Mới nhất Đọc nhiều

Trà xanh từ dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh đến giá trị văn hóa

Trà xanh là một loại thức uống được nhiều người biết đến và yêu thích. Không những thế, thảo dược này còn được dùng trong y học như một loại dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh. Trải qua lịch sử lâu dài, trà xanh không chỉ là một thức uống giải khát đơn thuần mà còn góp phần hình thành nên những giá trị văn hóa tại nhiều quốc gia.

Trà xanh

Trà xanh là một loại thức uống được làm từ cây chè (có tên khoa học là Camellia sinensis), thường có vị chát nhẹ, màu nước vàng xanh. Trà xanh xuất hiện tại nhiều nền văn hóa trên thế giới từ cả ngàn năm trước và có nhiều biến thể khác nhau: trà xanh pha từ lá trà tươi, trà xanh khô, trà xanh nghiền thành bột (matcha)... Một trong những điểm khác biệt của trà xanh so với các loại trà khác là trà xanh trải qua quá trình hấp diệt men, giúp cho nước trà giữ được màu xanh vàng trong vắt, hương vị nhẹ nhàng.

Lịch sử cây chè

Từ hơn 4000 năm trước, cây chè đã xuất hiện tại khu vực phía bắc Đông Nam Á cổ đại - bao gồm khu vực Assam của Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam và một phần của Trung Quốc. Có nhiều giả thuyết về nơi cây chè xuất hiện đầu tiên và rất khó để chứng minh chính xác, chỉ biết rằng cây chè nguyên thủy đã được phổ biến mạnh mẽ, hình thành nên cách nuôi trồng và văn hóa trà rất đa dạng. Ví dụ như tại Trung Quốc, Nhật Bản xưa, trà được dùng trong các nghi lễ tôn giáo trang trọng, dành cho tầng lớp cao. Tại các quốc gia còn phát triển cách thức thưởng trà riêng biệt gọi là trà đạo.

Từ khoảng thế kỷ 15 trở đi, nhờ sự phát triển giao thương giữa các nước Á, Âu, trà được du nhập sang phương Tây và từ đó lại có nhiều loại trà mới xuất hiện. Tại Việt Nam, cây chè đã xuất hiện từ rất lâu đời, tuy nhiên ngành trồng chè chỉ manh nha phát triển khi thực dân Pháp tới Việt Nam và lập các đồn điền vào đầu thế kỷ 20.

Hiện nay, cây chè được trồng tại rất nhiều nơi như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ, Kenya, Sri Lanka… Đây đều là các quốc gia có sản lượng chè hàng đầu thế giới.

Trà xanh -
Lá trà xanh hay còn được gọi là chè xanh/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Công dụng của trà xanh

Theo Y học cổ truyền: Trà xanh có vị đắng, chát, hơi ngọt, vào kinh can thận, thanh nhiệt, giải khát, tiêu đờm, lợi tiểu, thư thái, bớt chóng mặt … Dùng khi tâm thần mệt mỏi, ngủ nhiều, nhức đầu, mắt mờ, sốt, khát nước, bí tiểu, ngộ độc rượu. Cần lưu ý về tác dụng phụ khi dùng nhiều, như làm giảm lượng vitamin B1 trong cơ thể. Dùng lâu và liều cao gây mất ngủ, gầy yếu, mất cảm giác ăn ngon, kích thích rối loạn thần kinh.

Theo y học hiện đại: Trà xanh có chứa catechin (EGCG), là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, làm giảm sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ các tế bào và phân tử khỏi bị hư hại. Mức độ cao của các gốc tự do góp phần gây ra bệnh tim, ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.

Uống trà xanh giúp bảo vệ và cải thiện chức năng não

Trà xanh không chỉ giúp bạn tỉnh táo mà còn có thể giúp tăng cường chức năng não. Thành phần hoạt chất quan trọng là caffeine, là một chất kích thích, tuy không nhiều như cà phê, nhưng đủ để tạo ra phản ứng mà không gây ra hiệu ứng bồn chồn liên quan đến việc hấp thụ quá nhiều caffeine.

Caffeine có thể cải thiện các khía cạnh khác nhau của chức năng não, bao gồm tâm trạng, sự phản ứng và trí nhớ.

Tuy nhiên, caffeine không phải là hợp chất tăng cường trí não duy nhất trong trà xanh. Nó cũng chứa axit amin L-theanine có thể làm tăng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh, có tác dụng chống lo âu. Nó cũng làm tăng dopamine và sản xuất sóng alpha trong não.

Các nghiên cứu cho thấy rằng caffeine và L-theanine có thể có tác dụng hiệp đồng. Điều này có nghĩa là sự kết hợp của cả hai có thể có tác dụng đặc biệt mạnh mẽ trong việc cải thiện chức năng não.

Do chứa L-theanine và một lượng nhỏ caffeine, trà xanh có thể mang lại cho bạn cảm giác nhẹ nhàng và khác biệt hơn nhiều so với cà phê. Và nhiều người cho biết họ có năng lượng ổn định hơn và làm việc hiệu quả hơn nhiều khi họ uống trà xanh so với uống cà phê.

Trà xanh -
Trà xanh chứa chất chống oxy hóa tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ bệnh tật. /Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Trà xanh không chỉ có thể góp phần cải thiện chức năng não trong thời gian ngắn mà còn có thể bảo vệ não của bạn khi bạn già đi.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng các hợp chất catechin trong trà xanh có thể có nhiều tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh trong ống nghiệm và mô hình động vật, có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, một chứng rối loạn thoái hóa thần kinh phổ biến ở người cao tuổi.

Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch

Các nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể cải thiện một số yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ, bao gồm cải thiện mức cholesterol toàn phần và mức cholesterol LDL (xấu).

Trà xanh cũng làm tăng khả năng chống oxy hóa của máu, giúp bảo vệ các phần tử LDL khỏi quá trình oxy hóa, một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim.

Trà xanh giúp tăng cường đốt cháy chất béo

Theo nghiên cứu, trà xanh có thể tăng cường đốt cháy chất béo và thúc đẩy trao đổi chất.

Caffeine cũng có thể cải thiện hiệu suất thể chất bằng cách huy động các axit béo từ mô mỡ để sử dụng làm năng lượng.

Việc trà xanh có thể thúc đẩy tỷ lệ trao đổi chất trong thời gian ngắn, điều đó có ý nghĩa là nó có thể giúp bạn giảm cân.

Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Một số nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể hỗ trợ làm giảm nhẹ lượng đường trong máu. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2.

Bệnh đái tháo đường loại 2 liên quan đến việc lượng đường trong máu tăng cao, có thể do kháng insulin hoặc không có khả năng sản xuất insulin. Và trà xanh có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu ở các cá nhân Nhật Bản cho thấy những người uống trà xanh nhiều nhất có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 thấp hơn khoảng 42%.

Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư

Trà xanh có chất chống oxy hóa mạnh có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người uống trà xanh có nguy cơ mắc các loại ung thư thấp hơn như: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng.

Tốt cho sức khỏe răng miệng

Chất catechin trong trà xanh cũng có lợi cho sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy catechin có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hình thành mảng bám, nguyên nhân hàng đầu gây ra hôi miệng và sâu răng.

Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều trà có thể cản trở sự hấp thụ sắt bởi chất tannin đồng thời có thể gây xỉn màu răng khi chúng tích tụ trên men răng.

Trà xanh từ dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh đến giá trị văn hóa
Trà xanh có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Ứng dụng từ trà xanh

Ngoài cách pha trà truyền thống, trà xanh có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như sữa tươi, trái cây để tạo nên những thức uống hấp dẫn như trà sữa, trà trái cây, trà chanh...

Không chỉ là một thức uống, ngày nay trà xanh còn được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất thực phẩm, là nguyên liệu chế biến bánh kẹo, socola, kem và nhiều món ăn khác.

Chưa hết, chiết xuất trà xanh với tác dụng chống lão hóa, làm sạch, dưỡng trắng da đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Bạn có thể dễ dàng tìm được các loại mặt nạ, kem dưỡng, serum có thành phần từ trà xanh.

Trà xanh giúp giữ dáng, làm đẹp da

Văn hóa trà

Văn hoá uống trà đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước và được lưu giữ cho đến hiện tại, nâng lên một tầm cao mới gọi là Văn hóa thưởng trà tinh tế.

Uống trà không đơn thuần là giải khát mà người xưa còn quan niệm uống trà là để tu tâm, dưỡng tính, tâm hồn rộng mở trong sáng hơn – đạo đức trong sáng hơn… Đối với người xưa uống trà là cái thú rất thanh lịch, tao nhã và rất thanh cao.

Tỉ mỉ là vậy, nhưng người Việt không giữ trà cho riêng mình. Họ mời nhau những chén trà ngon nồng đượm tình cảm giữa người với người bên những câu chuyện ý nhị, nhẹ nhàng.

Ca dao Việt Nam có câu “Trà ngon, nước chát xin mời/Nước non non nước, nghĩa người chớ quên”. Câu thơ này thể hiện nhiều tầng ý nghĩa quan trọng của văn hóa trà. Trà ngon dâng mời bậc cao niên thể hiện sự kính trọng đối với thế hệ đi trước, đồng thời khẳng định và nâng cao giá trị của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Không chỉ là phương thức giao tiếp thấm đượm nghĩa tình; trà ngon kính mời ông bà, cha mẹ trà là cách bày tỏ sự hiếu thảo, lòng biết ơn đối với bậc sinh thành.

Thưởng trà không còn chỉ là cảm nhận hương vị thơm ngon, đậm đà mà còn để thấm nhuần cả nền văn hóa dân tộc và những đạo lý truyền thống. Đó cũng chính là những giá trị cốt lõi, khiến cho văn hóa trà được trân trọng, gìn giữ và phát triển đến ngày hôm nay.

Trà xanh từ dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh đến giá trị văn hóa
Văn hóa thưởng trà luôn được phát triển dựa trên những truyền thống dân tộc/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Những lưu ý khi sử dụng trà xanh

Cách dùng trà xanh để đạt hiệu quả

Nhiều nghiên cứu cho thấy trà xanh được chế biến khô đã bị mất đi khoảng 14% lượng catechin gồm các chất chống oxy hóa, nhất là EGCG với khả năng chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ. Vì thế, trà xanh tươi vẫn được xem là tốt nhất. Để tránh xảy ra tình trạng phản tác dụng vì dùng trà xanh, người dùng nên:

Chọn thời điểm sử dụng: nên uống sau bữa ăn để mang lại hiệu quả cải thiện sức khỏe tốt hơn. Không nên uống trà xanh vào buổi sáng sau khi mới thức dậy hoặc khi đói để tránh làm tăng nguy cơ đối với bệnh đường tiêu hóa, dễ bị chóng mặt và buồn nôn.

Học cách pha trà: làm được điều này sẽ giúp lưu giữ được trọn vẹn hương thơm của trà cùng với các hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Muốn vậy, cần dùng nước nóng 85 độ C để pha trà, nếu dùng nước sôi 100 độ C sẽ rất dễ làm mất hương vị và dưỡng chất của trà.

Không dùng nước trà xanh đặc: uống trà xanh đặc dễ bị kích thích thần kinh gây khó ngủ và tăng nguy cơ nhiễm độc gan, làm giảm đào thải ở thận.

Không uống đồng thời trà xanh với thuốc Tây: nếu đang dùng thuốc Tây để điều trị bệnh thì không nên dùng trà xanh để uống nhằm tránh nguy cơ tương tác thuốc.

Mỗi ngày chỉ nên uống 100 - 200ml trà xanh.

Không nên uống nước trà xanh để qua đêm vì dễ bị sản sinh ra chất không có lợi cho sức khỏe.

Nếu làm đẹp da bằng trà xanh cần tìm hiểu xem da có mẫn cảm hay dị ứng với trà xanh không và chú ý đọc kỹ thành phần có trong sản phẩm chứa chiết xuất trà xanh.

Uống trà xanh với từng trường hợp cụ thể:

Người tăng Cholesterol: mỗi ngày chỉ nên uống trà xanh 1 - 2 lần với hàm lượng khoảng 150 - 2500mg.

Người bị cao huyết áp: mỗi ngày dùng 3 lần vào sau bữa ăn 2 giờ bằng cách đun sôi 3g trà cùng 150ml nước.

Người bị huyết áp thấp: uống 400ml trà xanh trước bữa ăn trưa.

Trà xanh từ dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh đến giá trị văn hóa
Những người thiếu máu nên thận trọng khi uống trà xanh./ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải

Nếu uống quá nhiều trà xanh có thể gặp một số tác dụng phụ như:

Chóng mặt, đau đầu và có triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa.

Tăng độc tính cho gan vì liên quan tới chất chuyển hóa hoặc nồng độ epigallocatechin gallate cao.

Về cơ bản, những công dụng tuyệt vời của trà xanh với sức khỏe là không thể phủ nhận nhưng điều đó không có nghĩa là được lạm dụng quá nhiều nguyên liệu này. Đặc biệt, với những người đang dùng thuốc để điều trị bệnh, nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng trà xanh nhằm tránh gặp phải tương tác thuốc không mong muốn.

Quán thưởng trà ngon, thanh tịnh tại Hà Nội

Thưởng trà – Trà đạo hoài cổ ở Hà Nội

Lẩn khuất trong một khu tập thể cũ kiểu Liên Xô trên số 2 Tông Đản tại Hà Nội, Thưởng Trà lắng mình trong không gian xưa cũ của một thời đã qua. Đến với Thưởng Trà Quán, những vị khách không chỉ được thưởng thức những loại trà Việt tinh tế nhất, tự tay pha cho mình những ấm trà ngon bởi những trà cụ công phu được chọn lựa kĩ lưỡng; mà còn có thể cảm nhận được những nét hoài niệm, hoài cổ toát lên từ những đồ vật đã đi qua cùng năm tháng.

Phòng trà Trịnh Ca

Nếu bạn yêu thích những bản nhạc trịnh bất hủ thì không thể bỏ qua Phòng trà Trịnh Ca. Nằm trong con ngõ nhỏ trên phố Tô Hiệu, vẻ đẹp của phòng trà khiến những vị khách thêm chím đắm vào sự hoài niệm. Phòng trà mang đến một không gian cổ kính, xưa cũ với tường gạch mộc, mái ngói đỏ tươi. Bên ngoài quán là một khu vườn với bụi tre, giàn hoa tím biếc, những chậu cây treo xinh xắn và một chiếc ao veo đầy cá.

Bạch Hạc Trà Quán

Bạch Hạc Trà Quán là quán trà truyền thống để lại nhiều dư âm ấn tượng cho bất cứ một ai đặt chân đến đây.Với điểm nhấn là sắc vàng kết hợp màu trầm nhẹ nhàng, sâu lắng và đậm sắc màu cổ kính, đây sẽ là điểm thưởng trà tuyệt vời của thủ đô Hà Nội. Hương vị trà tại Bạch Hạc quán đa dạng với vị trà đặc biệt ấn tượng.

Hiên Trà Trường Xuân

Hiên Trà Trường Xuân là quán trà được nhiều người biết đến và yêu thích. Đã nhiều năm nay, người thưởng trà thường lui tới đây để thưởng thức nghệ thuật thưởng trà Việt Nam. Đến đây, quý khách sẽ được thưởng thức những danh trà thơm ngon nổi tiếng trên mọi miền đất nước do cha con nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng tự tay xao tẩm.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà
baophapluat.vn

Cùng chuyên mục

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sau sau

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sau sau

Nhiều bộ phận của cây sau sau như lá, quả, vỏ, rễ, nhựa đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Chỉ xác - dược liệu quý trong y học cổ truyền

Chỉ xác - dược liệu quý trong y học cổ truyền

Chỉ xác là một loại dược liệu thường sử dụng trong y học cổ truyền. Vị thuốc có mùi thơm, vị đắng, hơi chua thường được dùng để trừ đờm, táo thấp, lợi tiểu tiện, ra mồ hôi, hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
Nguyên nhân gây mất ngủ và những bài thuốc điều trị

Nguyên nhân gây mất ngủ và những bài thuốc điều trị

Để điều trị chứng mất ngủ một cách có hiệu quả, có thể căn cứ vào những triệu chứng (biểu hiện) cụ thể để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh mà dùng bài thuốc phù hợp.
Liên Kiều- Nguồn Dược liệu quý trong Đông Y

Liên Kiều- Nguồn Dược liệu quý trong Đông Y

Theo đông y, Liên Kiều có vị đắng, hơi hàn, không độc, vào 4 kinh tâm, đởm, tan tiêu và đại trường có tác dụng tán khách nhiệt ở các kinh, chữa sang thũng. Liên kiều tán chữa kinh huyết ngưng, khí tụ, lợi thuỷ đạo, sát trùng, chỉ thống, tiêu thũng, bài nùng (tiêu mủ)...
Những bài thuốc hay từ củ mài

Những bài thuốc hay từ củ mài

Củ mài hay còn gọi là hoài sơn được dùng làm thuốc hoặc chế biến món ăn. Tham khảo thông tin về dược liệu qua bài viết sau đây.
Những bài thuốc điều trị tai biến mạch máu não

Những bài thuốc điều trị tai biến mạch máu não

Y học cổ truyền gọi tai biến mạch máu não là trúng phong.

