Phát hiện ca viêm màng não phế cầu, chủ động phòng ngừa bệnh
Sau Tết Nguyên đán, thời tiết chuyển mùa ở hai miền Nam và Bắc là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển và lây lan, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Ngoài các ổ dịch ho gà, thủy đậu, tay chân miệng được phát hiện rải rác, đáng chú ý, gần đây, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cũng tiếp nhận một ca bệnh viêm màng não nặng do vi khuẩn phế cầu. Bệnh nhi là bé trai 13 tuổi nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, nôn ói kèm co gồng toàn thân, rối loạn tri giác, phải đặt nội khí quản và thở máy. Nhờ được điều trị tích cực và sử dụng kháng sinh liều cao cùng nhiều chế phẩm thuốc, bệnh nhi mới thoát khỏi nguy kịch.
Theo các bác sĩ, viêm màng não là tình trạng lớp màng mỏng bao bọc xung quanh não và dịch não tủy bị nhiễm trùng. Bệnh có thể do nhiều loại virus, vi khuẩn gây ra như phế cầu khuẩn, ecoli, Hib, não mô cầu…, trong đó phế cầu khuẩn có đường lây qua đường hô hấp là tác nhân thường gặp nhất.
Nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2015-2021 trên nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi mắc viêm màng não do phế cầu cho thấy, viêm màng não tập trung gây bệnh nặng và di chứng kéo dài nhất ở nhóm dưới 1 tuổi (71,9%) và rải rác ở trẻ từ 2-5 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm và thường gia tăng vào các tháng đầu năm hoặc cuối năm.
Bệnh nhân được chọc dò tủy sống để xác định tình trạng viêm màng não. Nguồn Shutterstock |
Giải thích về sự nguy hiểm của viêm màng não do phế cầu, bác sĩ Võ Thị Minh Tuyền, khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết: "Bệnh có triệu chứng ban đầu dễ nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa như trẻ khóc đêm, bỏ bú kéo dài, sốt cao, tiêu chảy, nôn ói… Tỷ lệ tử vong của viêm màng não phế cầu lên đến hơn 50% nếu không được điều trị kịp thời. 30-50% người qua khỏi phải chịu các di chứng nặng nề như liệt, điếc, mù động kinh, chậm phát triển trí tuệ, trí nhớ kém…".
Bác sĩ Tuyền lưu ý phế cầu có đặc tính kháng kháng sinh rất cao khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu do bác sĩ Tuyền thực hiện trên 124 bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM từ tháng 1.2018 đến tháng 9.2021, phế cầu đa kháng thuốc tăng từ 74.5% (năm 2008-2009) lên đến 94.5% (năm 2018-2021).
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, phế cầu khuẩn khu trú ở vùng mũi, họng của hầu hết người bệnh lẫn người khỏe mạnh. Vi khuẩn dễ lây sang người khác thông qua các giọt bắn khi ho, hắt hơi, nói chuyện.
Theo CDC Mỹ, phế cầu trú tại vùng mũi, họng của 5-90% dân số khỏe mạnh nhờ khả năng bám dính đặc trưng vào các tế bào biểu mô và gây 2.000 ca viêm màng não mỗi năm ở nước này. Thông thường, vi khuẩn không gây bệnh. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi như sức khỏe suy yếu hoặc mắc các bệnh như cúm, Covid-19 gây tổn thương đường hô hấp, phế cầu sẽ nhân lên và xâm lấn các cơ quan gây viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.
Tại Việt Nam, một nghiên cứu công bố năm 2019 trên tạp chí bệnh truyền nhiễm BMC cho thấy trong số 883 trẻ em (331 trẻ khỏe mạnh và 552 trẻ nhiễm khuẩn hô hấp phải nhập viện) ở Nha Trang (Khánh Hòa) thì phế cầu được tìm thấy trong vùng hầu họng của 28,7% trẻ khỏe mạnh và 36,6% trẻ nhập viện. Thống kê giai đoạn 1999-2003, cứ 100.000 trẻ sẽ có 37 trẻ dưới 2 tuổi mắc viêm màng não do phế cầu.
Bác sĩ Bạch Thị Chính khuyến cáo thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường và ô nhiễm không khí như hiện nay dễ khiến sức đề kháng suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh tấn công gây bệnh, cần chủ động phòng ngừa. Trong đó, tiêm vắc xin là biện pháp đơn giản và hiệu quả đến 97% phòng ngừa viêm màng não do phế cầu và các biến chứng, đồng thời giảm tỷ lệ người lành mang trùng và hạn chế lây nhiễm phế cầu từ người lành mang trùng ra cộng đồng. Mũi tiêm có thể bảo vệ chéo trước các virus gây bệnh hô hấp khác như cúm, Covid-19.
Hiện Việt Nam có 2 loại vắc xin phòng các bệnh do phế cầu là Synflorix (Bỉ) ngừa 10 chủng phế cầu, tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi và Prevenar 13 (Bỉ) ngừa 13 chủng phế cầu, tiêm cho trẻ từ 6 tuần và người lớn. Người từ 2 tuổi chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin Prevenar 13.
Ngoài ra, các tác nhân gây viêm màng não khác như não mô cầu khuẩn, Hib cũng đã có vắc xin phòng ngừa. Trong đó, vắc xin não mô cầu nhóm B thế hệ mới Bexsero (Ý) tiêm từ người 2 tháng tuổi đến 50 tuổi; vắc xin não mô cầu nhóm BC (Cuba) tiêm được từ 6 tháng đến 45 tuổi; vắc xin não mô cầu nhóm ACYW (Menactra - Mỹ) tiêm từ 9 tháng tuổi đến 55 tuổi. Vắc xin ngừa Hib gồm Quimi-Hib (Cuba) tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 15 tuổi; vắc xin phối hợp 5 trong 1, 6 trong 1 ngừa Hib tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi.
Bác sĩ Chính lưu ý hiện nhiều người vẫn quan niệm tiêm chủng chỉ dành cho trẻ em hoặc người có hệ miễn dịch yếu mà bỏ quên các đối tượng thanh thiếu niên, người lớn. Trong khi đó, đây là các đối tượng mang vi khuẩn nhưng không có biểu hiện triệu chứng và lây lan cho người khác nhất. Tất cả người dân cùng tiêm chủng đầy đủ sẽ tạo nên một hàng rào bảo vệ vững chắc, mầm bệnh không có khả năng lây lan và gây bệnh trong cộng đồng. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ước tính chi phí khám và điều trị bệnh tốn kém gấp 16 lần chi phí tiêm vắc xin phòng bệnh.
Tin liên quan
Dự báo thời tiết ngày 22/12/2024: Hà Nội nhiều mây, trời rét
05:05 | 22/12/2024 Môi trường xanh
Smart A được giới chuyên môn đánh giá cao tại Hội thảo khoa học: Minh chứng từ thực tiễn
14:01 | 21/12/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản
09:53 | 29/11/2024 Tư vấn
Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn
Các tin khác
Vì sao đột quỵ khi ngủ?
14:40 | 12/06/2024 Tư vấn
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
06:50 | 05/06/2024 Tư vấn
Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?
06:50 | 23/05/2024 Tư vấn
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
14:13 | 21/05/2024 Tư vấn
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
17:56 | 17/05/2024 Tư vấn
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú
10:20 | 14/05/2024 Tư vấn
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
19:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường
07:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não
13:55 | 06/05/2024 Tư vấn
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim
13:48 | 01/05/2024 Tư vấn
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
4 ngày trước Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội