Trình độ phẫu thuật tim mạch trẻ em của bác sĩ Việt Nam đạt tầm thế giới
Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch thực hiện ca phẫu thuật tim bẩm sinh cho một bệnh nhi. |
Đặc biệt, trong lĩnh vực phẫu thuật tim bẩm sinh, trình độ của bác sĩ Việt Nam tương đương các nước tiên tiến trên thế giới.
Tháng 8/2023 ghi một dấu mốc quan trọng trong chuyên ngành tim mạch trẻ em của Bệnh viện Nhi Trung ương khi Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lý Thịnh Trường, Giám đốc Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Nhi Trung ương) và Giáo sư Yasuhiro Kotani (Bệnh viện đại học Okayama, Nhật Bản) thực hiện ca phẫu thuật tim nhi ít xâm lấn thứ 700 tại Việt Nam cho một bệnh nhi 10 tháng tuổi, nặng 5,5 kg mắc tứ chứng Fallot (một bệnh lý tim bẩm sinh).
Giáo sư Yasuhiro Kotani chính là người chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật tim nhi ít xâm lấn cho các bác sĩ của Trung tâm Tim mạch từ đầu năm 2018. Trước năm 2018, tất cả bệnh nhi mắc bệnh lý tim bẩm sinh đều chỉ có một đường mổ duy nhất là đường rạch giữa ngực, cưa xương ức, để lại vết sẹo thành ngực lớn và thời gian hậu phẫu dài, trẻ phải chịu đau đớn sau mổ.
Đến nay, kỹ thuật này được triển khai cho các bệnh nhi mắc bệnh lý thông liên thất, bệnh lý thông liên nhĩ, bệnh lý thông sàn nhĩ thất bán phần, bệnh lý bất thường trở về tĩnh mạch phổi bán phần bên phải, bệnh lý hẹp van động mạch phổi hoặc hẹp trên van động mạch phổi, và một số các bất thường khác như u nhầy nhĩ trái, màng ngăn nhĩ trái…
Từ năm 2018 tới nay, các bác sĩ tại Trung tâm Tim mạch đã phẫu thuật thành công cho 700 bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh mà không có bệnh nhân nào tử vong, tỷ lệ biến chứng nặng rất thấp.
Đối với các bệnh nhi phẫu thuật ít xâm lấn qua đường dọc giữa nách bên phải mang tính thẩm mỹ cao, giúp các em rút ngắn thời gian hồi phục sau phẫu thuật và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường, không có cảm giác tự ti do vết sẹo mổ ngắn và được che khuất hoàn toàn.
Với việc thực hiện thành công 700 ca phẫu thuật tim đã gây ấn tượng, thậm chí là sự ngưỡng mộ đối với chính người chuyển giao kỹ thuật này. Không những thế, để giảm thấp nhất tổn thương cho bệnh nhi, các bác sĩ cũng đã có những thay đổi về mặt kỹ thuật. Trước đây, đường mổ ở nách dài khoảng 6 cm thì hiện nay các bác sĩ thu gọn, chỉ còn khoảng 4 cm. Mặt khác, các bác sĩ cũng rút ngắn thời gian hồi sức, rút ngắn thời gian thở máy, giúp bệnh nhi giảm đau sau mổ tốt hơn.
Phẫu thuật tim được coi là một kỹ thuật đỉnh cao của ngoại khoa, đòi hỏi cần có tinh thần làm việc nhóm và sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các thành viên trong nhóm. Đặc biệt, phẫu thuật tim bẩm sinh (chủ yếu ở trẻ em) đòi hỏi kỹ năng sửa chữa và bảo tồn chức năng của tim ở mức độ tối đa, rất ít vật liệu thay thế có thể sử dụng được trong quá trình phẫu thuật, đòi hỏi phối hợp kỹ năng vi phẫu, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hiện nay trên cả nước có khá nhiều bệnh viện hoặc trung tâm tim mạch có thể tiến hành phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh. Nhưng với Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Nhi Trung ương) có thế mạnh chỉ tập trung vào nhóm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Thế mạnh đó được phát triển từ nền tảng đã được xây dựng từ lâu và là cái nôi đào tạo cho nhiều thế hệ bác sĩ chuyên ngành tim mạch nhi cho cả nước.
Trung tâm nằm trong bệnh viện chuyên ngành nhi khoa với rất nhiều chuyên khoa (sơ sinh, hồi sức, cấp cứu, chuyển hóa-di truyền...) có khả năng hỗ trợ cao nhất cho quá trình chẩn đoán và điều trị toàn diện cho các em bé mắc bệnh tim bẩm sinh.
