Thay thế động vật hoang dã trong y học cổ truyền
Chữa say nắng, say nóng bằng bài thuốc y học cổ truyền Châm cứu chữa đau đầu và chứng đau nửa đầu: Giải pháp từ y học cổ truyền Canh châu – Món ăn hỗ trợ điều trị bệnh sởi trong y học cổ truyền |
Các chuyên gia và lương y tại Huế đã và đang tích cực khuyến khích sử dụng các vị thuốc từ cây cỏ, không chỉ vì hiệu quả điều trị mà còn vì lý do đạo đức và pháp luật.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Lê (Khoa Y học cổ truyền, Trường đại học Y Dược - Đại học Huế) gợi ý nhiều loại dược liệu thực vật có thể thay thế hiệu quả cho cao hổ cốt trong điều trị bệnh xương khớp, bao gồm: ba kích, cẩu tích, đỗ trọng, tục đoạn, cốt toái bổ, ngưu tất, thổ phục linh và thiên niên kiện.
Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng các vị thuốc này có tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng vận động cho bệnh nhân viêm quanh khớp vai, hội chứng thắt lưng hông do thoái hóa cột sống và đau vùng cổ gáy.
![]() |
Lựa chọn thay thế cho các vị thuốc từ động vật hoang dã. |
Lương y Phan Tấn Tô, Phó chủ tịch thường trực Hội Đông y TP Huế, cũng chỉ ra những lựa chọn thay thế cho các vị thuốc từ ĐVHD: Thay vì mật gấu để trị tan máu bầm, có thể dùng hạt gấc, xuyên khung, đan sâm, gừng hòa rượu thêm địa liền. Nước chanh, rau má, sắn dây có thể hạ sốt thay cho sừng tê giác.
Ông Tô cho biết Hội Đông y TP Huế đã phổ biến những cây thuốc thay thế cho mật gấu, sừng tê giác, vảy tê tê… và làm thành sổ tay phát cho hội viên và thầy thuốc. "Việc tiếp theo là làm sao để chế phẩm thay thế luôn có sẵn, phục vụ điều trị, phổ biến rộng rãi trong cộng đồng," ông Tô nhấn mạnh.
Lương y Phạm Cao Lĩnh (Phòng khám An Lạc Đường, TP Huế) ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng các loài thực vật vì tính dễ tìm và nguồn gốc rõ ràng. Ông nhấn mạnh nguyên tắc "không dùng đồ giả, không dối bệnh nhân và sự cần thiết của việc tuân thủ pháp luật," đồng thời dẫn lại ý kiến của lương y Tôn Tư Mạo thời nhà Đường: "Cả con người và động vật đều quý trọng mạng sống của mình. Chữa bệnh cho con người bằng cách sử dụng động vật là đi ngược lại nguyên tắc hành y cứu đời. Vì vậy, tôi không dùng sản phẩm động vật trong đơn thuốc của mình”.
Lương y Phan Tấn Tô cũng thừa nhận, việc dùng ĐVHD trước đây đôi khi do thầy thuốc chạy theo thị hiếu, đề xuất của người bệnh hoặc để tạo "sự khác biệt" cho bài thuốc. Tuy nhiên, ông khẳng định: "Một vài người lén lút mài sừng tê giác làm thuốc, khoe là thuốc gia truyền nhưng không biết là giả hay thật, trong khi hành động này là vi phạm pháp luật. Hội đã quán triệt không sử dụng ĐVHD, khuyến khích sử dụng dược liệu thay thế."
Dưới góc độ pháp luật, việc sử dụng ĐVHD để bào chế thuốc đông y sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Ông Lê Ngọc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Huế, cho hay, những người hành nghề y học cổ truyền nếu kê đơn thuốc có sản phẩm từ ĐVHD trái pháp luật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự, bị đình chỉ hoạt động chế biến từ 6-12 tháng, cấm hành nghề từ 1-5 năm.
Ông Tuấn cũng khẳng định việc buôn bán, tiêu thụ trái phép ĐVHD đã và đang làm suy giảm đa dạng sinh học, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái và làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật quý hiếm. Hoạt động này còn tiếp tay cho các tổ chức tội phạm, gây mất an ninh trật tự và cản trở các nỗ lực bảo vệ môi trường tự nhiên.
"Hiện nhiều người vẫn lầm tưởng về tác dụng bị thổi phồng của các vị thuốc cổ truyền được bào chế có thành phần từ ĐVHD," ông Tuấn nói. Ông kêu gọi người dân cần nhận thức rõ những tác hại của việc tiêu thụ ĐVHD, tuân thủ pháp luật và chung tay bảo vệ hệ sinh thái, sức khỏe cộng đồng.
Để ngăn chặn hành vi tận diệt, săn lùng các loài ĐVHD làm thức ăn và làm thuốc, ông Lê Ngọc Tuấn nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường công tác quản lý, giám sát, đặt các trạm kiểm soát, tuần tra tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra săn bắt và buôn bán ĐVHD. Đặc biệt, cần có hình thức xử phạt nghiêm khắc hơn nữa đối với hành vi trái phép này.
Việc chuyển hướng sang sử dụng dược liệu thực vật không chỉ là giải pháp tối ưu cho y học cổ truyền mà còn là hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường và gìn giữ đa dạng sinh học cho thế hệ tương lai.
Tin liên quan

Quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực y, dược cổ truyền
20:40 | 19/06/2025 Tin tức

CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM
08:18 | 20/06/2025 Bài báo Khoa học

Ứng dụng Y học cổ truyền trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng
08:24 | 20/06/2025 Bài báo Khoa học
Cùng chuyên mục

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào
14:20 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay
10:17 | 21/06/2025 Y học cổ truyền

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch
11:45 | 20/06/2025 Y học cổ truyền

Bệnh xơ gan
08:26 | 20/06/2025 Tư vấn

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH CÁC BỆNH MỚI MẮC VÀ BỆNH MÃN TÍNH Ở CỘNG ĐỒNG
08:22 | 20/06/2025 Thông tin đa chiều
Các tin khác

Khám phá lợi ích bất ngờ của quả vải trong y học cổ truyền
14:46 | 19/06/2025 Y học cổ truyền

Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh phổi: Liệu pháp Đông y toàn diện cho hệ hô hấp
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Xoa bóp bấm huyệt chữa hen suyễn: Giải pháp Đông y an toàn cho người bệnh
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai: Giải pháp giảm đau tận gốc từ Đông y
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu: Giải pháp tự nhiên không cần thuốc
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Bài thuốc nam chữa suy nhược thần kinh: Giải pháp an toàn từ thiên nhiên
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa khó thở: Giải pháp tự nhiên hiệu quả từ Đông y
15:53 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp bấm huyệt đúng cách giúp giảm căng thẳng, lo âu
10:09 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp xoa bóp huyệt gan bàn chân giúp khí huyết lưu thông
10:08 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp bấm huyệt thái xung giúp hạ huyết áp
10:08 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội