Mới nhất Đọc nhiều

“Nam dược trị Nam nhân”

Đó là câu nói của Tuệ Tĩnh thiền sư, thể hiện quan điểm biện chứng đặc sắc về mối tương quan mật thiết giữa con người với môi trường sống xung quanh, quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát với thực tế Việt Nam. Quan điểm ấy dẫn dắt ông lên ngôi vị cao nhất của nền y học cổ truyền nước ta - Ông Thánh thuốc Nam!

Theo các tài liệu thành văn và theo truyền thuyết ở quê hương thì Tuệ Tĩnh sinh năm 1225, dưới triều nhà Trần, tại làng Nghĩa Phú, Tổng Văn Thái, Phủ Thượng Hồng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Ông xuất thân từ một gia đình bần nông, lên sáu tuổi thì mồ côi cha mẹ, được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thuỷ (Nam Định) nuôi ăn học. Năm 22 tuổi, thi đậu Thái học sinh dưới triều Trần Dụ Tông, nhưng không ra làm quan mà ở chùa đi tu và làm việc thiện, bốc thuốc chữa bệnh giúp nhân dân.

Tuệ Tĩnh là một nhà Y dược học danh tiếng của nước ta, sự nghiệp và tác phẩm nghiên cứu ông để lại ảnh hưởng rất lớn đến nền Y dược học cổ tryền Việt Nam. Ông đã tổng hợp biên soạn Y dược học cổ truyền trong những tác phẩm lớn là “Nam dược thần hiệu” và “Hồng Nghĩa giác tư y thư”. Trong bộ “Nam dược thần hiệu”, Tuệ Tĩnh đã nêu lên nguyên nhân, bệnh lý và chứng trạng của nhiều bệnh trong điều kiện Việt Nam, xây dựng nghiệm phương và truyền phương để trị liệu. Đây là phương pháp trị liệu khoa học, đơn giản, đại chúng và rất dễ áp dụng và đặc biệt là trong các đơn thang đó hầu hết là thuốc Nam rất sẵn có ở mọi miền đất nước. “Nam dược thần hiệu” có 11 quyển, gồm 580 vị thuốc, 3873 bài thuốc để trị 182 chứng bệnh của 10 khoa. “Hồng Nghĩa giác tư y thư” tóm tắt công dụng của 630 vị thuốc, 13 phương gia giảm, có thiên dùng thuốc theo chứng, có các thiên bàn về y lí, chẩn đoán, mạch học. Ngoài ra, Tuệ Tĩnh còn dùng các phương pháp trị bệnh bằng thức ăn, vật lý trị liệu như cứu, châm, chích, chườm, bóp, xoa, ăn, uống, hơ, xông, v.v…

“Nam dược trị Nam nhân”

Tài nguyên Nam dược của nước ta vô cùng đa dạng và phong phú/https://suckhoeviet.org.vn

Thiền sư Tuệ Tĩnh được mệnh danh là ông tổ của nghề thuốc Nam. Những tác phẩm nổi tiếng của Tuệ Tĩnh, bên cạnh kiến thức y lý cổ truyền sâu sắc, những kinh nghiệm phong phú về sử dụng thuốc Nam, còn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đó là xây dựng những quan điểm về y học dân tộc mà đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự của nó. Đó là xây dựng nền y dược học trên tinh thần tự cường dân tộc. Tuệ Tĩnh không câu nệ vào sách xưa mà biết kết hợp nhuần nhuyễn tinh thần dân tộc trong y học hài hoà giữa lý luận với kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm dân gian theo thực tiễn bệnh tật, khí hậu, thổ nhưỡng và con người Việt Nam. Ông sử dụng nguồn dược liệu phong phú và các phương pháp chữa bệnh của dân tộc với quan điểm phòng bệnh chủ động tích cực là tập luyện dưỡng sinh, bồi bổ tinh - khí - thần để sức khoẻ tốt hơn, tuổi thọ tăng hơn, sống vui và hạnh phúc hơn.

Năm 55 tuổi, Danh y Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông vẫn làm thuốc, nổi tiếng và được vua nhà Minh phong là Đại y Thiền sư. Sau đó ông qua đời tại Giang Nam, Trung Quốc, không rõ năm nào (theo nhiều nguồn tài liệu Danh y Tuệ Tĩnh mất vào năm 1400).

“Nam dược trị Nam nhân”

Thiền sư Tuệ Tĩnh – Ông Thánh thuốc Nam/https://suckhoeviet.org.vn

Có thể nói, Danh y Tuệ Tĩnh là người mở đầu trong sự nghiệp nghiên cứu các bài thuốc Nam, xây dựng nền móng cho Y học cổ truyền dân tộc Việt Nam. Những bài thuốc, kinh nghiệm quý báu của ông đã cứu sống hàng trăm nghìn người, thoát khỏi nỗi sợ bệnh tật. Đặc biệt, với những tài liệu, sổ sách để lại tạo cơ hội cho thế hệ sau thừa kế và phát huy những tinh hoa, giá trị cũ, đưa nền y học Việt phát triển bền vững.

