Sâm Lai Châu giúp người dân vùng DTTS và miền núi vươn lên làm giàu - Những thành công bước đầu

Trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 19 dân tộc thiểu số gồm Thái, Tày, Nùng, La Hủ, Lào, Lự, Mường, Hoa, Khơ Mú, Lô Lô, Kháng, Hà Nhì…; tổng diện tích rừng hiện có là 472.676,04 ha. Toàn tỉnh có trên 70% dân số có cuộc sống liên quan đến rừng. Đây là tiềm năng, lợi thế rất lớn để tỉnh phát triển kinh tế dưới tán rừng, phát triển các loài cây dược liệu quý như: Sâm Lai Châu, Đương quy, Bảy lá một hoa, Tam thất hoang, Lan kim tuyến... Đặc biệt là Sâm Lai Châu (dược liệu quý hiếm được đưa vào danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2007) với tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, có giá trị kinh tế rất cao giúp người dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng DTTS từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Sâm Lai Châu giúp người dân vùng DTTS và miền núi vươn lên làm giàu - Những thành công bước đầu
Người dân vùng DTTS và miền núi trồng cây sâm Lai Châu dưới tán rừng (Ảnh minh họa)

Theo rà soát của cơ quan chuyên môn, cây Sâm Lai Châu (viết tắt là sâm) phát triển chủ yếu ở độ cao từ 1.500 m trở lên so với mực nước biển. Toàn tỉnh Lai Châu có điều kiện khí hậu (mát mẻ quanh năm, sương mù bao phủ), thổ nhưỡng (loại đất chủ yếu dưới các cánh rừng trên địa bàn tỉnh là nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi, hai nhóm đất này có nhiều đặc điểm phù hợp để mở rộng phát triển các loài cây dược liệu quý trên quy mô lớn), độ cao phù hợp trồng sâm được xác định vào khoảng 30.000 ha (có 17.000 ha có điều kiện rất thích hợp phát triển sâm, tập trung ở hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh) và là nơi có diện tích sâm lớn nhất nước đang tập trung quy hoạch, phát triển sâm trở thành ngành hàng kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Trên cơ sở tận dụng khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhất là tiềm năng phát triển kinh tế dưới tán rừng để thực hiện Nội dung 2 thuộc Tiểu dự án 2 (Dự án 3) thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình) về đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý. Mục tiêu là bước đầu hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý; hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo chuỗi giá trị và bảo tồn nguồn gen dược liệu đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Tỉnh Lai Châu cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể đối với việc phát triển vùng dược liệu như: Chính sách hỗ trợ phát triển sâm, hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ bảo tồn, hoàn thiện quy trình, nhân giống dược liệu; hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết, hạ tầng phục vụ liên kết; hỗ trợ khuyến nông, đào tạo tập huấn, vật tư, bao bì nhãn mác sản phẩm; hỗ trợ chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi; hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp tham gia chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ về đất đai, tiếp cận tín dụng... Cùng với đó, tỉnh cũng đã xây dựng và ban hành Hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế, bảo quản Sâm Lai Châu; quy chế Quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sâm Lai Châu” (Quyết định số 1183/QĐ-UBND ngày 9/9/2022)…

Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai các dự án, đề tài nghiên cứu về Sâm Lai Châu; tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị liên quan đến trồng và mở rộng diện tích dược liệu; giúp cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có thêm thông tin về cây sâm nhằm đưa Sâm Lai Châu trở thành một trong những cây dược liệu chủ lực.

Trong tháng 11/2022, Hội chợ Sâm Lai Châu được tổ chức với chủ đề “Nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức, khát vọng vươn xa” nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển và quảng bá cây Sâm Lai Châu; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm hiểu nhằm xúc tiến hợp tác đầu tư, liên kết với người dân sản xuất, kinh doanh cây sâm và chế biến các sản phẩm từ sâm.

Đầu năm 2023, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức “Diễn đàn Mùa xuân về phát triển sâm Lai Châu”; Ngày 07/7/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lai Châu phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia (trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị gắn với du lịch sinh thái”. Tại Diễn đàn, nhiều ý kiến tham gia trao đổi, thảo luận, chia sẻ về kinh nghiệm, giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững, hiệu quả vùng trồng sâm, phát triển dược liệu gắn với du lịch, định hướng chế biến các sản phẩm sâm... trên địa bàn tỉnh.

Cùng với việc hỗ trợ phát triển, Lai Châu đã thông qua triển khai các Dự án, Đề tài tuyển chọn cây sâm, như: 1.185 cây mẹ và trồng 1.009 cây mô hình (Dự án Xây dựng mô hình trồng, nhân giống sâm Lai Châu nhằm bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc hữu tại các huyện vùng cao của tỉnh Lai Châu); 500 cây mẹ và trồng 5.000 cây mô hình (Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng và đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho hai loài dược liệu quý hiếm Sâm Lai Châu, Bảy lá một hoa của tỉnh Lai Châu); 1.000 cây mẹ Sâm Lai Châu và trồng 15.000 cây mô hình (Đề tài Nghiên cứu bảo tồn và phát triển các loài Sâm Lai Châu, Tam thất hoang ở huyện Mường Tè); 22 cây mẹ Sâm Lai Châu (Đề tài Nghiên cứu bảo tồn và phát triển các loài Sâm Lai Châu, Tam thất hoang ở các xã vùng cao huyện Mường Tè).

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo việc làm cho nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng DTTS và miền núi, góp phần hoàn thành các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương tại các huyện vùng cao biên giới, tỉnh Lai Châu đã nghiên cứu xây dựng mô hình nhân giống phát triển mở rộng cây sâm Lai Châu thành sản phẩm dược liệu chủ lực cho các huyện vùng cao. Đến nay, toàn tỉnh đã bảo tồn được 3 vườn cây mẹ ngoài tự nhiên và gây trồng hơn 21.000 cây mô hình; có hơn 20 doanh nghiệp, hợp tác xã đang đầu tư trồng, phát triển cây sâm. Ngoài ra có hàng trăm hộ dân ở các địa phương tham gia liên kết hoặc tự trồng với tổng diện tích đã trồng được hơn 35 ha. Hiện có 5 tổ chức, doanh nghiệp liên kết với người dân phát triển kinh tế dưới tán rừng và triển khai trồng sâm cùng một số cây dược liệu khác tại xã Pa Vệ Sủ huyện Mường Tè (có 2 dân tộc cùng sinh sống là La Hủ và Mảng; tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 là 78,10%). Cây sâm được trồng tập trung tại các bản Sín Chải A, B, C, Chà Gá, Pá Hạ... Đây chính là cơ hội giúp bà con từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Điển hình là bản Sín Chải B, nơi có đông đồng bào dân tộc La Hủ (một trong 4 dân tộc ít người đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu) đang trồng những vườn sâm rất giá trị. Trước đây đồng bào La Hủ sinh sống vất vả, vẫn quen lối sống du canh du cư, lên rừng kiếm củ sâm về bán hoặc đổi lấy thóc, gạo do không biết giá trị kinh tế cao của củ sâm. Khai thác mãi cũng cạn kiệt dần. Mấy năm trở lại đây cùng với sự đồng hành, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, MTTQ và các đoàn thể xã hội bám bản, bám dân đã vận động bà con bản Sín Chải B từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp; phương thức sản xuất cũ, lạc hậu được thay thế bằng phương thức sản xuất mới dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học kỹ thuật; tập quán canh tác phụ thuộc nhiều vào tự nhiên đã dần thay đổi, chuyển sang hưởng lợi từ dịch vụ chăm sóc bảo vệ rừng; canh tác lúa nước ổn định có năng suất, nhiều hộ dân đã đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Đặc biệt là tham gia trồng sâm giữ nguồn giống quý để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Trong bản đã có nhiều hộ tham gia trồng sâm, vườn nhỏ cũng trị giá cả tỷ đồng. Từ ngày bà con trồng sâm, không đốt rừng làm nương, mà có ý thức tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ biên giới.

Hiện nay bản Sín Chải B có 2 doanh nghiệp và 44 hộ dân (trong tổng số 53 hộ dân tộc La Hủ) trồng sâm. Cả 2 doanh nghiệp cùng rất nhiều hộ dân đã đưa cây sâm về trồng tại bản theo mô hình nhà lưới thay vì trồng dưới tán rừng tự nhiên; 44 hộ tham gia trồng sâm với diện tích trung bình khoảng 30m2 sâm/hộ. Nhờ đó, người dân không chỉ thoát nghèo từ cây sâm mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hiện nay, 100% xã vùng đồng bào dân tộc La Hủ sinh sống đều có đường giao thông đến trung tâm xã; 100% bản, khu phố được đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt, công trình thủy lợi; 100% xã được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác; 100% xã có trạm y tế xã được xây dựng kiên cố; 92,86% xã có nhà văn hóa xã; 76,6% bản, khu phố có nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng, tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc La Hủ giảm 4 – 5% (bình quân giai đoạn 2016-2021)…

