Slady quảng cáo “nổ” thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh
Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng; Thực phẩm bổ sung; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Sản phẩm dinh dưỡng y học.
TPCN là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy, Bộ Y Tế đã ban hành nhiều văn bản quản lý Nhà nước nhằm quản lý chặt chẽ về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Cụ thể, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP - hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y Tế đã quy định rõ các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm đó là: “Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”.
Khoản 15, Điều 6 Luật Dược 105/2016/QH13 cũng quy định: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.
Luật pháp quy định là vậy, nhưng không ít các công ty bất chấp luật pháp, quảng cáo thổi phồng chất lượng, công dụng của thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh. Thậm chí, có những đơn vị sẵn sàng mạo danh, mượn hình ảnh của cán bộ, nhân viên y tế đang làm việc tại bệnh viện, cơ sở y tế để gắn vào nội dung quảng cáo hoặc nhắn tin, gọi điện hoặc cung cấp các đường link website, Facebook, số điện thoại tổng đài giả mạo bệnh viện cho người bệnh nhằm mục đích bán được sản phẩm. Những chiêu trò quảng cáo, thổi phồng công dụng sản phẩm như thuốc chữa bệnh khiến không ít người tiêu dùng nhẹ dạ cả tin, “sập bẫy” sau một cú click chuột.
Đơn cử là việc quảng cáo sản phẩm Slady trên một số trang mạng xã hội. Theo tìm hiểu, Slady được công ty TNHH công nghệ dược phẩm Lotus (Địa chỉ: Lô 49M - 2, KCN Quang Minh, TT. Quang Minh, H. Mê Linh, TP. Hà Nội) sản xuất và được công ty cổ phần thương mại và đầu tư công nghệ Tuệ Minh ( Địa chỉ: Số 5 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) chịu trách nhiệm công bố sản phẩm. Sản phẩm được Bộ Y tế cấp giấy phép đăng ký sản phẩm số 4867/2018/ĐKSP ngày 19/7/2018.
Theo phản ánh của người tiêu dùng, trên một số website, nền tảng internet xuất hiện nhiều thông tin quảng cáo về sản phẩm TPBVSK Slady gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng là thuốc chữa bệnh. Cụ thể, trên một loạt các website: Sladyvietnam.net; bacsiphunu.com; duocpham360.com; phunu.slady.com.vn, sản phẩm TPBVSK Slady được "phù phép" công dụng với nhiều câu từ hoa mỹ như: "Slady viên uống nội tiết tố số 1 cho phụ nữ Việt; Sản phẩm cân bằng nội tiết tố tốt nhất hiện nay, phù hợp với cơ địa phụ nữ Việt, hiệu quả nhanh chỉ sau 7-10 ngày, dùng 1 lần hiệu quả mãi - Không phụ thuộc, dùng được với chị em bị u xơ, u nang, bệnh tuyến vú, tuyến giáp, đang cho con bú”. Những câu từ được vẽ nên khiến cho người tiêu dùng hiểu lầm sản phẩm như thuốc chữa bệnh.
![]() |
Slady khẳng định là sản phẩm nội tiết tố tốt nhất hiện nay/Ảnh: Internet/http//suckhoeviet.org.vn |
|
Slady nổ quảng cáo với nhiều công dụng/Ảnh: Internet/http//suckhoeviet.org.vn |
Chưa hết, đơn vị kinh doanh còn đưa ra một loạt các công dụng được thần thánh hoá khi sử dụng sản phẩm: “Sau 2 tuần: Cơ thể bắt đầu đảo thải độc tố và sản sinh Estrogen - nội tiết nữ nội sinh. Ngủ ngon hơn, giảm rụng tóc, bốc hỏa, tăng dịch âm đạo, cải thiện ham muốn; Sau 4 tuần: Các triệu chứng rối loạn nội tiết cải thiết rõ rệt, da mặt hồng hào, mờ nám, tóc mọc lại đen dày, kinh nguyệt ổn định, hết khô hạn, ham muốn tăng cao; Sau 8 tuần: Nội tiết cân bằng, sức khỏe ổn định, làn da trẻ hóa, sức khỏe hồi xuân. Hết liệu trình không cần dùng thêm”.
|
Slady được đơn vị kinh doanh khẳng định có thể đào thải độc tố/Ảnh: Internet/http//suckhoeviet.org.vn |
Đặc biệt, trên website còn khẳng định công dụng của sản phẩm Slady như thuốc trị bệnh các bệnh phụ khoa: "Hỗ trợ mang thai và điều trị các bệnh phụ khoa. Slady có khả năng hỗ trợ, điều trị và ngăn ngừa các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm nấm ngứa. Ngoài ra nhờ môi trường âm đạo phù hợp và buồng trứng hoạt động tốt sẽ giúp tăng khả năng thụ thai”.
|
Slady khẳng định có khả năng hỗ trợ, điều trị và ngăn ngừa các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm nấm/ Ảnh: Internet/http//suckhoeviet.org.vn |
Để tăng thêm niềm tin cho người tiêu dùng vào công dụng của sản phẩm, các website còn sử dụng nhiều hình ảnh thư cảm ơn của người sử dụng, hình ảnh và lời nhận xét của các nhà thuốc, lời khuyên ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia. Đơn cử như hình ảnh của Ts.Bs Nguyễn Thị Tuyết Mai- phụ trách khoa sản bệnh viện tim Hà Nội, Ts.Bs Nguyễn Thị Hằng gắn với hình ảnh và những lời có cánh: "Hãy để lại thông tin tại đây, dược sĩ sẽ liên hệ tư vấn chi tiết về tình trạng của bạn và cách điều trị dứt điểm”.
|
Đơn vị kinh doanh gắn hình ảnh của bác sĩ Nguyễn Thị Hằng để quảng cáo sản phẩm/Ảnh: Internet/http//suckhoeviet.org.vn |
|
Đơn vị kinh doanh gắn hình ảnh của TS.BS Nguyễn Thị Tuyết Mai để quảng cáo sản phẩm/Ảnh: Internet/http//suckhoeviet.org.vn |
Tất cả những nội dung được "vẽ" lên nhằm mục đích kêu gọi người dùng mua sản phẩm Slady. Với những chiêu trò tinh vi như vậy, không ít người đã bỏ khá nhiều tiền mua với niềm tin sẽ chữa khỏi bệnh, nhưng kết quả nhận được là sự thất vọng. Nguy hiểm hơn, có những trường hợp vì tin và sử dụng thực phẩm chức năng như là thuốc nên bệnh nhân đã không đến cơ sở y tế để điều trị và bỏ lỡ thời điểm điều trị hiệu quả nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.
Nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, quyền lợi cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, người tiêu dùng cần tìm hiểu thông tin về sản phẩm (như thành phần, công dụng, đối tượng sử dụng, các cảnh báo sức khỏe) để chắc chắn lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của bản thân.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng như Cục An toàn thực phẩm, Thanh tra y tế, cùng các ban ngành hữu quan, cần sớm và cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm việc quảng cáo trái quy định pháp luật của các đối tượng kinh doanh thực phẩm trái quy định để bảo vệ người tiêu dùng và những đơn vị kinh doanh chân chính.
Tin liên quan