Các tin khác

Vai trò của y học cổ truyền trong điều trị và phục hồi sau đột quỵ

Vai trò của y học cổ truyền trong điều trị và phục hồi sau đột quỵ

Các nghiên cứu gần đây bắt đầu nhìn nhận giá trị của y học cổ truyền trong việc hỗ trợ điều trị đột quỵ, nhấn mạnh sự cần thiết của việc tích hợp các phương pháp này vào hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại.
Cây ráy: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Cây ráy: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Củ ráy có vị nhạt, tinh hàn, có độc ăn vào gây ngứa trong miệng và cổ họng. Nhân dân thường dùng củ ráy để làm thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ, sưng bàn tay, bàn chân,...
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...
Những bài thuốc chữa mất ngủ theo y học cổ truyền

Những bài thuốc chữa mất ngủ theo y học cổ truyền

Theo Y Học Cổ Truyền, nguyên nhân là do tâm tỳ hư tổn, thận hư, âm hư, tâm thận bất giao, tâm hỏa cang thịnh, cũng có thể còn do tâm thần bị sang chấn quá mạnh sinh ra mất ngủ.
Châm cứu trên mặt: Khám phá phương pháp làm đẹp thời cổ đại với công nghệ hiện đại

Châm cứu trên mặt: Khám phá phương pháp làm đẹp thời cổ đại với công nghệ hiện đại

Không chỉ dừng lại ở việc điều trị các bệnh lý phức tạp, châm cứu còn mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực làm đẹp - châm cứu trên khuôn mặt.
Hội thảo khoa học “Kế thừa nam dược thần hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh: giá trị ứng dụng, nhận diện, trồng và thu hái một số vị thuốc nam”

Hội thảo khoa học “Kế thừa nam dược thần hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh: giá trị ứng dụng, nhận diện, trồng và thu hái một số vị thuốc nam”

SKV - Sáng 17/03/2024 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Kế thừa nam dược thần hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh: giá trị ứng dụng, nhận diện, trồng và thu hái một số vị thuốc nam” với mục đích kế thừa di huấn của Thiền sư trong việc phổ biến sử dụng thuốc Nam với phương châm “Nam Dược trị Nam nhân”.
49 thao tác tại huyệt đặc hiệu chữa bệnh theo kinh nghiệm

49 thao tác tại huyệt đặc hiệu chữa bệnh theo kinh nghiệm

Trong kho tàng y học cổ truyền, việc sử dụng các huyệt đạo để điều trị bệnh đã được lưu truyền hàng nghìn năm và đến nay vẫn được áp dụng trong y học hiện đại.
Cây trầu không- Dược liệu quý trong đông Y

Cây trầu không- Dược liệu quý trong đông Y

Trầu không ngoài công dụng dùng để ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), nhân dân nhiều nơi còn dùng lá trầu không giã nhỏ, cho thêm nước sôi vào rồi dùng rửa những vết loét, mẩn ngứa, viêm mạch bạch huyết,...
Nần Vàng - Dược liệu quý cho người bị mỡ máu cao

Nần Vàng - Dược liệu quý cho người bị mỡ máu cao

Cây nần vàng (nần nghệ) là một trong những vị dược liệu quý giúp giảm mỡ máu, hạ các chỉ số mỡ xấu trong máu và tăng chỉ số máu tốt. Vậy nần vàng có tác dụng như thế nào trong điều trị mỡ máu, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Quy định về kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám, chữa bệnh

Quy định về kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BYT ngày 12/3/2024 quy định cấp giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thể hiện tính đoàn kết, phát huy trí tuệ, tài năng, tài lực, giúp đỡ nhau để xây dựng Hội Nam y Việt Nam phát triển vững mạnh.
Phiên bản di động