Đến nay đã gần 10 thế kỷ trôi qua nhưng những phương pháp, châm ngôn hành nghề y của Tuệ Tĩnh vẫn được lưu truyền, áp dụng thành công. Sau này, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc, trong đó có thuốc Nam, đã kế thừa xuất sắc sự nghiệp "Nam dược trị Nam nhân" của Tuệ Tĩnh thiền sư.

“Nam dược trị Nam nhân” là dùng thuốc Nam trị bệnh cho người Nam. Thuốc Nam được các lương y người Việt ta nghiên cứu, chắt lọc và kết tinh trí tuệ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuệ Tĩnh có biệt tài tìm ra các loại dược liệu, là cây cỏ xung quanh nơi nhân dân cư trú, làm thuốc chữa trị các bệnh cho người Việt, chứ không chuộng các vị thuốc Bắc, vừa đắt tiền vừa không hợp phong thổ, thời khí. Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là những nguyên liệu lấy từ thiên nhiên như thân cây, rễ cây, lá cây, quả, hoa… Do đó thường không có độc tính và tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh. Không những thế, quá trình chế biến thuốc cũng rất truyền thống và thủ công, dựa chủ yếu vào tự nhiên.

“Nam dược trị Nam nhân”

Nhiều cây cỏ hoa lá quen thuộc xung quanh chúng ta là những vị thuốc quý/https://suckhoeviet.org.vn

Những rau trái quen thuộc trong ngành ẩm thực như đậu xanh, rau sam, rau răm, kinh giới, tía tô, bạc hà, cải cúc, rau muống, rau má đều được dùng như một vị thuốc. Cây cỏ hoang dại như cỏ nhọ nồi, mần trầu, bách bộ, cam thảo đất, mộc hương…, đều có mặt trong một số bài thuốc. Một số loài hoa như thược dược, ngọc lan, nhài, hoa hồng, mào gà cũng được xem là vị thuốc để chữa bệnh. Đó là chưa kể những loài thảo mộc là cây thuốc Nam quý giá như cà gai leo, giảo cổ lam, nha đam, hà thủ ô, sâm cau, cây mật gấu, ráy gai, bồ công anh, địa hoàng v.v...

Ngoài những toa thuốc uống vào trong người, có loại dùng xoa đắp, bôi ngoài da hoặc xông hơi. Cách đo lường lượng thuốc so với thuốc Bắc cũng tương đối di dịch, thay vì cân đong thành từng chỉ, từng lạng thì đơn thuốc dùng muỗng, dùng chén.

“Nam dược trị Nam nhân”

Cách đo lường lượng thuốc Nam so với thuốc Bắc cũng tương đối khác biệt/https://suckhoeviet.org.vn

Tài nguyên dược liệu của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, với hàng nghìn bài thuốc dân gian của các dân tộc được nghiên cứu, gìn giữ và phát triển qua nhiều thế kỷ.

Theo Cục Y dược Cổ truyền, Bộ Y tế, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc có nền y học cổ truyền lâu đời và phong phú. Y học cổ truyền Việt Nam bao gồm y học dân gian của các dân tộc và y học cổ truyền trong hệ hàn lâm. Việt Nam có một nguồn tài nguyên và hệ động thực vật phong phú đa dạng trải dài khắp cả nước. Việt Nam được là đánh giá là quốc gia giàu có về dược liệu của khu vực và thế giới khi sở hữu hơn 5000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm đặc hữu như sâm Ngọc Linh, ba kích, lan thạch học, thông đỏ...

Từ năm 1954 tới nay, y dược cổ truyền đã có bước phát triển mạnh và là một bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế chính thống của Việt Nam.

Đến nay Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới y dược cổ truyền và từng bước hoàn thiện hệ thống từ trung ương xuống địa phương cả về dịch vụ đào tạo đến nghiên cứu khoa học.

Việt Nam có Học viện Y dược cổ truyền, hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã thành lập khoa, bộ môn về y dược học cổ truyền, 22 trường cao đẳng y thuộc các tỉnh thành phố cũng thành lập bộ môn y dược cổ truyền.

“Nam dược trị Nam nhân”

Dùng Nam dược chữa bệnh cho người nước Nam/https://suckhoeviet.org.vn

Hệ thống bệnh viện y dược cổ truyền tuyến trung ương và tuyến tỉnh là 65 bệnh viện. Tỉ lệ bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa, tổ y dược cổ truyền đạt 92,7%. Trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền đạt 84,8%. 89% trạm y tế xã có vườn thuốc Nam. Y dược cổ truyền Việt Nam đã tham gia vào hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia và được bảo hiểm y tế chi trả các mức độ khác nhau ở các tuyến.

Để ghi nhớ công lao trời biển của Tuệ Tĩnh thiền sư, từ sau Đại hội Phật giáo Việt Nam kỳ 2 (1987) những cơ sở chữa bệnh đặt tại các chùa đều thống nhất mang tên Tuệ Tĩnh Đường.

Điều này xuất phát từ truyền thống lâu đời: Các nhà chùa làm thuốc để chữa bệnh cho dân nghèo. Ngọn cờ “Nam dược trị Nam nhân” mãi mãi tỏa sáng trong Y học và Y giới Việt Nam.

Ngân Hà
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Đắk Lắk: Công an truy bắt Hai nhóm thanh niên, học sinh mang nhiều dao rựa hỗn chiến ngay trên phố

Đắk Lắk: Công an truy bắt Hai nhóm thanh niên, học sinh mang nhiều dao rựa hỗn chiến ngay trên phố

SKV - Vào ngày 5/4, Công an TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đang tiếp tục điều tra và làm rõ để xử lý vụ việc liên quan đến 2 nhóm thanh thiếu niên, học sinh mang hàng chục dao rựa giải quyết mâu thuẫn với nhau.
Thông cáo báo chí về vụ việc ngộ độc thực phẩm khiến một học sinh tử vong tại Nha Trang, Khánh Hòa

Thông cáo báo chí về vụ việc ngộ độc thực phẩm khiến một học sinh tử vong tại Nha Trang, Khánh Hòa

Lãnh đạo UBND TP Nha Trang ra thông cáo báo chí về vụ việc một học sinh lớp 5 tử vong cùng nhiều em học sinh nhập viện vì nghi ngộ độc thực phẩm.
Xây dựng đề án kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Xây dựng đề án kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Lãnh đạo Bộ Y tế giao Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Cùng chuyên mục

Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong điều trị bệnh lý về lao, phổi

Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong điều trị bệnh lý về lao, phổi

Ngày 24/4, Bệnh viện Phổi Trung ương công bố quyết định thành lập Khoa Y học cổ truyền nhằm đẩy mạnh hoạt động khám chữa bệnh kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi và lao.
Khế Rừng: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Khế Rừng: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Trong đông y có một loài cây có tên gọi rất đặc biệt là cây cháy nhà, nhưng không phải loài cây này là nguyên nhân gây ra những vụ cháy, mà đây là một vị dược liệu quý với những bài thuốc điều trị bệnh rất hay.
18 bài thuốc hữu ích từ cây chi tử

18 bài thuốc hữu ích từ cây chi tử

Cây chi tử được xem là dược liệu tốt có thể điều trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau như: viêm gan cấp, đại tiện ra máu, bong gân, trĩ,…
Những bài thuốc từ dược liệu hoàng kỳ

Những bài thuốc từ dược liệu hoàng kỳ

Hoàng kỳ được người trong dân gian lưu truyền và hiện nay được Y học hiện đại nghiên cứu về các ứng dụng của dược liệu đối với sức khỏe.
Vị thuốc từ hoa mào gà

Vị thuốc từ hoa mào gà

Hoa mào gà có vị ngọt, tính mát, tác dụng kiện tỳ lợi thấp, lương huyết chỉ huyết.
Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong có vị ngọt, tính bình, bổ, nhuận phế trừ ho, chống đau, giải độc, mềm và sánh có thể dung hòa bách bệnh, là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu được trong ngành y dược.

Các tin khác

Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Say nóng, say nắng là tình trạng mất nước kèm theo rối loạn trung khu điều hoà thân nhiệt cấp tính.
Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

SKV - Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”, với sự tận tâm, hết lòng, hết sức chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, lương y Cao Thanh Thanh Tâm, luôn được bệnh nhân và đồng nghiệp trên mọi miền tin yêu, quý trọng bởi tài năng và đức độ của chị dành cho hàng chục ngàn bệnh nhân ở Việt Nam và nước ngoài.
Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp để rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu theo Công điện số 35/CĐ-TTg ngày 10/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Ngày 15/4, Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam (Pháp), Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định.
Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Bấm huyệt là một cách có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do buồn nôn.
Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Chữa mất ngủ bằng thảo dược là phương pháp được ưa chuộng từ xưa đến nay. Dưới đây là 5 cây thuốc chữa mất ngủ an toàn và hiệu quả từ thiên nhiên.
Những công dụng của phương pháp bấm huyệt

Những công dụng của phương pháp bấm huyệt

Bấm huyệt đã được sử dụng trong hàng ngàn năm như một liệu pháp chữa trị cho nhiều triệu chứng và bệnh tật.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Công điện 35/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Cây vọng cách hay cây cách, lá cách... là một loại cây mọc hoang phổ biến. Dân gian truyền tai nhau nhiều bài thuốc hay từ lá vọng cách. Cùng tìm hiểu lá vọng cách chữa bệnh gì,... trong bài viết sau đây.
Tỉnh Bắc Kạn phê duyệt dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể

Tỉnh Bắc Kạn phê duyệt dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể

UBND tỉnh Bắc Kạn đã có quyết định số 194/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Xem thêm
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Phiên bản di động