Thủ tướng: Tuyên chiến với hàng giả, quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả
09:41 | 24/06/2025 Tin tức

Dự báo thời tiết ngày 24/6/2025: Mưa rào và rải rác có dông
05:05 | 24/06/2025 Môi trường xanh

MC Bảo Nhật – Người dẫn chương trình uy tín với tâm huyết vì sức khỏe cộng đồng
07:00 | 20/06/2025 Tin tức
Cùng chuyên mục

Quảng Bình: Ngày 30/6 sẽ thông xe dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông, đoạn qua Quảng Bình
20:47 | 23/06/2025 Tin tức

Y học cổ truyền là “y học bằng chứng” tinh hoa của dân tộc
19:15 | 23/06/2025 Thông tin đa chiều

Kinh tế Nam dược - Không chỉ là chuyện tiền bạc
19:11 | 23/06/2025 Tin tức

Đắk Lắk: Công bố quyết định giải thể, thành lập mới ban CHQS cấp xã
16:29 | 23/06/2025 Dấu ấn Việt Nam

Đắk Lắk: Nâng cao kỹ năng truyền thông, giao tiếp ứng xử cho nhân viên y tế
16:05 | 23/06/2025 Dấu ấn Việt Nam

Lâm Đồng: Hơn 149,7 tỷ đồng trợ cấp bảo trợ xã hội thường xuyên trong 6 tháng đầu năm
16:02 | 23/06/2025 Dấu ấn Việt Nam
Các tin khác

Yên Bái tổ chức pháo hoa tầm thấp mừng kỷ niệm 80 năm Đảng bộ và chào đón tỉnh Lào Cai mới
14:55 | 23/06/2025 Dấu ấn Việt Nam

Đắk Lắk: Đại hội Đảng bộ Trung đoàn 584 lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030
19:54 | 21/06/2025 Dấu ấn Việt Nam

Xử nghiêm cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc cổ truyền quảng cáo sai sự thật
21:56 | 20/06/2025 Pháp luật & Sức khỏe

Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”
20:16 | 20/06/2025 Dấu ấn Việt Nam

Tạp chí Sức Khỏe Việt: 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam vững bước trên hành trình truyền thông y học cổ truyền
15:50 | 20/06/2025 Dấu ấn Việt Nam

Giải pháp tăng cường hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tri thức khoa học
10:19 | 20/06/2025 Tin tức

Quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực y, dược cổ truyền
20:40 | 19/06/2025 Tin tức

Phát hiện hàng loạt cơ sở dược và mỹ phẩm vi phạm
08:24 | 19/06/2025 Pháp luật & Sức khỏe

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy vai trò của các tổ chức Khoa học và Công nghệ
08:00 | 19/06/2025 Thông tin tuyên truyền quảng cáo

Quảng Bình và Quảng Trị hoàn thiện nhân sự, trụ sở sau hợp nhất
19:00 | 18/06/2025 Tin tức

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội