Thở máy không xâm nhập trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn
Cùng theo dõi bài viết dưới đây của các bác sĩ Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai để hiểu thêm về thở máy không xâm nhập điều trị COPD.
Theo PGS.TS Phan Thu Phương - Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh hô hấp phổ biến, có thể phòng ngừa và điều trị được. Đây là bệnh lý không đồng nhất, đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp mạn tính (khó thở, ho, khạc đờm) và các đợt cấp do tình trạng bất thường của đường thở và/hoặc phế nang gây ra tắc nghẽn đường thở dai dẳng và tiến triển. Các phương pháp điều trị COPD gồm các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh, thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, thuốc corticoid đường hít... Bên cạnh đó, liệu pháp thở máy không xâm nhập là một biện pháp hỗ trợ hô hấp bằng cách tạo ra các mức áp lực dương trong quá trình thông khí, hỗ trợ cho người bệnh thông qua mặt nạ gắn vào vùng mũi miệng. Liệu pháp thở máy không xâm nhập đã được chứng minh trong rất nhiều các nghiên cứu là mang lại lợi ích cho người bệnh khi sử dụng đúng chỉ định. Thở máy không xâm nhập không chỉ được sử dụng để điều trị suy hô hấp trong đợt cấp mà còn có thể sử dụng tại nhà khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiến triển đến giai đoạn muộn.
Bác sĩ Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai lắp đặt máy thở không xâm nhập cho người bệnh COPD
Thở máy không xâm nhập trong đợt cấp COPD
Đợt cấp COPD là tình trạng nặng lên trong vòng 14 ngày qua, được đặc trưng bởi khó thở tăng và/hoặc ho khạc đờm tăng, có thể kèm tăng tần số thở và/hoặc tăng nhịp tim, thường liên quan đến tăng đáp ứng viêm tại phổi hoặc toàn thân do nhiễm trùng phế quản hoặc do ô nhiễm không khí hoặc do tổn hại khác với phế quản.
Thở máy không xâm nhập trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chỉ định đối với người bệnh có các dấu hiệu sau:
- Khó thở nặng với dấu hiệu mệt cơ hô hấp, tăng công thở hoặc cả hai, hô hấp bụng-ngực nghịch thường.
- Toan hô hấp: pH ≤ 7,35 và/hoặc PaCO2 ≥ 45mmHg.
- Giảm oxy máu không đáp ứng với oxy liệu pháp phù hợp.
Những trường hợp chống chỉ định thở máy không xâm nhập gồm:
- Toàn trạng: Không hợp tác, bệnh nhân trong tình trạng kích thích và/ hoặc có rối loạn ý thức, và/ hoặc mệt cơ hô hấp.
- Tuần hoàn: Tình trạng sốc hoặc rối loạn nhịp tim nặng, hoặc sau cấp cứu ngừng tuần hoàn.
- Hô hấp: Tràn khí màng phổi chưa được dẫn lưu, chấn thương lồng ngực gây suy hô hấp nặng, hoặc tắc nghẽn đường hô hấp trên, hoặc ứ đọng đờm nhiều, ho khạc kém.
- Nôn, rối loạn nuốt, xuất huyết tiêu hoá cao, không có khả năng bảo vệ đường thở.
- Bệnh lý thần kinh cơ cấp tính.
- Mới phẫu thuật răng hàm mặt hoặc mổ dạ dày.
- Bỏng, chấn thương đầu, mặt, béo phì quá nhiều.
Thở máy không xâm nhập tại nhà trong giai đoạn ổn định
Khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiến triển đến giai đoạn muộn, chức năng hô hấp suy giảm, thở máy không xâm nhập tại nhà góp phần cải thiện triệu chứng và mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
Chỉ định thở máy không xâm nhập tại nhà trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gồm:
- Thở máy không xâm nhập (BiPAP) đối với người bệnh có tăng CO2 máu ban ngày (PaCO2 ≥ 50 mmHg) kèm hoặc không tiền sử nhập viện gần đây.
- Thở máy áp lực dương liên tục (CPAP) đối với người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đồng mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ.
Một số lưu ý đối với bệnh nhân COPD khi sử dụng thở máy không xâm nhập tại nhà:
- Không tự ý thay đổi thông số cài đặt máy thở, khi muốn thay đổi cần tham vấn ý kiến của bác sĩ.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng với từng loại máy thở khác nhau.
- Thường xuyên vệ sinh máy thở, mặt nạ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Thay filter lọc bụi thường xuyên để đảm bảo dòng khí vào phổi luôn sạch sẽ, trong lành.
Nguồn: Thở máy không xâm nhập trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn
Tin liên quan
Triển khai quy định cấm thuốc lá mới như thế nào?
07:00 | 27/12/2024 Thông tin đa chiều
Dự báo thời tiết ngày 27/12/2024: Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi
05:05 | 27/12/2024 Môi trường xanh
Lan tỏa những bài học giá trị cho cộng đồng
09:18 | 26/12/2024 Sức khỏe tinh thần
Cùng chuyên mục
6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản
09:53 | 29/11/2024 Tư vấn
Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn
Các tin khác
Vì sao đột quỵ khi ngủ?
14:40 | 12/06/2024 Tư vấn
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
06:50 | 05/06/2024 Tư vấn
Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?
06:50 | 23/05/2024 Tư vấn
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
14:13 | 21/05/2024 Tư vấn
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
17:56 | 17/05/2024 Tư vấn
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú
10:20 | 14/05/2024 Tư vấn
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
19:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường
07:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não
13:55 | 06/05/2024 Tư vấn
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim
13:48 | 01/05/2024 Tư vấn
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
18-12-2024 20:34 Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội