảng viên Khoa Y Học Cổ Truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

Trương Quốc Công

Sinh viên Y6, Khoa Y Học Cổ Truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim

Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim

Mỗi năm, Việt Nam có hàng trăm nghìn bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim tại các bệnh viện trên toàn quốc. Nhồi máu cơ tim đã trở thành căn bệnh phổ biến ở nước ta.
Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông

Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông

Chưa đầy 4 tuổi, con trai chị T.T.G (quê ở Thanh Hoá) đã trải qua hai lần xuất huyết não và nhiều lần nhập viện cấp cứu vì con mang trong mình căn bệnh hemophilia (bệnh máu khó đông ).
Kỹ năng vận động và hướng dẫn dành cho cha mẹ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ

Kỹ năng vận động và hướng dẫn dành cho cha mẹ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ

Vận động là một trong những lĩnh vực rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Các kỹ năng vận động liên quan trực tiếp đến sức khỏe trẻ em giúp tăng trưởng chiều cao, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác như béo phì, huyết áp… Các mốc phát triển vận động được coi là những cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ, bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh cho đến khi trưởng thành. Vận động giúp trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh, phát triển khả năng thích nghi và là nền tảng quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ.
Sốt mò ở người bệnh đái tháo đường: Cẩn thận với biến chứng nguy hiểm

Sốt mò ở người bệnh đái tháo đường: Cẩn thận với biến chứng nguy hiểm

Bệnh nhân nữ 71 tuổi, ở Hưng Yên nhập viện trong tình trạng mệt nhiều, đau đầu.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gây ra những bệnh gì, nguy hiểm không?

Vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gây ra những bệnh gì, nguy hiểm không?

Người nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, khò khè..., trường hợp nặng có thể gây suy hô hấp.

Các tin khác

Bác sĩ khuyến cáo về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Bác sĩ khuyến cáo về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

ThS.BS Phạm Văn Dương - Khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Trẻ em ít gặp bệnh lý dạ dày - tá tràng hơn người lớn, vì dạ dày trẻ chưa trải qua nhiều thử thách, tuy nhiễn vẫn có thể gặp viêm dạ dày cấp, mạn tính, viêm tá tràng cấp tính như ở người lớn.
Rối loạn lipid máu: nguyên nhân, biến chứng, điều trị  và phòng ngừa

Rối loạn lipid máu: nguyên nhân, biến chứng, điều trị và phòng ngừa

Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa mỡ máu) là tình trạng mất cân bằng một hoặc nhiều thông số lipid như cholesterol, LDL-C, HDL-C hay triglyceride. Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tim mạch và các biến chứng nguy hiểm khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả các thông tin về bệnh.
Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

Trong rừng tự nhiên từ 1.000 đến 1.500 cây dó bầu mới có một cây có trầm và từ 10.000 đến 20.000 cây có trầm mới có một cây có kỳ nam.
Nâng cao tay nghề, chất lượng quản lý đường thở

Nâng cao tay nghề, chất lượng quản lý đường thở

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á và Việt Nam. Hội nghị WAAM 2024 diễn ra trong hai ngày 13-14/4, do Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Hồng Ngọc, Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, Liên minh Thế giới về Quản lý đường thở (WAAM) và tổ chức từ thiện Facing The World tổ chức.
Dấu hiệu viêm cơ tim mờ nhạt, người bệnh không nên chủ quan

Dấu hiệu viêm cơ tim mờ nhạt, người bệnh không nên chủ quan

Không ít người có cảm nhận thở mệt, đau ngực, buồn nôn nhưng lại chủ quan nghĩ mình mắc bệnh lý tiêu hóa hoặc mệt mỏi bình thường. Đến khi triệu chứng nặng lên nhập viện thì đã qua giờ vàng can thiệp nhồi máu cơ tim, người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng sau điều trị.
Gia tăng trẻ mắc ho gà, chuyên gia y tế khuyến cáo phòng tránh

Gia tăng trẻ mắc ho gà, chuyên gia y tế khuyến cáo phòng tránh

Bệnh ho gà có nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, lồng ruột, sa trực tràng, chảy máu nội sọ...
Phản xạ liệu pháp là gì?

Phản xạ liệu pháp là gì?

Phạn xạ liệu pháp là một liệu pháp tập trung vào việc tác động các lực khác nhau lên các điểm cụ thể trên bàn chân. Có rất ít nghiên cứu về phản xạ liệu pháp, nhưng người ta cho rằng các vị trí khác nhau của bàn chân có mối tương quan với một số vùng nhất
Loại thực phẩm tăng cường cho sức khỏe tuyến giáp

Loại thực phẩm tăng cường cho sức khỏe tuyến giáp

Trong tự nhiên có nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể hỗ trợ sức khỏe của tuyến giáp, như thực phầm giàu I-ốt, vitamin D, selen, chất chống oxy hóa và zinc...Đồng thời cũng có những thực phẩm nên tránh như thực phẩm chứa caffeine, thực phẩm chứa đường và thực phẩm xử lý...Việc chọn lựa thực phẩm phù hợp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe của tuyến giáp, đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò của sự cân đối và đa dạng trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Mô hình hỗ trợ người học của Trường Du lịch - Đại học Huế: Cánh cửa mở ra bầu trời mới

Mô hình hỗ trợ người học của Trường Du lịch - Đại học Huế: Cánh cửa mở ra bầu trời mới

SKV - Cánh cửa mở ra bầu trời mới đã giúp khám phá thêm tri thức, để rồi tôi có động lực, hành động. Và “đứa trẻ bắt đầu tập đi” trên con đường nghiên cứu khoa học ấy, từng bước hoàn thiện các bước của một nghiên cứu sinh ở Trường Du lịch - Đại học Huế.
Phát hiện nhóm máu có nguy cơ cao bị đột quỵ

Phát hiện nhóm máu có nguy cơ cao bị đột quỵ

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhóm máu có thể đóng một vai trò trong việc xác định nguy cơ đột quỵ.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động