Quy hoạch không gian biển đảm bảo sự phát triển bền vững của năng lượng tái tạo
Ghi nhận tài sản hình thành trên mặt biển đối của dự án điện gió |
Phân bổ hợp lý không gian sử dụng biển
Phát triển năng lượng tái tạo là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam, trong đó điện gió ngoài khơi được coi là một trong những giải pháp đột phá để chuyển đổi năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đây cũng là nội dung có liên quan chặt chẽ đến Quy hoạch không gian biển đang được Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập và sẽ được trình Quốc hội thông qua trong thời gian tới.
Việt Nam có tiềm năng kinh tế kỹ thuật điện gió ngoài khơi trên 600 GW, đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm phát triển, đầu tư các dự án.
Phát biểu tại Hội thảo “Điện gió ngoài khơi và Quy hoạch không gian biển Việt Nam”, TS Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, việc phân bổ hợp lý không gian sử dụng biển sẽ giúp đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại, hợp tác quốc tế hiệu quả.
Theo tính toán, khu vực có độ sâu đáy biển trên 20m thì tổng quy mô tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi khoảng 165.000 MW. Trong đó, khu vực gió cao và có tiềm năng kinh tế tốt, chủ yếu tập trung ở khu vực Nam Trung Bộ (gồm các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định) với tổng tiềm năng khoảng 80.000 MW với tốc độ gió trên 7-9 m/s.
Việt Nam có tiềm năng kinh tế kỹ thuật điện gió ngoài khơi trên 600 GW, đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm phát triển, đầu tư các dự án./suckhoeviet.org.vn |
Được biết, Quy hoạch không gian biển định hướng sử dụng không gian biển bao gồm: Vùng trời, vùng đất ven biển, các đảo và quần đảo và vùng biển và vùng nước ven đảo. Trong đó, vùng biển dự kiến được phân thành 5 vùng: vùng cấm khai thác; vùng khai thác có điều kiện; khu vực khuyến khích phát triển đối với các ngành kinh tế biển; khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái; vùng nghiên cứu lập quy hoạch.
Mở ra tiềm năng lớn về điện gió ngoài khơi
Tại Việt Nam, quy hoạch không gian biển định hướng sử dụng không gian biển bao gồm: Vùng trời, vùng đất ven biển, các đảo và quần đảo và vùng biển và vùng nước ven đảo. Trong đó, vùng biển dự kiến được phân thành 5 vùng: vùng cấm khai thác; vùng khai thác có điều kiện; khu vực khuyến khích phát triển đối với các ngành kinh tế biển; khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái; vùng nghiên cứu lập quy hoạch.
Đối với các khu vực được quy hoạch để phát triển điện gió ngoài khơi, hiện nay mới chỉ xác định các vùng biển có tiềm năng phát triển điện gió theo khu vực và địa danh các tỉnh như: Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Trà Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng.
Theo đó, Quy hoạch không gian biển có vai trò quan trọng trong việc xác định các khu vực phù hợp cho các dự án năng lượng gió ngoài khơi. Điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế xanh bằng cách thúc đẩy các công nghệ đổi mới, ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng.
Ngoài ra, điện gió ngoài khơi nằm trong quy hoạch không gian biển - kinh tế biển quốc gia, liên quan đến cả vấn đề an ninh, quốc phòng. Quy trình đầu tư lại rất khác biệt so với điện gió trên/gần bờ. Theo đó, các tỉnh cấp phép từ 6 hải lý (khoảng hơn 11km) trở vào bờ và coi đó là điện gió ven bờ. Cấp bộ được cấp phép từ 6 hải lý trở ra (điện gió xa bờ).
Bà Ramla Khalidi - Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh, đẩy nhanh quy hoạch không gian biển là điều cần thiết để mở ra tiềm năng to lớn về phát triển điện gió ngoài khơi cho Việt Nam, góp phần thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững và các mục tiêu về biến đổi khí hậu đã công bố tại COP26, trong đó có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Theo báo cáo “Kinh tế biển xanh – Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển” do UNDP và Cục Biển và Hải đảo Việt Nam công bố tháng 5/2022, nếu thực hiện kịch bản "phát triển bền vững", ước tính các ngành kinh tế biển của Việt Nam có thể chiếm 34% GDP (~23,5 tỷ USD) vào năm 2030. Trong khi GNI bình quân đầu người của người lao động trong các ngành này sẽ tăng tới 77,9 % (~7.100 USD) so với kịch bản thông thường.
"Điều quan trọng là phải đảm bảo quy trình xây dựng và ban hành Quy hoạch Không gian Biển cũng như xác định các khu vực phát triển điện gió xa bờ được thực hiện một cách công khai, có tham khảo ý kiến của mọi đối tượng trong xã hội" - bà Ramla Khalidi cho hay.
Nguồn: Quy hoạch không gian biển đảm bảo sự phát triển bền vững của năng lượng tái tạo
Tin liên quan
Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
10:34 | 25/11/2024 Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 25/11/2024: Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vài nơi
05:05 | 25/11/2024 Môi trường xanh
Dự báo thời tiết ngày 24/11/2024: Bắc Bộ đêm và sáng trời lạnh
05:05 | 24/11/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
22:15 | 24/10/2024 Năng lượng bền vững
Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch
06:50 | 27/08/2024 Năng lượng bền vững
Kế hoạch quốc gia loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon
11:00 | 12/06/2024 Năng lượng bền vững
Quản lý hóa chất không chặt chẽ gây thất thoát lãng phí, cùng nhiều sai phạm khác, chủ tịch Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang bị cách chức
13:03 | 14/11/2023 Năng lượng bền vững
Đông Nam Á hướng tới năng lượng mặt trời, Việt Nam ở vị thế tiên phong
16:46 | 22/08/2023 Năng lượng bền vững
Quy hoạch ngành về năng lượng, khoáng sản hướng đến kinh tế xanh
09:00 | 12/08/2023 Năng lượng bền vững
Các tin khác
T&T Group - Tầm nhìn chiến lược phát triển năng lượng xanh
10:23 | 11/08/2023 Năng lượng bền vững
Băn khoăn điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu
13:46 | 08/08/2023 Năng lượng bền vững
Bộ Công Thương: Không cấm phát triển điện mặt trời mái nhà
08:00 | 05/08/2023 Năng lượng bền vững
Gia Lai đề nghị gỡ khó cho các dự án điện
21:00 | 01/08/2023 Năng lượng bền vững
Nhật Bản với con đường riêng trung hòa carbon
20:00 | 31/07/2023 Năng lượng bền vững
Thiếu điện thúc đẩy cuộc chuyển đổi năng lượng xanh nơi các khu công nghiệp
11:08 | 24/07/2023 Năng lượng bền vững
Phát triển điện mặt trời mái nhà ở trụ sở công
07:30 | 23/07/2023 Năng lượng bền vững
Tăng cường hợp tác thu hút hiệu quả vốn đầu tư phát triển công nghệ Hydro xanh
10:29 | 18/07/2023 Năng lượng bền vững
Trường Sa: Phát huy hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo
10:19 | 05/07/2023 Năng lượng bền vững
Kêu gọi tăng đầu tư vào năng lượng xanh ở châu Phi
19:00 | 04/07/2023 Năng lượng bền vững
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội