Mới nhất Đọc nhiều

Quý 1/2023, ngân hàng còn lãi lớn từ bán bảo hiểm

Mảng kinh doanh bảo hiểm vốn là “con gà đẻ trứng vàng” và mang về hàng nghìn tỷ đồng, đóng góp lớn vào cơ cấu doanh thu của các ngân hàng. Tuy nhiên, kết thúc quý đầu năm 2023, mảng bảo hiểm tại nhiều ngân hàng sụt giảm mạnh.

Bán bảo hiểm qua ngân hàng tại MB, TPBank sụt giảm

Hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận của nhiều ngân hàng.

Với lợi thế vận hành hai công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life, những năm gần đây Ngân hàng MB trở thành gương mặt nổi trội, có bước nhảy vọt về doanh thu bảo hiểm. Năm 2022, ngân hàng này ghi nhận doanh thu 10.185 tỷ đồng từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, chiếm tới 71,5% tổng doanh thu từ mảng dịch vụ (năm 2021 là 68%).

Kết thúc quý 1/2023, thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm tại ngân hàng MB giảm 11% so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 2.086 tỷ đồng, vẫn chiếm tới 73% doanh thu từ mảng dịch vụ.

Cũng nằm trong top thu nhập ngàn tỷ từ bảo hiểm, trải qua năm 2022 đầy biến động, thu nhập hoa hồng bảo hiểm tại ngân hàng VIB trong quý 1/2023 bất ngờ giảm tới 45% so với cùng kỳ, chỉ thu về hơn 118 tỷ đồng.

Hơn bảy năm trước, Prudential Việt Nam và VIB đã ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược 15 năm. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Prudential sẽ được VIB phân phối độc quyền thông qua các kênh chi nhánh, kênh bán hàng trực tiếp, kênh bán hàng qua điện thoại và các kênh điện tử của ngân hàng.

Tại TPBank, thu từ kinh doanh, dịch vụ tư vấn và bảo hiểm trong quý 1/2023 đạt 116,6 tỷ đồng, giảm tới 49%.

Năm 2019, TPBank và Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam (Sun Life Việt Nam) ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền trị giá 30,9 USD. Sun Life Việt Nam sẽ là đối tác cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ độc quyền cho TPBank trong 15 năm tới. Việc hợp tác bắt đầu từ đầu năm 2020.

Tại SeABank, thu từ dịch vụ đại lý bảo hiểm quý 1/203 giảm mạnh đến 55% so với cùng kỳ, chỉ mang về hơn 22 tỷ đồng.

Trái ngược với các nhà băng trên, thu từ kinh doanh dịch vụ bảo hiểm tại VPBank đạt gần 753 tỷ đồng trong quý 1/2023, tăng nhẹ 7% so với cùng kỳ và chiếm 27% tổng thu nhập dịch vụ của ngân hàng.

Trong năm 2022, thu từ kinh doanh dịch vụ bảo hiểm tại VPBank đạt 3.354 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2021 và chiếm 32% tổng thu nhập dịch vụ của ngân hàng. Năm 2022, VPBank còn thu về ước khoảng 8.000 tỷ đồng từ thương vụ tái ký thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối báo hiêm với Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA (Việt Nam) (AIA Việt Nam). VPBank cũng là ngân hàng ghi nhận thu nhập ngoài lãi cao nhất hệ thống trong năm qua.

Đặc biệt, trong quý đầu năm còn nhiều ngân hàng khác như ngân hàng OCB, ACB,… không công bố chi tiết số liệu về doanh thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm.

Quý 1/2023, ngân hàng còn lãi lớn từ bán bảo hiểm

Hợp tác độc quyền bảo hiểm nhân thọ mặt trái dần lộ diện

Ngân hàng bán chéo bảo hiểm hay còn gọi là bancassurance là hình thức hợp tác nở rộ từ năm 2017 với loạt thương vụ ký kết độc quyền dài hạn giữa ngân hàng và các hãng bảo hiểm nhân thọ như Techcombank với Manulife; Nam A Bank với FWD; Sacombank với Dai-ichi; Prudential với VIB; VPBank với AIA; ...

Thời điểm đó, việc ký kết độc quyền với thời hạn dài 15 - 20 năm được đánh giá là một bước chuyển mình lớn trong việc phát triển thị trường bancassurance tại Việt Nam. Quá trình hợp tác này mang lại lợi ích cho cả hai bên khi ngân hàng thay vì phải đầu tư, góp vốn hoạt động trong lĩnh vực mới thì sẽ được hưởng hoa hồng từ các công ty bảo hiểm có kinh nghiệm lâu năm.

Những thương vụ hợp tác độc quyền cũng mang lại "trái ngọt" ngay cho các ngân hàng và đối tác bảo hiểm của mình.

Số lượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mới tại các ngân hàng tăng bằng cấp số nhân qua các năm áp dụng. Chia sẻ vào năm 2019, Manulife cho biết sau 3 năm hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, doanh thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp này đã tăng hơn 100% so với kế hoạch.

Các ngân hàng cũng đã thu về hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng từ những hợp đồng độc quyền với đối tác bảo hiểm.

Theo báo cáo mới đây nhất, Bộ Tài Chính cho biết trong thời gian qua, hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng đã phát triển nhanh chóng, chiếm khoảng 20% tổng doanh thu phí của thị trường bảo hiểm nhân thọ và khoảng 14% tổng doanh thu phí của bảo hiểm phi nhân thọ.

Quý 1/2023, ngân hàng còn lãi lớn từ bán bảo hiểm
Ảnh nguồn: Internet.

Tuy mang lại lợi ích không hề nhỏ cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng, việc đua nhau bán bảo hiểm của các ngân hàng cũng phát sinh những mặt trái và những "điểm tối" đó ngày càng lộ rõ nhất là trong một năm trở lại đây.

Thông tin "bị ép mua bảo hiểm", "tư vấn sai lệch" tại ngân hàng liên tục được đề cập trên nhiều kênh truyền thông và nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến trái chiều của đông đảo người tham gia.

Các cơ quan quản lý cũng thừa nhận việc phát triển nhanh của bancassurance đã dẫn đến phát sinh một số bất cập trong việc quản lý chất lượng dịch vụ bảo hiểm qua kênh ngân hàng.

Trong năm 2022, Bộ Tài chính cũng đã thực hiện thanh tra chuyên đề về phân phối bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm và đang trong quá trình hoàn thiện kết luận thanh tra. Nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cùng với Cục Quản lý giám sát bảo hiểm đã thống nhất thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận mọi phản ánh, kiến nghị của người dân liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm của TCTD.

Hà Phương

Tin liên quan

Doanh nghiệp bảo hiểm nỗ lực vượt khó

Doanh nghiệp bảo hiểm nỗ lực vượt khó

Những tháng đầu năm 2023 thị trường bảo hiểm gặp nhiều khó khăn và thách thức, doanh thu phí mới sụt giảm, lùm xùm xung quanh kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng… Đại diện các doanh nghiệp bảo hiểm nhìn nhận, khó khăn vẫn chưa qua đi và các doanh nghiệp đang nỗ lực cùng nhau vượt khó.
Ngân hàng thắng đậm nhờ bán bảo hiểm

Ngân hàng thắng đậm nhờ bán bảo hiểm

Hợp tác ngân hàng - bảo hiểm (bancassurance) mang lại nguồn lợi lớn cho cả 2 bên. Nhiều ngân hàng thu về khoản lãi nghìn tỷ đồng mỗi năm từ bán chéo bảo hiểm.
Covid-19 là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/4

Covid-19 là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/4

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương vừa ký ban hành Thông tư 02/2023 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 15/2016 quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó, Thông tư đã bổ sung Covid-19 vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