Từ những thành công bước đầu tại xã Pa Vệ Sủ (huyện Mường Tè) và thực hiện Quyết định 611/QĐ-TTg ngày 10/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, tỉnh Lai Châu quyết tâm đưa cây sâm Lai Châu trở thành cây chủ lực của tỉnh và là đối tượng bảo tồn, phát triển, chế biến, thương mại ở quy mô hàng hóa; tổ chức triển lãm giới thiệu các sản phẩm Sâm Lai Châu gắn với phát triển làng du lịch cộng đồng thông qua tổ chức các lễ hội văn hóa Sâm hằng năm để quảng bá nét đặc sắc về văn hóa của đồng bào DTTSvà miền núi... Mục tiêu cụ thể giai đoạn đến năm 2030, bảo tồn nguồn gen Sâm Lai Châu ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng; sản lượng khai thác đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn GACP - WHO (thực hành tốt nuôi trồng và thu hái) hoặc tương đương; đầu tư, xây dựng các cơ sở sơ chế và chế biến sâu các sản phẩm từ sâm gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi, trong đó có khoảng 50% cơ sở sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng GMP-WHO (thực hành sản xuất tốt); tập trung chọn, tạo giống Sâm Lai Châu có năng suất, chất lượng cao, chống chịu với sâu, bệnh hại...

Nguồn: Sâm Lai Châu giúp người dân vùng DTTS và miền núi vươn lên làm giàu - Những thành công bước đầu

Diễm Hồng / Tc. Mặt trận
www.suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Smart A được công nhận tại Ấn Độ: Bước tiến lớn trên thị trường Quốc tế

Smart A được công nhận tại Ấn Độ: Bước tiến lớn trên thị trường Quốc tế

Ngày 24/7/2024, tại New Delhi, Ấn Độ, một sự kiện quan trọng đã diễn ra với sự tham gia của nhiều nhà khoa học hàng đầu. Tại hội nghị khoa học này, đề tài nghiên cứu lâm sàng “Tác dụng của Smart A với các bệnh ngoài da” đã được Dược sĩ Võ Tứ Cường – Giám đốc đào tạo và truyền thông Công ty TNHH Ứng dụng Khoa học Công nghệ Quốc tế, đại diện công ty và nhóm nghiên cứu, trình bày trước Hội đồng khoa học của Đại học Quốc tế Dayspring New Delhi.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Bắc Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Bắc Bộ nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 27/7/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.
Bộ Y tế ban hành kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2025

Bộ Y tế ban hành kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2025

Bộ Y tế vừa ban hành Kế hoạch 927/KH-BYT ngày 25/7/2024 về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2025.

Cùng chuyên mục

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây atiso đỏ

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây atiso đỏ

Một số đơn vị đang triển khai ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây atiso đỏ tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Vun đắp tình hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa tỉnh Đắk Lắk - Mondulkiri, Campuchia giai đoạn 2024 - 2025

Vun đắp tình hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa tỉnh Đắk Lắk - Mondulkiri, Campuchia giai đoạn 2024 - 2025

SKV - Tỉnh Đắk Lắk có đường biên giới dài 71,972 km tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri - Vương quốc Campuchia. Dọc tuyến biên giới có hai huyện Buôn Đôn và Ea Súp giáp với huyện Ko Nhét và một phần huyện Pachchanđa thuộc tỉnh Mondulkiri. Trong những năm qua, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động góp phần vào sự phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác giữa nhân dân tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam) và nhân dân tỉnh Mondulkiri (Campuchia).
Công ty Dược lớn nhất sàn báo lãi thấp nhất trong vòng ba quý, cầm hơn 2.700 tỷ đồng tiền mặt

Công ty Dược lớn nhất sàn báo lãi thấp nhất trong vòng ba quý, cầm hơn 2.700 tỷ đồng tiền mặt

Quý II/2024, Công ty Dược Hậu Giang báo lãi sau thuế 192 tỷ đồng, giảm 27% với quý II/2023. Đây cũng là mức lãi quý thấp nhất trong vòng ba quý.
Techcombank: Số dư CASA duy trì ở mức cao kỷ lục, tỉ lệ an toàn vốn đứng đầu ngành

Techcombank: Số dư CASA duy trì ở mức cao kỷ lục, tỉ lệ an toàn vốn đứng đầu ngành

Ngày 22/7/2024, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, với kết quả ấn tượng ở những hạng mục kinh doanh cốt lõi, với tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm. Kết quả kinh doanh ấn tượng đã đưa Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam nhận hat-trick giải thưởng danh giá “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” từ 3 tổ chức uy tín hàng đầu thế giới là Euromoney, FinanceAsia và Global Finance.
Bất động sản Phát Đạt thực hiện 12% kế hoạch năm sau 6 tháng, nói không với nợ trái phiếu

Bất động sản Phát Đạt thực hiện 12% kế hoạch năm sau 6 tháng, nói không với nợ trái phiếu

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) lãi sau thuế gần 50 tỷ đồng trong quý II/2024. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Phát Đạt ghi nhận hơn 170 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 102 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 17% và 64% so với cùng kỳ.
Bac A Bank ưu tiên tín dụng lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp

Bac A Bank ưu tiên tín dụng lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp

Trong giai đoạn tới, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) thực hiện kế hoạch phát triển bền vững, ổn định, hiệu quả. Đặc biệt, chú trọng hoạt động tư vấn đầu tư và cho vay các doanh nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nông thôn và các ngành phụ trợ cho nông nghiệp, dược liệu sạch, y tế và giáo dục.

Các tin khác

Loạt ngân hàng tích cực huy động vốn trái phiếu

Loạt ngân hàng tích cực huy động vốn trái phiếu

Các ngân hàng lớn như MB, ACB, TPBank... đang mở lại đường đua phát hành trái phiếu, huy động hàng nghìn tỷ đồng chỉ trong thời gian ngắn.
Vinamilk được vinh danh tại giải thưởng doanh nghiệp trách nhiệm châu Á

Vinamilk được vinh danh tại giải thưởng doanh nghiệp trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục Green Leadership (Lãnh đạo xanh) theo Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á. Cụ thể, giải thưởng được trao cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050.
E&S Việt Nam - Hành trình theo đuổi sứ mệnh "Vì sức khỏe cộng đồng"

E&S Việt Nam - Hành trình theo đuổi sứ mệnh "Vì sức khỏe cộng đồng"

Với mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Công ty TNHH Dược phẩm E&S Việt Nam nhanh chóng khẳng định vị trí trên thương trường qua các dòng thực phẩm chức năng với những hoạt chất chuyên biệt, hỗ trợ tích cực cho sức khỏe người tiêu dùng.
Long An có 168 sản phẩm đạt chuẩn OCOP  3 sao và 4 sao

Long An có 168 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Tỉnh Long An tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP trong và ngoài nước, đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm qua các hội nghị, hội chợ, lễ hội, điểm du lịch, phát triển thương mại điện tử đối với sản phẩm OCOP qua các kênh bán hàng trực tuyến như Shopee, TikTok, Lazada, Sendo.
Xạ hương, bạc hà, lô hội - Thảo dược giúp phái đẹp duy trì nét thanh xuân

Xạ hương, bạc hà, lô hội - Thảo dược giúp phái đẹp duy trì nét thanh xuân

Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta những thảo dược quý giá không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp phái đẹp duy trì nét thanh xuân. Xạ hương, xô thơm, bạc hà, lô hội và hạt phi là những thảo dược nổi bật với vô số công dụng vượt trội, góp phần làm nên hiệu quả và chất lượng của các sản phẩm chăm sóc phụ nữ.
Phát triển OCOP để xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương

Phát triển OCOP để xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương

Xác định phát triển kinh tế nông thôn, phát triển nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung xây dựng các mô hình, các HTX sản xuất theo quy trình VietGAP, hữu cơ và xây dựng các sản phẩm có giá trị thương mại cao. Đặc biệt, tỉnh Thái Nguyên đã tích cực hưởng ứng chương trình OCOP để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương, từ đó đẩy mạnh nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
Xây dựng Hòa Bình hoàn thành hoán đổi nợ cho 99 chủ nợ

Xây dựng Hòa Bình hoàn thành hoán đổi nợ cho 99 chủ nợ

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) vừa công bố đã hoàn thành đợt phát hành 73 triệu cổ phiếu hoán đổi nợ vào ngày 28/6/2024 với giá 10.000 đồng/cp. Qua đó, công ty đã hoán đổi được hơn 730 tỷ đồng tiền nợ.
Vinamilk “chiếm sóng” nhiều bảng xếp hạng về thương hiệu được chọn mua nhiều nhất 2024

Vinamilk “chiếm sóng” nhiều bảng xếp hạng về thương hiệu được chọn mua nhiều nhất 2024

Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong.Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất Việt Nam.
Đắk Lắk: Ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế xã hội của 53 dân tộc thiểu số

Đắk Lắk: Ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế xã hội của 53 dân tộc thiểu số

SKV - Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) 53 dân tộc thiểu số năm 2024 được bắt đầu từ ngày 1/7 – 15/8 trên phạm vi cả nước.
Đắk Lắk: Phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển ở một địa phương nghèo

Đắk Lắk: Phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển ở một địa phương nghèo

SKV - Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện M’đrắk đã vận dụng sáng tạo, sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng tâm hiệp lực, nỗ lực phấn đấu khai thác tốt tiềm năng và lợi thế trên địa bàn nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, làm thay đổi diện mạo từ vùng trung tâm huyện đến các vùng nông thôn, nâng cao thu nhập, phát triển đời sống.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động