Rong mơ (rong biển) từ món ăn ngon đến dược liệu quý nhiều công dụng

Rong mơ còn có tên gọi khác là rau mơ, rong biển, hải tảo và rau ngoai… có tính hàn, vị đắng và mặn. Rong mơ chứa nhiều iod là một loại thức ăn bổ dưỡng phổ biến của người dân miền biển, đồng thời cũng là một vị thuốc giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh bướu cổ. Ngoài ra, nguyên liệu tự nhiên này còn có tác dụng lợi niệu và tiêu đàm giúp giảm nhanh triệu chứng ho và bí đái do phì đại tuyến tiền liệt ở người già.

Rong mơ

Tên gọi, danh pháp

Tên thường gọi: rong mơ, rong biển

Tên gọi khác: hải tảo, rong mơ, rau mã vĩ.

Tên khoa học: Sargassum Henslowianum J.Agardh.

Phân họ: Họ Rong mơ (Sargassaceae).

Đặc điểm tự nhiên rong mơ

Rong mơ được cấu tạo bởi các sợi phân nhánh non, giống như "thân cây" màu nâu. Nó mang những phần "lá" non mỏng và phẳng, kích thước của chúng khác nhau giữa các loài. Loài Sargassum pallidum dài 30 – 100cm, Sargassum fusiforme dài 7 – 40cm, đường kính “thân” loài S. fusiforme chỉ đạt từ 1 – 4mm, trong khi loài S. pallidum đến 2cm.

"Lá" đôi khi hình trụ, dài 3,5 - 7 cm (S. fusiforme) hoặc sợi và vảy (S. pallidum), dài tới 25 cm và rộng 2 - 2,5 cm; mép có răng cưa thô, có đốm đen.

Có những bộ phận có hình dạng giống như những “quả” nằm rải rác trong tảo. Nó là những chiếc "phao" bên trong, lấp đầy không khí giúp tảo đứng thẳng trong đại dương. Tùy thuộc vào loài, phao có thể lớn hoặc nhỏ. Một số loài nhỏ bằng hạt gạo, một số loài khác lớn bằng hạt tiêu. Đôi khi nó là hình thoi (Dương thê tái) ở đầu "thân", đôi khi là "lá" và hình cầu (S. pallidum) ở nách. Ngoài ra còn có các đốm đen ở bên ngoài phao.

Rong mơ (rong biển) từ món ăn ngon đến dược liệu quý nhiều công dụng
Rong mơ chứa nhiều iod nên thường dùng để ăn hoặc sắc nước uống phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh bướu cổ.

Phân bố, thu hái, chế biến

Chi rong mơ có gần 30 loài ở Việt Nam, phân bố rải rác ở các vùng biển và xung quanh đảo. Cây rong mơ thường thấy ở các vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới, thừ nhật bản đến Philippin.

Việt Nam, rong mơ phân bố nhiều ngoài khơi thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên và Khánh Hòa.

Rong mơ thường phân nhánh nhiều, tạo thành những đám lớn bám trên đá. Do cấu tạo có những túi khí ở thân và cành, nên toàn bộ cơ thể tảo mặc dù ở trong nước biển vẫn có xu thế hướng lên trên, khi bị sóng biển làm gãy thường trôi dạt vào bờ.

Nguồn rong mơ ở biển Việt Nam rất phong phú. Rong mơ này đã từng được khai thác để sản xuất iod ở Bình Định, Đà Nẵng Hải Phòng. Rong mơ được thu hái vào mùa hạ, thu. Dược liệu có dạng trụ tròn hoặc hơi dẹt, nhẵn hoặc có gai. Từ các nhánh, mọc ra nhiều phiến mỏng, mép nguyên hoặc có răng cưa. Rong mơ có túi gọi là phao, hình tròn hoặc bầu dục nằm ở chỗ tản phân nhánh.

Sau khi thu hái, rong mơ phải được rửa bằng nước ngọt để loại muối và các tạp chất, rồi đem phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bộ phận sử dụng

Toàn thân.

Thành phần hoá học

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng Rong mơ có thể cung cấp chất keo - một loại keo được đánh giá cao trong ngành y dược. Loại keo đặc biệt này thường được sử dụng để làm vỏ bọc thuốc viên, loại keo đặc biệt này đã được nghiên cứu để sử dụng làm huyết thanh nhân tạo, chỉ khâu vết mổ, tấm nhựa sát trùng, thuốc cầm máu…

Theo sách của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, quả mơ chứa 10% đến 15% muối vô cơ (trong đó có lượng lớn iốt 0,3% đến 0,8%, asen, kali), 1-2% lipid, 4-5% protein và một lượng lớn alginic. axit hoặc axit alginic.

Bảo quản rong mơ

Rong mơ có thể bảo quản tươi hoặc khô. Nếu bảo quản tươi, cần ngâm trong nước sạch có thêm tí muối, giữ trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu bảo quản khô, cần làm khô thảo dược bằng máy sấy hoặc ánh nắng mặt trời, sau đó cho vào hũ thủy tinh, đậy kín, tránh ánh sáng. Nếu bạn buộc phải lưu trữ rong mơ tại nhà lâu hơn 1 tháng, cần kiểm tra chúng hàng tuần, nếu phát hiện mối mọt, ẩm mốc, biến đổi màu sắc, mùi vị thì cần loại bỏ ngay.

Rong mơ (rong biển) từ món ăn ngon đến dược liệu quý nhiều công dụng
Rong mơ đã trở thành nguyên liệu phổ biến trong các món ăn ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc ...

Công dụng của rong mơ

Công dụng của rong mơ theo y học cổ truyền

Rong mơ có vị đắng, mặn, tính hàn, đi vào các kinh phế - tỳ - thận, có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm u rắn), tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt, tác dụng ngược với cam thảo.

Rong mơ được dùng làm thuốc chữa tràng nhạc (loa lịch), u bướu (anh lựu), thủy thũng, cước khí, tinh hoàn sưng đau.

Các tác dụng dùng theo kinh nghiệm dân gian:

Dân gian thường lưu truyền tác dụng chữa lở loét và điều trị huyết áp cao của rong mơ.

Công dụng của rong mơ theo y học hiện đại

Chống ung thư: Fucoidan, một hợp chất quan trọng trong rong mơ, đã được chứng minh có tác dụng chống ung thư. Fucoidan giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và kích hoạt quá trình chết tự nhiên của tế bào ung thư (apoptosis).

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Các nghiên cứu cho thấy, các hợp chất trong rong mơ có khả năng điều chỉnh mức đường huyết và cải thiện sự nhạy cảm của insulin. Điều này có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng liên quan.

Ngăn ngừa bệnh tuyến giáp: Rong mơ chứa nhiều i-ốt, một khoáng chất cần thiết cho chức năng tuyến giáp. Việc bổ sung đủ i-ốt giúp ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến tuyến giáp như bướu cổ và suy giáp.

Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ trong rong mơ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và duy trì sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, rong mơ còn có tác dụng nuôi dưỡng hệ vi sinh vật có lợi trong ruột, góp phần cải thiện hệ tiêu hóa.

Giảm cân: Rong mơ là thực phẩm ít calo, giàu chất xơ và tạo cảm giác no lâu, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Chất xơ trong rong mơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, ngăn ngừa sự tăng đột ngột của đường huyết sau bữa ăn.

Hỗ trợ hệ miễn dịch: Rong mơ chứa nhiều hợp chất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch như fucoidan và polysaccharides. Những hợp chất này có tác dụng kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Kháng viêm và kháng khuẩn: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rong mơ có chứa các hợp chất kháng viêm và kháng khuẩn, giúp giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm mạn tính.

Đối với gan: Rong mơ giúp bảo vệ và phục hồi các tổn thương tại tế bào gan, và hạ men gan.

Chống đông máu: Rong mơ là loại thảo dược chống hình thành huyết khối khá mạnh.

Điều trị rối loạn lipid máu: alginat trong rong mơ giúp giảm cholesterol máu.

Chống oxy hóa: Rong mơ chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoids và carotenoids, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa lão hóa mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim mạch.

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Rong mơ giàu chất xơ và các khoáng chất như kali và magie, có tác dụng giảm huyết áp và cải thiện chức năng tim mạch. Chất xơ trong rong mơ cũng giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ trong rong mơ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và duy trì sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, rong mơ còn có tác dụng nuôi dưỡng hệ vi sinh vật có lợi trong ruột, góp phần cải thiện hệ tiêu hóa.

Giảm cân: Rong mơ là thực phẩm ít calo, giàu chất xơ và tạo cảm giác no lâu, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Chất xơ trong rong mơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, ngăn ngừa sự tăng đột ngột của đường huyết sau bữa ăn.

Bổ sung khoáng chất và vitamin: Rong mơ là nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất như canxi, magie, sắt, và i-ốt, cùng các vitamin như vitamin A, C, và K. Các dưỡng chất này rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương, da, tóc và hệ thần kinh.

Rong mơ (rong biển) từ món ăn ngon đến dược liệu quý nhiều công dụng
Rong mơ có nhiều loại khác nhau

Bài thuốc từ rong mơ

Trị bướu cổ: Rong mơ khô tán mịn dập thành những viên iotamin chứa 50 – 70 microgam iốt. Ngày dùng từ 2 đến 4 viên, uống trong 3 – 5 tháng.

Chữa phì đại tuyến tiền liệt gây bí tiểu ở người già: Rong mơ, xuyên sơn giáp, côn bố, mỗi vị 10g. Lệ chi hạch, vương bất lưu hành, quất hạch, mỗi vị 15g. Sắc nước uống.

Chữa bệnh tràng nhạc, lờ loét: Thành phần gồm rong biển, quả mơ muối, bạch cương tằm. Dùng rong mơ 2 phần, sao giòn với thóc rồi bỏ thóc, tán bột; tằm vôi 1 phần (sao giòn), tán bột; quả mơ muối rửa nước sôi, bỏ hạt; lấv thịt giã nát trộn vói bột trên làm viôn bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3 - 6 lần mỗi lần 5-6 viền với nước cơm, kiêng ăn dậu, gà, dê và uống rượu.

Tiếp đó, trộn đều tất cả các nguyên liệu này lại với nhau rồi hoàn thành viên nhỏ bằng hạt đậu xanh. Mỗi ngày uống 3 - 6 lần. Mỗi lần uống 5 - 6 viên với nước cơm. Lưu ý, trong quá trình áp dụng bài thuốc này nên kiêng ăn thịt dê, gà và không uống rượu.

Trị u giáp trạng lành tính: Rong mơ 15g, thủy hồng hoa tử 15g, hải phù thạch 30g, côn bố 15g, kim ngân hoa 15g, đông qua bì 30g. Sắc nước uống ngày 1 thang.

Điều trị ung thư trực tràng và thực quản: Sử dụng 30g rong mơ và 6g thủy tức đem nghiền thành bột. Mỗi lần uống, lấy 6 gram hoàn tan với rượu. Ngày uống 3 lần.

Chữa lao hạch: Dùng rong mơ, hạ khô thảo, thổ bối mẫu và hương phụ mỗi vị 9 gram sắc nước uống.

Rong mơ (rong biển) từ món ăn ngon đến dược liệu quý nhiều công dụng
Rong mơ khô

Lưu ý khi sử dụng rong mơ

Rong mơ không dùng cho người có tỳ vị hư hàn/có thấp trệ theo Đông y.

Những người dễ bị đau dạ dày, tiêu chảy, cảm mạo, khó tiêu không nên dùng.

Những người bị dị ứng iod (i-ốt) không nên ăn rong mơ. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc theo toa nào, đặc biệt là trong trường hợp rối loạn tuyến giáp, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi tiêu thụ rong mơ.

Rong mơ có thể tương tác với các thuốc chống đông máu.

Không sử dụng với cam thảo, đại kích, nguyên hoa.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Cùng chuyên mục

Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh phổi: Liệu pháp Đông y toàn diện cho hệ hô hấp

Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh phổi: Liệu pháp Đông y toàn diện cho hệ hô hấp

Bệnh phổi như viêm phổi, COPD hay di chứng hậu COVID-19 gây ho kéo dài, khó thở và suy giảm chức năng hô hấp. Trong khi Tây y tập trung vào thuốc kháng sinh và giãn phế quản, xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh phổi theo Đông y được đánh giá cao nhờ khả năng phục hồi chức năng phổi tự nhiên, giảm phụ thuộc vào thuốc.
Xoa bóp bấm huyệt chữa hen suyễn: Giải pháp Đông y an toàn cho người bệnh

Xoa bóp bấm huyệt chữa hen suyễn: Giải pháp Đông y an toàn cho người bệnh

Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mãn tính gây khó thở, thở khò khè và tức ngực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh thuốc Tây, xoa bóp bấm huyệt chữa hen suyễn đang được nhiều người tin dùng nhờ hiệu quả giảm triệu chứng và ít tác dụng phụ. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các huyệt đạo quan trọng, kỹ thuật thực hiện và lưu ý khoa học từ chuyên gia Đông y.
Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai: Giải pháp giảm đau tận gốc từ Đông y

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai: Giải pháp giảm đau tận gốc từ Đông y

Viêm quanh khớp vai là bệnh lý phổ biến gây đau nhức, hạn chế vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Trong khi thuốc giảm đau Tây y chỉ giải quyết triệu chứng tạm thời, xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai theo Đông y được đánh giá cao nhờ tác động tận gốc vào nguyên nhân gây bệnh, đồng thời hạn chế tác dụng phụ.
Bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu: Giải pháp tự nhiên không cần thuốc

Bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu: Giải pháp tự nhiên không cần thuốc

Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu là những vấn đề phổ biến gây đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn và mệt mỏi. Trong khi nhiều người lạm dụng thuốc kháng acid hoặc men tiêu hóa, bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa theo Đông y được đánh giá cao nhờ khả năng điều hòa chức năng dạ dày - ruột tự nhiên, không gây tác dụng phụ.
Bài thuốc nam chữa suy nhược thần kinh: Giải pháp an toàn từ thiên nhiên

Bài thuốc nam chữa suy nhược thần kinh: Giải pháp an toàn từ thiên nhiên

Suy nhược thần kinh là tình trạng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây mệt mỏi kéo dài, mất ngủ, giảm tập trung và dễ cáu gắt. Trong khi thuốc Tây chỉ giải quyết triệu chứng tạm thời và có thể gây phụ thuộc, bài thuốc nam chữa suy nhược thần kinh được đánh giá cao nhờ tác dụng bồi bổ tạng phủ, an thần tự nhiên và không gây tác dụng phụ.
Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa khó thở: Giải pháp tự nhiên hiệu quả từ Đông y

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa khó thở: Giải pháp tự nhiên hiệu quả từ Đông y

Khó thở là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Trong khi y học hiện đại sử dụng thuốc và các thiết bị hỗ trợ, phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa khó thở từ Đông y đang được nhiều người quan tâm nhờ tính an toàn và hiệu quả lâu dài. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức chi tiết về cách thực hiện và những lưu ý quan trọng khi áp dụng phương pháp này.

Các tin khác

Phương pháp bấm huyệt đúng cách giúp giảm căng thẳng, lo âu

Phương pháp bấm huyệt đúng cách giúp giảm căng thẳng, lo âu

Căng thẳng, lo âu, đau đớn và mệt mỏi là những vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống hiện đại. Một trong những phương pháp tự nhiên và hiệu quả để giảm thiểu những triệu chứng này chính là bấm huyệt. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách bấm huyệt đúng cách để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.
Phương pháp xoa bóp huyệt gan bàn chân giúp khí huyết lưu thông

Phương pháp xoa bóp huyệt gan bàn chân giúp khí huyết lưu thông

Xoa bóp huyệt gan bàn chân là một phương pháp trị liệu cổ truyền, được nhiều người biết đến với khả năng cải thiện sức khỏe và tăng cường lưu thông khí huyết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về phương pháp này, lợi ích của nó, và cách thực hiện đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp bấm huyệt thái xung giúp hạ huyết áp

Phương pháp bấm huyệt thái xung giúp hạ huyết áp

Huyệt Thái Xung là một trong những huyệt quan trọng trong y học cổ truyền, nằm ở vùng mu bàn chân, giữa ngón chân cái và ngón thứ hai. Huyệt này không chỉ có tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch mà còn đặc biệt hữu ích cho những người bị huyết áp cao. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá phương pháp bấm huyệt Thái Xung, cách thực hiện và những lợi ích mà nó mang lại.
Huyệt Nhân Trung - Huyệt vị với những tác dụng bất ngờ cho sức khỏe

Huyệt Nhân Trung - Huyệt vị với những tác dụng bất ngờ cho sức khỏe

Huyệt Nhân Trung, nằm ở giữa môi trên và mũi, được coi là một trong những huyệt vị quan trọng trong y học cổ truyền. Huyệt này không chỉ có ý nghĩa trong việc điều trị bệnh mà còn mang lại nhiều tác dụng bất ngờ cho sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những lợi ích của huyệt Nhân Trung và cách kích hoạt nó để cải thiện sức khỏe.
Bấm huyệt chữa ù tai: Phương pháp tự nhiên hiệu quả được nhiều người áp dụng

Bấm huyệt chữa ù tai: Phương pháp tự nhiên hiệu quả được nhiều người áp dụng

Ù tai là tình trạng phổ biến khiến người bệnh nghe thấy những âm thanh lạ như tiếng ve kêu, tiếng gió rít mà không có nguồn phát bên ngoài. Nếu không điều trị kịp thời, ù tai có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong khi Tây y thường tập trung vào thuốc hoặc thiết bị hỗ trợ, bấm huyệt chữa ù tai là liệu pháp Đông y an toàn, giúp cải thiện lưu thông khí huyết và giảm triệu chứng hiệu quả.
Những công dụng của cây bạch cập

Những công dụng của cây bạch cập

Trong kho tàng dược liệu Đông y, cây Bạch cập là một vị thuốc quý có từ lâu đời, nổi bật với công dụng cầm máu, tiêu viêm, làm liền vết thương và chữa nhiều chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp cũng như các bệnh ngoài da. Đặc biệt, Bạch cập được dùng hiệu quả trong điều trị ho lao, ho ra máu và mụn nhọt sưng tấy, nhờ những đặc tính dược lý tự nhiên mạnh mẽ mà an toàn.
Công dụng chữa bệnh của cây Đại hồi

Công dụng chữa bệnh của cây Đại hồi

Trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam, cây Đại hồi là một dược liệu quý, được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt là trong các chứng bệnh về tiêu hóa và cảm mạo. Với đặc tính thơm nồng, vị cay, tính ấm, cây Đại hồi từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc dân gian để chữa ỉa chảy, đầy bụng, nôn mửa, cảm hàn – những triệu chứng thường gặp trong đời sống hàng ngày.
Sâm Bố Chính mở ra tiềm năng phát triển kinh tế dược liệu bền vững

Sâm Bố Chính mở ra tiềm năng phát triển kinh tế dược liệu bền vững

Sâm Bố Chính (tên khoa học: Abelmoschus moschatus Medik., thuộc họ Bông – Malvaceae) từ lâu đã được biết đến là cây thuốc quý với nhiều công dụng bồi bổ sức khỏe.
Hoàng liên gai – cây thuốc quý giữa núi rừng đại ngàn

Hoàng liên gai – cây thuốc quý giữa núi rừng đại ngàn

Trong kho tàng dược liệu của Việt Nam, hoàng liên gai (tên khoa học: Berberis wallichiana DC.) được biết đến là một loại cây thuốc quý hiếm, gắn liền với các bài thuốc y học cổ truyền và đời sống của đồng bào vùng núi phía Bắc.
Quả dâu trong y học cổ truyền

Quả dâu trong y học cổ truyền

Quả dâu (còn gọi là dâu tằm, tang thầm – tên khoa học Morus alba L.) từ lâu đã không chỉ được biết đến là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng mà còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền phương Đông. Với hương vị ngọt dịu, chua nhẹ, quả dâu không chỉ hấp dẫn về mặt ẩm thực mà còn mang lại nhiều lợi ích trong việc bổ huyết, dưỡng âm, chống lão hóa, tăng cường thị lực, an thần và hỗ trợ tiêu hóa.
Xem thêm
Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Sáng ngày 8/6/2025, Tại Hà Nội: Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030, đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

An Giang, ngày 17/5 - Với tinh thần "Một nắm khi đói bằng một gói khi no", Chi hội Nam y An Giang đã tổ chức thành công buổi trao quà thiện nguyện tại Khóm An Định B, Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nằm trong kế hoạch công tác Quý II năm 2025, thể hiện cam kết bền bỉ của Chi hội trong công tác thiện nguyện và chăm lo đời sống nhân dân tại địa phương.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Phiên bản di động