Cùng chuyên mục

Ngân hàng tiếp tục rà soát lại các khách hàng, nỗ lực đẩy mạnh cho vay

Ngân hàng tiếp tục rà soát lại các khách hàng, nỗ lực đẩy mạnh cho vay

Từ nay tới cuối năm các ngân hàng sẽ tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, rà soát lại các khách hàng, nỗ lực đẩy mạnh cho vay, nhằm đạt kết quả cao nhất mục tiêu đề ra.
Tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp

Tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện chỉ đạo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm 2023
Đề xuất không bổ sung linh kiện ô tô vào nhóm thuế nhập khẩu 0%

Đề xuất không bổ sung linh kiện ô tô vào nhóm thuế nhập khẩu 0%

Bộ Tài chính đề xuất không bổ sung thêm mặt hàng phụ tùng, linh kiện vào Danh mục nhóm 98.49 để áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.
Áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới

Áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới

Đại biểu nhấn mạnh, việc áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu cũng mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới như tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung, tăng cường hội nhập quốc tế cũng như giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá và chuyển lợi nhuận.
Bộ đệm dự phòng tại MB, TPBank ngày càng mỏng dần trong khi nợ xấu phình to

Bộ đệm dự phòng tại MB, TPBank ngày càng mỏng dần trong khi nợ xấu phình to

Hiện nay, số dư dự phòng rủi ro tín dụng tại nhiều ngân hàng đang không theo kịp tốc độ gia tăng của nợ xấu khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu sụt giảm mạnh.
MB lãi lớn 9 tháng đầu năm, tăng cho vay kinh doanh bất động sản

MB lãi lớn 9 tháng đầu năm, tăng cho vay kinh doanh bất động sản

9 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận trước thuế tại Ngân hàng Quân đội (MB) đạt hơn 20.018 tỷ đồng, đứng vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng lợi nhuận các ngân hàng, chỉ thấp hơn Vietcombank.

Các tin khác

9 tháng đầu năm 2023, Vietcombank giữ vững ngôi vị "quán quân" lợi nhuận ngành ngân hàng

9 tháng đầu năm 2023, Vietcombank giữ vững ngôi vị "quán quân" lợi nhuận ngành ngân hàng

9 tháng đầu năm 2023, “ông lớn” Vietcombank tiếp tục giữ ngôi vị quán quân lợi nhuận ngành ngân hàng, với hơn 29.550 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 18% so với cùng kỳ.
Nhiều bất cập trong triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%

Nhiều bất cập trong triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%

Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo việc hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng thông qua hệ thống các Ngân hàng Thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi…
Lợi nhuận tại TPBank đi xuống vì quá "thừa tiền"?

Lợi nhuận tại TPBank đi xuống vì quá "thừa tiền"?

Tính đến cuối quý III/2023, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã: TPB) tuy tín dụng tăng cao hơn huy động vốn, song lợi nhuận bị ăn mòn bởi chi phí dự phòng rủi ro gia tăng để chống đỡ với nợ xấu. TPBank hiện đang 'sở hữu' hơn 47.000 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn.
Lợi nhuận LPBank 9 tháng đầu năm sụt giảm, nhưng nợ xấu và lãi dự thu đều tăng

Lợi nhuận LPBank 9 tháng đầu năm sụt giảm, nhưng nợ xấu và lãi dự thu đều tăng

Theo báo cáo tài chính vừa công bố, lãi trước thuế quý III/2023 tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LPBank - Mã: LPB) tăng nhẹ 1%, tính chung 9 tháng đầu năm lãi sụt giảm 24% còn gần 3.687 tỷ đồng. Đặc biệt, nợ xấu tăng gấp 2,1 lần so với đầu năm, hơn 7.000 tỷ đồng cùng lãi dự thu leo thang.
Nghịch lý “thuốc rẻ” tại thị trường dược Việt Nam: Cuộc chơi nhiều thách thức

Nghịch lý “thuốc rẻ” tại thị trường dược Việt Nam: Cuộc chơi nhiều thách thức

Suốt nhiều năm, các ông lớn thuốc gốc chỉ phải đối đầu với nhóm generic - đa phần là các công ty nội địa - ở thời điểm thuốc generic chưa tạo dựng được nền tảng và danh tiếng cho các bệnh nhân và cả chuyên gia y tế. Bấy lâu nay, thuốc generic thường được gắn với nhãn “của rẻ là của ôi”.
Techcombank - Mỗi người, mỗi ngày đều nỗ lực nâng tầm giá trị

Techcombank - Mỗi người, mỗi ngày đều nỗ lực nâng tầm giá trị

Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động bất thường sau đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt, năm 2023 được coi là năm đầy sóng gió và thách thức.
Nợ xấu tăng mạnh, LPBank mạnh tay tham gia cuộc chơi trái phiếu để huy động vốn

Nợ xấu tăng mạnh, LPBank mạnh tay tham gia cuộc chơi trái phiếu để huy động vốn

Lợi nhuận tại LPBank nửa đầu năm 2023 sụt giảm, còn "sở hữu" hơn 6.000 tỷ đồng nợ xấu, song ngân hàng đang đẩy mạnh huy động hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu để huy động vốn.
Ngân hàng Nhà nước đã phát hành 110.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu

Ngân hàng Nhà nước đã phát hành 110.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu

Trong phiên giao dịch 3/10, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào bán 10.000 tín phiếu có thời hạn 28 ngày theo cơ chế đấu thầu lãi suất.
Ngân hàng tích cực "đảo nợ" trái phiếu, vì sao?

Ngân hàng tích cực "đảo nợ" trái phiếu, vì sao?

Vài tháng trở lại đây, nhiều ngân hàng như: OCB, BIDV, ABBank,... đẩy mạnh mua lại trước hạn trái phiếu cũ, đồng thời phát hành lượng lớn trái phiếu mới.
Ngân hàng ACB: Nợ xấu tăng cao, "đảo nợ" hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu?

Ngân hàng ACB: Nợ xấu tăng cao, "đảo nợ" hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu?

Ngân hàng TMCP Á Châu (ngân hàng ACB) vừa đẩy mạnh mua lại trước hạn trái phiếu cũ, đồng thời phát hành lượng lớn trái phiếu mới trong bối cảnh nợ xấu đang tăng mạnh, nhu cầu tín dụng thấp, lãi suất huy động và cho vay đều giảm.
Xem thêm
Kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính

Kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính

Sáng 1/12/2023, tại Học viện Y dược học cổ truyền, Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Nam dược Thần diệu” với chủ đề: Ứng dụng thuốc nam nói chung và kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn
TP.HCM: Hội thảo khoa học “Năng lượng sinh học trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” lần thứ I – năm 2023

TP.HCM: Hội thảo khoa học “Năng lượng sinh học trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” lần thứ I – năm 2023

SKV - Ngày 26/11, Chi hội Nam y Đồng Nai phối hợp với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức Hội thảo khoa học “Năng lượng sinh học trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” lần thứ I – năm 2023.
Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028

Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 26/9/2023 Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028 và xây dựng phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023-2028.
Hội Nam Y Việt Nam: Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV, phát huy trí tuệ, tinh thần để xây dựng Hội vững mạnh

Hội Nam Y Việt Nam: Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV, phát huy trí tuệ, tinh thần để xây dựng Hội vững mạnh

SKV - Sáng 24/9/2023, tại Văn phòng Hội Nam y Việt Nam đã diễn ra Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV
Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023

Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023

Ngày 6 tháng 8 năm 2023, tại Hội trường Thống Nhất – Dinh Độc Lập, sự kiện tôn vinh và vinh danh các thương hiệu uy tín hàng đầu tại Châu Á - Asia Top Brand Awards 2023 đã diễn ra, và đáng chú ý, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe (Hội Nam Y Việt Nam) đã giành được những thành tích ấn tượng tại sự kiện này.
Phiên bản di động