Tác dụng "bất ngờ" từ các loại thảo dược thiên nhiên đối với bệnh hen suyễn
Bài thuốc dân gian trị hen suyễn từ lá tía tô
Lá tía tô hỗ trợ chữa trị bệnh hen suyễn. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Có lẽ, nhiều người sẽ có chút bất ngờ khi biết đến hiệu quả tuyệt vời của phương pháp chữa hen phế quản bằng lá tía tô, bởi tía tô trong tiềm thức của mỗi người thường gắn với hình ảnh thảo dược hỗ trợ chữa các bệnh như cảm cúm, sốt, ho, ra mồ hôi…Theo YHCT, lá tía tô có tính ẩm, vị cay, nhiều tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, nhiều chất xơ và không gây nóng dù mang tính ẩm. Cũng theo một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng lá tía tô có công dụng tốt như một loại thảo dược hỗ trợ điều trị tốt ở cả ba thể phong nhiệt, phong hàn và phong đàm. Trong lá tía tô có chứa quercetin, acid alpha-linolenic, luteolin và rosmarinic acid, perilla chống lại oxy hóa, theo đó làm giảm tổn thương các tế bào mà các gốc tự do gây ra trong quá trình bệnh sinh hen phế quản. Cách sử dụng lá tía tô chữa hen phế quản phổ biến nhất thường là dùng nước lá tía tô và rượu lá tía tô.
Nước lá tía tô
Để có một bình nước lá tía tô chữa hen suyễn trong ngày bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: 200g lá tía tô; 3 lát chanh tươi; 2,5 lít nước lọc. Sau đó, tiến hành theo các bước:
Rửa sạch lá tía tô, ngâm nước muối loãng trong 10 phút. Với ra, để ráo nước;
Đun sôi 2,5 lít nước lọc;
Bỏ lá tía tô vào nước, đun sôi thêm 3-5 phút rồi tắt bếp;
Đợi nước tía tô nguội rồi đổ vào chai thủy tinh, thêm mấy lát chanh vào và sử dụng dần dần.
Và chia nước lá tía tô uống nhiều lần trong ngày.
Rượu lá tía tô
Cần chuẩn bị: 90g lá tía tô và 1 lít rượu gạo. Sau đó tiến hành đem sao qua lá tía tô rồi nghiền thành bột mịn. Tiếp đến ngâm bột tía tô với rượu trong 10 ngày và cuối cùng là lọc lấy nước, bỏ bã. Sau đó uống 3 lần một ngày, mỗi lần khoảng 20 ml.
Mặc dù lá tía tô là thảo dược lành tính, nhưng không phải ai cũng có thể tùy ý sử dụng để điều trị bệnh. Để sử dụng được an toàn và hiệu quả nhất cần lưu ý một số điều như: Không được sử dụng lá tía tô khi bạn bị cảm nóng; Uống quá nhiều nước lá tía tô trong một thời gian dài có thể khiến bạn bị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác; Sẽ nguy hiểm hơn nếu bạn bị dị ứng với thành phần nào đó trong lá tía tô. Một số dấu hiệu đặc trưng của phản ứng dị ứng bao gồm: phát ban, ngứa, sưng cổ họng,… Lá tía tô chỉ nên sử dụng ở phụ nữ có thai dưới sự giám sát chặt chẽ của chuyên gia, bởi vì hiện không ghi nhận được tác dụng phụ nào của tía tô, nên cũng không thể loại trừ được khả năng loại thảo dược này sẽ làm thay đổi tình trạng miễn dịch, từ đó gây hại cho thai của bạn.
Mật ong được ví như “thần dược” trong việc điều trị hen suyễn
Từ cổ chí kim, ông cha ta đã sử dụng mật ong như một vị thuốc chính để chữa trị các bệnh về đường hô hấp như ho hen, long đờm, tức ngực…Bởi thành phần có trong mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa cực mạnh giúp khử khuẩn, chống viêm, nâng cao sức khỏe hữu hiệu, do đó nó được dùng để trị hen suyễn khá tốt. Có thể kết hợp mật ong và lá hẹ hay mật ong và chanh để cải thiện bệnh.
Mật ong được ví như “thần dược” trong việc điều trị hen suyễn. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Theo Đông y, lá hẹ tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín lại có tính ấm, vị cay, đi vào kinh can, tỳ và vị, có tác dụng chữa ho cho trẻ em, tiêu hóa kém, trĩ sưng đau, ra mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều lần…Cách làm: Lấy 3-5 lá hẹ, cắt ngắn thành từng đoạn rồi cho vào chén. Sau đó, bạn đổ ngập bằng mật ong rồi đem đi chưng cất thủy hoặc hấp. Đến khi lấy lá hẹ chín mềm, bạn có thể uống hay lấy thìa tán nhuyễn lá hẹ rồi ăn. Mỗi lần sử dụng 1 thìa, chia ra ngày 2 lần.