Trung tâm hiện nay là đơn vị phẫu thuật tim bẩm sinh hàng đầu của khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á khi đã thực hiện được hầu hết các kỹ thuật can thiệp tim mạch hiện có trên thế giới với hiệu quả cao tương đương các nước tiên tiến trên thế giới. Thống kê từ Hệ thống dữ liệu phẫu thuật tim Bắc Mỹ năm 2023 cho thấy, tỷ lệ tử vong trong phẫu thuật tim mở, tim bẩm sinh tại Trung tâm Tim mạch là 1,65%, ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.
Tiến sĩ Nguyễn Lý Thịnh Trường khẳng định, có được kết quả đó là do nhiều yếu tố và sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ nội khoa, ngoại khoa, gây mê, hồi sức… trong đó bác sĩ ngoại khoa đóng vai trò trưởng nhóm, người đưa ra quyết định chính xác nhất và là người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật để “vá lỗi”, đưa trái tim con trẻ trở lại bình thường.
Một ê-kíp phẫu thuật có sự tham gia của khoảng 10 thầy thuốc, các chuyên ngành, từ gây mê, tim phổi nhân tạo, người hỗ trợ dụng cụ trang thiết bị…, đòi hỏi phối hợp cực kỳ ăn ý, nếu không ca mổ sẽ kéo dài và kéo theo nguy cơ xấu cho bệnh nhi. Sự phối hợp ăn ý là rất cần thiết, nhất là xử lý tình huống phát sinh trong phòng mổ.
Bệnh viện Nhi Trung ương thường xuyên tiếp nhận những trường hợp nặng từ các bệnh viện tuyến dưới chuyển lên. Có những bệnh nhi rất nguy kịch, được đưa từ xe cứu thương vào thẳng phòng mổ, điều đó đòi hỏi sự chuyên nghiệp của mỗi cán bộ y tế trong kíp phẫu thuật cũng như các bộ phận liên quan. Mỗi ca mổ thường kéo dài 4 đến 6 giờ, thậm chí tới 12 giờ.
“Cuộc chiến” sau mổ cũng rất nặng nề với những người làm công tác hồi sức, phải bám sát diễn biến của bệnh nhi để kịp thời phát hiện và xử lý những bất thường. Tại Trung tâm Tim mạch còn thiếu nhiều trang thiết bị, máy móc cho nên đội ngũ cán bộ y tế trong kíp hồi sức càng vất vả hơn. Không chỉ thiếu trang thiết bị, trung tâm đang thiếu cả nhân lực làm cho “mỗi người phải làm việc bằng hai”.
Sau hơn 20 năm triển khai phẫu thuật tim bẩm sinh, các thầy thuốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương đã cứu sống, mang lại cuộc sống bình thường cho hàng nghìn trẻ em bị các bệnh lý tim mạch bẩm sinh. Kết quả đó được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, ghi dấu ấn Việt Nam trên bản đồ y khoa thế giới.
Mới đây, Bệnh viện trẻ em Trường đại học California (San Francisco, Mỹ) đã chọn Trung tâm Tim mạch làm trung tâm đào tạo về phẫu thuật tim bẩm sinh cho cả khu vực châu Á. Điều này vừa khích lệ, vừa đặt ra yêu cầu đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để tiếp tục duy trì thành quả đã đạt được cũng như làm tốt vai trò trung tâm đào tạo của khu vực.
Tin liên quan
Phát động chiến dịch lan tỏa tinh thần dân tộc và tình yêu Tổ quốc nhân Ngày Quốc khánh 2/9
20:37 | 22/08/2024 Giải trí
Công tác tổ chức Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
16:35 | 22/08/2024 Giải trí
Dự báo thời tiết ngày 29/6/2024: Hà Nội mưa rào và dông, ngày nắng nóng
06:00 | 29/06/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản
09:53 | 29/11/2024 Tư vấn
Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn
Các tin khác
Vì sao đột quỵ khi ngủ?
14:40 | 12/06/2024 Tư vấn
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
06:50 | 05/06/2024 Tư vấn
Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?
06:50 | 23/05/2024 Tư vấn
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
14:13 | 21/05/2024 Tư vấn
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
17:56 | 17/05/2024 Tư vấn
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú
10:20 | 14/05/2024 Tư vấn
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
19:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường
07:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não
13:55 | 06/05/2024 Tư vấn
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim
13:48 | 01/05/2024 Tư vấn
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
3 ngày trước Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội