Một vài thói quen sai lầm trong bảo vệ cơ thể vào mùa đông
Một số thói quen trong bảo vệ cơ thể vào mùa đông được cho là cần thiết tuy nhiên lại “phản tác dụng” khiến bạn ngày càng ốm yếu, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Đây là những việc người dân thường xuyên làm khi mùa đông tới và sau đây hãy cùng điểm tên một số thói quen sai lầm đó:
Dùng than sưởi ấm cơ thể, lạm dụng quạt sưởi, máy sưởi
Không nên dùng than, quạt sưởi, máy sưởi để làm ấm cơ thể |
Thói quen dùng than sưởi ấm cơ thể rất phổ biến ở nông thôn, cực tai hại cho sức khỏe. Dường như năm nào ở nước ta cũng ghi nhận có ca tử vong do dùng than sưởi ấm.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (Giảng viên khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), tuyệt đối không được sưởi ấm cơ thể bằng than trong phòng khép kín. Ngạt khí CO trong quá trình đốt bếp than diễn ra rất từ từ, nạn nhân thường chìm vào giấc ngủ mà không biết là mình rơi vào tình trạng nguy hiểm, có thể mất mạng ngay sau đó.
Không chỉ là đốt than để sưởi ấm, lạm dụng quạt sưởi, máy sưởi cũng được khuyến cáo không nên. Sử dụng đến mức lạm dụng có thể khiến da mất nước, dẫn tới khô nẻ, thô ráp, ảnh hưởng hệ hô hấp, khó thở do phòng khép kín bị bí khí, làm mũi khô, dễ mắc các bệnh về mũi.
Tắm lâu với nước quá nóng
Tắm quá lâu với nước nóng cũng mang lại nhiều hệ lụy xấu |
Tắm nước nóng vào mùa đông, nhất là vào những ngày rét đậm rét hại là thói quen của nhiều người vì đem lại cảm giác vô cùng thích thú, sảng khoái. Do nước quá ấm nóng nên khi dìm người vào bồn tắm trong những ngày lạnh giá, nhiều người thích thú đến độ không muốn tắm qua loa, muốn ở thật lâu trong nước. Điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia da liễu, tắm quá lâu có thể khiến làn da dễ bị mất nước, da trở nên khô ráp, dễ mắc các chứng bệnh về da như khô da, chàm, nẻ... Chưa hết, kiểu tắm này vào thời điểm rét đậm rét hại dễ gây tình trạng thiếu dưỡng khí và gây co rút mạch, nhịp tim thất thường, nguy hiểm hơn có thể khiến đột tử .
Đi tất 24/24 giờ
Nhiều người giữ thói quen đeo tất cả ngày vào mùa đông |
Đôi chân luôn là bộ phận mà chúng ta cần hết sức chú ý giữ gìn, nhất là trong những ngày trời rét đậm rét hại. Tuy nhiên, không phải thế mà bạn nên đi tất suốt cả ngày lẫn đêm.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), thói quen đi tất ngay cả khi đi ngủ có thể khiến đôi chân bị bí hơi, mồ hôi không thoát ra được khiến ảnh hưởng giấc ngủ, thậm chí về lâu dài có thể gây bệnh thấp khớp.
Mặc một áo cực dày bên ngoài để chống giá rét
Lẽ dĩ nhiên, khi trời rét đậm rét hại thì những chiếc áo khoác dày là trợ thủ đắc lực của chúng ta. Nhưng chỉ mặc mỗi một chiếc áo dày mà ăn mặc sơ sài bên trong thì có nên hay không?
Giới chuyên gia nhận định điều này thực sự không nên. Bởi lẽ, theo nguyên lý, chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày là vì mặc cùng lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí ở giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt kém nên có thể giữa ấm cho cơ thể tốt hơn.
Mặc áo khoác dày bên ngoài nhưng bên trong nên mặc thêm vài chiếc áo mỏng trong những sẽ giúp cơ thể được giữ ấm và khỏe mạnh hơn.
Ít uống nước vào mùa đông
Ảnh minh họa |
Nước chiếm 60% trọng lượng cơ thể và các cơ quan trong cơ thể đều cần nước để hoạt động. Vào mùa đông, mọi người thường có xu hướng uống ít nước đi. Điều này dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu nước và gây ra một số biến chứng nghiêm trọng.
Ngoài ra, trong thời tiết lạnh, các mạch máu co lại gây cản trở lưu thông máu khiến toàn thân bị lạnh. Điều đó sẽ lấn át cảm giác khát mặc dù thực tế có thể cơ thể đang rất thiếu nước.
Trần Chung
https://suckhoeviet.org.vn
Tin liên quan
Nguyên nhân suy giảm thính lực ở người trẻ: Thói quen gây ảnh hưởng đến thính lực
17:44 | 23/12/2023 Nghiên cứu trao đổi
Bí quyết dưỡng sinh mùa đông theo y học cổ truyền
23:21 | 18/12/2023 Tin tức
Một số loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe trong mùa đông
18:25 | 04/12/2023 Sức khỏe
Cùng chuyên mục
TP.HCM: Tiêm hơn 3.000 mũi vaccine sởi cho trẻ 6-9 tháng tuổi
20:46 | 23/11/2024 Sức khỏe
[Infographic] Những người nên hạn chế ăn quả lê
15:55 | 23/11/2024 Infographic
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
12:06 | 22/11/2024 Khỏe - Đẹp
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo khám chữa bệnh từ xa cho người dân vùng cao
07:00 | 22/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM: Khẩn trương điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở
18:31 | 21/11/2024 Sức khỏe
Gia đình 8 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn thịt chó
18:30 | 21/11/2024 Sức khỏe
Các tin khác
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine sởi
19:26 | 20/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM: Cho phép ngành y tế thành lập Hội đồng thẩm định giá khám chữa bệnh mới
19:57 | 19/11/2024 Sức khỏe
Nhiều quy định mới về khám sức khỏe khi cấp đổi giấy phép lái xe
20:06 | 18/11/2024 Sức khỏe
[Infographic] 7 loại trà thảo mộc dành cho người tiểu đường
06:15 | 18/11/2024 Infographic
Top các loại rau là nguồn thuốc quý
18:00 | 16/11/2024 Khỏe - Đẹp
Đắk Nông: Trong 10 tháng ghi nhận 21 bệnh truyền nhiễm với 6.020 ca mắc, 2 trường hợp tử vong
11:14 | 15/11/2024 Sức khỏe
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
10:08 | 15/11/2024 Tin tức
6 tác dụng của việc uống trà hàng ngày
11:40 | 14/11/2024 Sức khỏe
Kon Tum: Một tháng xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm với 6 người mắc, 1 người tử vong
11:01 | 14/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM có số ca mắc sởi tăng nhanh
11:01 | 14/11/2024 Sức khỏe
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội