Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng
Hiện nay, bệnh tay chân miệng đang có xu hướng bùng phát và diễn biến không thể dự đoán tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phía Nam nước ta.
Triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm sốt, đau họng, đau miệng khiến trẻ biếng ăn. Có thể xuất hiện phỏng nước trên niêm mạc miệng, lưỡi, lòng bàn tay và bàn chân.
Theo y học cổ truyền, bệnh tay chân miệng nằm trong phạm trù bệnh lý ôn bệnh, ôn dịch và biện chứng luận trị theo quy luật truyền biến vệ khí dinh huyết.
Nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến tà khí (mang đặc điểm thấp nhiệt, phong nhiệt...).
YHCT chia bệnh thành các giai đoạn khác nhau và đề xuất các cách điều trị tương ứng:
Giai đoạn khởi phát của bệnh tay chân miệng:
Trẻ sẽ có các triệu chứng như sốt, sợ gió, sợ lạnh nhẹ, ho, chảy nước mũi, ăn kém, buồn nôn, đại tiện lỏng nát. YHCT cho rằng đây là do tà khí xâm phạm từ bên ngoài và ảnh hưởng tới hai tạng phế và tỳ. Lúc này, có thể sử dụng các bài thuốc mang tính tuyên tán như ngân kiều tán để hỗ trợ điều trị.
Ngoài ra, có thể sử dụng một số món ăn sau để hỗ trợ điều trị:
Cháo lá sen ý dĩ: Lấy 50g lá sen tươi cắt nhỏ, hạt bo bo (ý dĩ) 30g và gạo tẻ 100g. Đun nước lá sen tươi trong 5-10 phút, lấy nước nấu gạo cùng hạt bo bo. Ănmỗi lần 1 bát, ngày 3 bát.
Giai đoạn toàn phát:
Trong giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh tay chân miệng trở nên rõ ràng hơn. Trẻ sẽ có sốt cao hơn, viêm loét miệng và phỏng nước trên lòng bàn tay và bàn chân.
Theo YHCT, đây là do tà khí đi sâu vào trong, gây ra các triệu chứng. Điều trị cần tập trung vào thanh nhiệt giải độc và trừ tà khí. Một trong những cách điều trị được đề xuất là sử dụng trà tứ đậu.
Giai đoạn hồi phục:
Sau khi trẻ khỏi bệnh, có thể xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, khát nước, ăn kém và các vết phỏng dần lui đi, có thể để lại thâm hoặc sẹo.
Để điều trị giai đoạn này, cần tập trung vào việc nuôi dưỡng chính khí và sử dụng các bài thuốc sinh mạch tán hoặc sâm linh bạch truật tán để bồi bổ chính khí đã hao hụt trong quá trình chiến đấu với tà khí.
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thực dưỡng để giúp tăng tốc độ hồi phục sức khỏe.
Cháo củ mài thích hợp cho trẻ sau khi bệnh cảm thấy mệt mỏi, thích nằm, ngủ nhiều và có rối loạn tiêu hóa. |
Ví dụ về một số món ăn hỗ trợ điều trị bao gồm:
Cháo bách hợp ngân nhĩ: Thích hợp cho trẻ cảm thấy khô miệng, khát nước, muốn uống nhiều nước, khó ngủ và ngủ không yên giấc, ho khan. Lấy bách hợp tươi 50g, mộc nhĩ trắng 10g và gạo tẻ 100g để nấu cháo. Mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 bát.
Cháo củ mài: Thích hợp cho trẻ sau khi bệnh cảm thấy mệt mỏi, thích nằm, ngủ nhiều và có rối loạn tiêu hóa. Sử dụng sườn non 50g, gạo tẻ 100g, củ mài (hoài sơn) 100g và cà rốt 50g để hầm sườn, sau đó thêm củ mài và cà rốt đã thái mỏng cùng gạo. Mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 bát.
Bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với hệ thần kinh, hô hấp và tuần hoàn, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Do đó, rất quan trọng để nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm và đưa trẻ nhập viện để điều trị: sốt cao liên tục, li bì, lơ mơ, không ăn...
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:
1. Vệ sinh cá nhân
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2. Vệ sinh ăn uống:
Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt
Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
4. Thu gom và xử lý chất thải của trẻ
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
5. Theo dõi phát hiện sớm
Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh
Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Tin liên quan
Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025
14:35 | 15/01/2025 Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 15/1/2025: Bắc Bộ trời rét, có mưa nhỏ vài nơi
05:05 | 15/01/2025 Môi trường xanh
Phòng khám Đa khoa bệnh viện Tràng An - Chi nhánh Công ty TNHH phát triển công nghệ y học: Vì sức khỏe cộng đồng, vì an sinh xã hội
13:39 | 14/01/2025 Thông tin tuyên truyền quảng cáo
Cùng chuyên mục
Một số vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ
16:03 | 14/01/2025 Y học cổ truyền
Vị thuốc quý từ quả phật thủ
07:00 | 13/01/2025 Y học cổ truyền
Những loại thảo dược giúp phòng chống cảm cúm hiệu quả
07:00 | 12/01/2025 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Nghệ - Vị thuốc tự nhiên với nhiều công dụng
07:00 | 07/01/2025 Y học cổ truyền
Quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện
10:38 | 03/01/2025 Y học cổ truyền
Một số bài thuốc đông y giúp giảm cân
17:20 | 01/01/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác
TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà
14:24 | 30/12/2024 Y học cổ truyền
Những loài cây mọc hoang dại nhưng lại là dược liệu quý
06:50 | 30/12/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng của vừng đen theo Đông y
07:00 | 26/12/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng của một số loại nấm dược liệu
07:00 | 25/12/2024 Y học cổ truyền
Các bài thuốc đông y giúp dưỡng da khỏe đẹp mùa hanh khô
07:00 | 23/12/2024 Y học cổ truyền
Những cây thuốc nam hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
08:11 | 19/12/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc chữa bệnh từ các loại hoa cúc
07:00 | 19/12/2024 Y học cổ truyền
Cây mâm xôi – Vị thuốc quý
19:27 | 18/12/2024 Y học cổ truyền
Những vị thuốc nên dùng trong mùa đông lạnh
07:15 | 18/12/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Củ cải trắng - Nhân sâm mùa đông
06:45 | 16/12/2024 Y học cổ truyền
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận
2 ngày trước Hoạt động hội
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030
5 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025
30-12-2024 19:25 Hoạt động hội
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân
27-12-2024 14:49 Hoạt động hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
18-12-2024 20:34 Hoạt động hội