Còn khi kết hợp mật ong và chanh thì hàm lượng lớn vitamin C trong chanh giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nó cũng có tính sát trùng, giàu chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, mật ong là một trong những phương thuốc hữu hiệu để điều trị bệnh hen suyễn, đặc biệt là ho. Theo một số nghiên cứu, mật ong có tác dụng làm dịu tình trạng sưng viêm của lớp niêm mạc trong đường hô hấp.
Cải thiện tình trạng hen suyễn từ tinh dầu
Các loại tinh dầu như bạc hà, kinh giới, đinh hương, khuynh diệp, hương thảo, hoa oải hương ngoài tác dụng khử mùi, xông phòng ra thì nó còn có công dụng đặc biệt trong việc giảm chứng hen suyễn.
Trong các loại tinh dầu kể trên, mỗi loại đều chứa các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, giúp thông mũi, mát họng, sạch phổi, giảm các triệu chứng như đau ngực, khó thở, giảm đau thắt cơ ngực hiệu quả. Bạn có thể xông tinh dầu kết hợp thoa lên ngực trong 15 - 20 phút, mỗi ngày 1 đến 2 lần sẽ thấy hiệu nghiệm.
Các loại tinh dầu có chứa nhiều chất chống viêm, giúp sạch phổi, giảm khó thở. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Tác dụng “bất ngờ” ít ai biết từ lá mít trong điều trị bệnh hen suyễn
Lá mít cũng có thể giúp chữa hen suyễn mà chắc hẳn nhiều người không nghĩ đến. Tất cả bộ phận trên cây mít đều có thể dùng làm thuốc cả, lá mít chứa nhiều chất kháng khuẩn đặc biệt, nên khi phối hợp cùng lá mía, than tre với liều lượng bằng nhau, sắc lấy nước uống mỗi ngày 3 lần sẽ thấy cơn ho giảm hẳn, bớt tức ngực.
Lá mít cũng chứa nhiều chất có lợi cho điều trị hen suyễn. Ảnh: Internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn từ lá xoài
Lá xoài nhiều người lầm tưởng không có tác dụng gì với con người nhưng nó lại là một vị thuốc trị các bệnh về hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản, hen suyễn, mất giọng. Trong lá xoài chứa nhiều vitamin, chất khoáng cũng như các hoạt chất oxy hóa cực mạnh giúp chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả như flavonoid, tanin và phenol nên nó được dùng để trị ho.
Ảnh minh họa. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Dùng lá xoài non đã rửa sạch, cho vào nước và đun sôi, thêm ít mật ong rồi để hơi nguội uống sẽ thấy cơn suyễn bớt liền.
Bằng những nguyên liệu sẵn có sẵn như: Mật ong, xoài, lá mít, tía tô… có thể mang lại những tác dụng không ngờ tới cho người bệnh. Các mẹo dân gian có thể chữa bệnh hen suyễn khá hữu hiệu, tuy nhiên cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi dùng các mẹo này, đặc biệt nếu có dấu hiệu bất thường phải đưa đến cơ sở y tế ngay để thăm khám.
https://suckhoeviet.org.vn/
Tin liên quan
Ngày sinh nhật đặc biệt của nữ Chủ tịch TT-Green
22:00 | 24/11/2024 Sức khỏe tinh thần
Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
10:34 | 25/11/2024 Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 25/11/2024: Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vài nơi
05:05 | 25/11/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
Bệnh viện Phúc Sơn tổ chức tập huấn xử trí sốc phản vệ
09:25 | 25/11/2024 Sức khỏe
Top thực phẩm tự nhiên tốt cho xương khớp
08:03 | 24/11/2024 Y tế 24h
TP.HCM: Tiêm hơn 3.000 mũi vaccine sởi cho trẻ 6-9 tháng tuổi
20:46 | 23/11/2024 Sức khỏe
[Infographic] Những người nên hạn chế ăn quả lê
15:55 | 23/11/2024 Infographic
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
12:06 | 22/11/2024 Khỏe - Đẹp
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo khám chữa bệnh từ xa cho người dân vùng cao
07:00 | 22/11/2024 Sức khỏe
Các tin khác
TP.HCM: Khẩn trương điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở
18:31 | 21/11/2024 Sức khỏe
Gia đình 8 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn thịt chó
18:30 | 21/11/2024 Sức khỏe
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine sởi
19:26 | 20/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM: Cho phép ngành y tế thành lập Hội đồng thẩm định giá khám chữa bệnh mới
19:57 | 19/11/2024 Sức khỏe
Nhiều quy định mới về khám sức khỏe khi cấp đổi giấy phép lái xe
20:06 | 18/11/2024 Sức khỏe
[Infographic] 7 loại trà thảo mộc dành cho người tiểu đường
06:15 | 18/11/2024 Infographic
Top các loại rau là nguồn thuốc quý
18:00 | 16/11/2024 Khỏe - Đẹp
Đắk Nông: Trong 10 tháng ghi nhận 21 bệnh truyền nhiễm với 6.020 ca mắc, 2 trường hợp tử vong
11:14 | 15/11/2024 Sức khỏe
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
10:08 | 15/11/2024 Tin tức
6 tác dụng của việc uống trà hàng ngày
11:40 | 14/11/2024 Sức khỏe
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội