Xuyên tâm liên: 17 bài thuốc hay và cách dùng hiệu quả nhất

Xuyên tâm liên là một vị thuốc quý chứa kháng sinh mạnh giúp điều trị các bệnh về hô hấp, hạ sốt,viêm họng, giải độc, đặc biệt là COVID-19.

Xuyên tâm liên là một vị thuốc quý được dùng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền. Đặc biệt được dùng như một loại kháng sinh thực vật nhằm điều trị các vấn đề bệnh lý về đường hô hấp, hạ sốt, tiêu chảy, viêm họng, giải độc… Và trong thời gian gần đây, xuyên tâm liên đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và chứng nhận có khả năng điều trị COVID-19.

Xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên là một vị thuốc quý được dùng trong chữa bệnh và cải thiện sức khỏe theo y học cổ truyền

Tổng quan về dược liệu xuyên tâm liên

  • Tên gọi khác: Cây nguyên cộng, công cộng, cây lá đằng, lam khái liên, hùng bút, nhất kiến kỷ, khô đàm thảo, kim hương thảo, Ấn Độ thảo, kim nhĩ câu…
  • Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees
  • Họ: Ô rô – Acanthaceae.

1. Đặc điểm và hình thái nhận biết

Một số đặc điểm nhận diện loại thực vật này trong tự nhiên gồm:

  • Đây là loại cây thân nhỏ, phát triển hàng năm, mỗi cây sống được từ 1 – 2 năm.
  • Cây mọc thẳng đứng, chiều cao từ 30 – 90cm, thân nhỏ, vuông và phân chia nhánh ra 4 hướng.
  • Lá cây mọc đối, phiến lá hình trứng, 2 mặt lá có màu xanh, nhẵn mềm và cuống ngắn.
  • Hoa xuyên tâm liên có kích thước nhỏ, màu trắng có phớt thêm màu hồng, mọc ở phần ngọn hoặc mọc thành chùm ở kẽ giữa thân và nhánh.
  • Quả có màu nâu nhạt, hình trụ và có hạt thuôn dài bên trong.

Một số hình ảnh của cây xuyên tâm liên:

Xuyên tâm liên
Cây xuyên tâm liên nhỏ, mọc thẳng đứng với chiều cao của thân từ 30 – 90cm
Xuyên tâm liên
Hoa của loại cây này màu trắng, phớt hồng bên trong và thường nộ từ tháng 9 – 12
Xuyên tâm liên
Quả xuyên tâm liên nhỏ, thuôn dài và có hạt bên trong

2. Phân bố

Xuyên tâm liên là loại thực vật có nguồn gốc từ Sri Lanka và Ấn Độ. Sau đó được du nhập vào một số quốc gia Đông Nam Á, châu Phi, Trung Mỹ, Úc, vùng vịnh Caribe… Trong đó, Việt Nam là một trong những nơi có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp với loại cây này. Một số tỉnh thành tại nước ta chuyên trồng dược liệu này như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hòa Bình, Lạng Sơn…

3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế – Bảo quản

  • Bộ phận dùng: Toàn bộ các bộ phận của cây từ thân, lám rễ đều có thể sử dụng để làm thuốc.
  • Thu hái: Thời điểm thích hợp để thu hoạch là khi cây vừa ra nụ (đối với phần lá cây) và thu hoạch cả cây khi đã bắt đầu nở hoa. Nếu muốn thu hoạch hạt giống phải đợi đến khi cây vừa bắt đầu vàng úa, không để lâu vì quả khô sẽ rơi hết hạt. Xuyên tâm liên mọc từ hạt vào khoảng tháng 4 – 5 hàng năm, mùa hoa từ tháng 9 – 12 và mùa quả từ tháng 1 – 2.
  • Sơ chế: Sau khi được thu hoạch, dược liệu sẽ được đem đi rửa sạch, cắt thành từng đoạn rồi phơi khô hoặc sấy khô để bào chế thành dược liệu. Hiện nay, loại dược liệu này còn được sản xuất và bào chế thành dược phẩm dưới dạng thuốc viên chuyên điều trị bệnh trong ngành y tế.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, kín gió để tránh ẩm mốc, mối mọt.

4. Thành phần hóa học

Qua nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong chiết xuất xuyên tâm liên có chứa rất nhiều thành phần, trong đó có chứa 2 nhóm hoạt chất chính là flavonoid và diterpen lacton.

  • Một số diterpen lacton như: andrographolid, deoxyandrographolid, neoandrographolid, homoandrographolid, 14 – deoxy – 11 oxoandrographolid, 14 – deoxy – 11 – 12 – didehydro – andrographolid, andrographosid, 14 deoxyandrographosid, deoxyandrographolid – 19 – p – D – glucosid, 14 – deoxy – 12 methoxyandrographolid, andrograpanin, andropanosid, ent – 14p – hyđroxy – 8 (17), 12 – labadien -15, 16 – olid – 3 p, 19 – oxyd.
  • Một số lavonoid như: 7 – o – methyhvogonin, wogonin, oroxylin A, apigenin – 7, 4′ – dimethyl ether, andrographin, paniculin, mono – o – methvhvithin.

Khám phá tác dụng của xuyên tâm liên

1. Theo y học cổ truyền

Trong Đông y, xuyên tâm liên là một vị thuốc có tính hàn (lạnh) và vị khổ (đắng). Đặc biệt, vị đắng của cây thuốc được miêu tả “đắng đến thấu tim”, thậm chí có thể đắng hơn cả tim sen.

Theo một truyền thuyết cổ truyền được ghi chép lại cho biết, trước khai tổ sư Bồ Đề Đạt Ma ở Ấn Độ là một vị sư có tấm lòng từ bi nhân ái và mang trọng trách hoằng dương Phật giáo. Vị sư này đã từ Ấn Độ đi đến Trung Quốc để truyền giáo và trong suốt quá trình này ông đã dùng dược liệu xuyên tâm liên để chữa bệnh cứu hàng trăm ngàn người.

Xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên là một vị thuốc có tính hàn (lạnh) và vị khổ (đắng) có khả năng trị bách bệnh

Theo y học Trung Quốc, công dụng của xuyên tâm liên là thanh nhiệt, giải độc nên được sử dụng chủ yếu nhằm điều trị một số bệnh như:

  • Viêm họng, sốt, ho cấp tính, mạn tính, viêm xoang, viêm thanh quản loét lưỡi, loét miệng, kiết lỵ, tả, cúm, viêm ruột kết, tiểu tiện khó, rát, nhiễm khuẩn đường tiết niệu;
  • Nổi mụn nhọt, chữa sốt rét, cải thiện đau nhức xương khớp, trị rắn hoặc sâu bọ cắn, áp xe;
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, huyết áp cao, bệnh gan gây vàng da, bệnh đau dạ dày;
  • Thải độc gan do bị ngộ độc thuốc Paracetamol, CCI4; Thải độc cơ thể do vi khuẩn E.Coli, vi khuẩn tả lỵ gây ra.

Theo y học hiện đại

Trong thời kỳ bao cấp trước giải phóng ở nước ta, điều kiện y tế còn chưa phát triển thì xuyên tâm liên đã được ưu tiên sử dụng vì sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong đó nổi bật nhất là khả năng kháng viêm, chống khuẩn, diệt virus, nấm nhờ hoạt chất andrographolide. Đồng thời các hoạt chất trong loại dược liệu này còn giúp kích thích hệ miễn dịch chống viêm, đem lại nhiều lợi ích chữa bệnh như:

  • Chống ung thư
  • Ngăn chặn quá trình oxy hóa
  • Chống huyết khối
  • Ức chế kết lập tiểu cầu
  • An thần
  • Chống nọc rắn
  • Bảo vệ chức năng gan
  • Lợi mật
  • Chữa viêm da
  • Xuyên tâm liên trị bệnh gì? Hỗ trợ điều trị bệnh Herpes, viêm gan C
  • Nhuận tràng, trị các bệnh về dạ dày
  • Điều trị viêm quanh răng trong
  • Điều trị lao phổi nhờ chất kháng sinh mạnh
  • ….

Và trên thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng vị thuốc có khả năng rút ngắn thời gian nhiễm trùng và điều trị bệnh nhanh hơn dù sử dụng đơn lẻ hay kết hợp với các loại thuốc khác. Đặc biệt, một trong số các dẫn chất của andrographolide tan trong nước chính là sản phẩm được kết hợp với Na bisulflt dùng để làm thuốc hạ sốt.

Thực hư công dụng chữa COVID-19 của dược liệu xuyên tâm liên?

Có thể thấy, xuyên tâm liên đã được nghiên cứu khoa học, được xem là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên vô cùng an toàn và lành tính cho sức khỏe. Chính vì vậy, dược liệu này đã được đưa vào sử dụng chuyên điều trị các bệnh lý về đường hô hấp như ho, đau họng, nhiễm trùng, virus hoặc chữa cảm cúm thông thường.

Và trong thời gian gần đây, khi đại dịch COVID-19 đang hoành hành kể từ năm 2019, các nhà khoa học đã tiến hành thực hiện hàng loạt các cuộc nghiên cứu chuyên sâu và quyết định tận dụng nguồn kháng sinh tự nhiên của loại thảo dược này để trị bệnh.

Xuyên tâm liên
Dược liệu xuyên tâm liên được nghiên cứu khoa học và đưa vào điều trị COVID-19

Vào ngày 16/7, tại Hội nghị giao ban trực tuyến giữa các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tại 128 điểm cầu, PGS.TS Lương Ngọc Khuê (Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh) cho biết: ” Xuyên tâm liên là loại dược liệu kinh điển có khả năng chữa bách bệnh trong những giai đoạn đất nước còn nghèo khó. Và trong thời gian gần đây, đã có một số quốc gia như Indonesia, Malaysia, Thái Lan… đã ứng dụng loại dược liệu này để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ, ít triệu chứng và đạt được hiệu quả cải thiện sức khỏe khả quan.” (Nguồn: Báo Người Lao Động).

Tại Việt Nam, vào ngày 19/7 vừa qua, Bộ Y tế cũng vừa cho phép sử dụng vị thuốc xuyên tâm liên trong lĩnh vực chữa bệnh y học cổ truyền để điều trị COVID-19. (Nguồn: Báo Tiền Phong).

Cụ thể, những người mắc COVID-19 sẽ có hệ thống miễn dịch cực kỳ suy yếu và điều cấp thiết là phải phục hồi hệ miễn dịch cho người bệnh. Và liên tâm xuyên là vị thuốc có thể thực hiện tốt điều này khi chứa các hoạt chất như andrographolide và 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolide. Chúng có khả năng ức chế sự phát triển của virus Corona bằng cách bất hoạt enzyme protease của nó, kích thích miễn dịch và kháng sinh chống lại virus tự nhiên, kích thích cơ thể tự phục hồi sự cân bằng miễn dịch hoặc cân bằng nội môi.

Đồng thời, nâng cao hệ miễn dịch cho các đối tượng và giúp giảm thiểu khả năng lây nhiễm virus. Không những vậy, với đặc tính kháng sinh mạnh của xuyên tâm liên có khả năng làm giảm các triệu chứng COVID – 19 như sốt, ho, đau họng, khó thở, nghẹt mũi, đau đầu… trong vòng từ 3 – 5 ngày. Theo thống kê cho đến nay, chưa có một bệnh nhân COVID-19 nào tiến triển nặng, biến chứng phổi sau khi sử dụng dược liệu.

Chính vì vậy, với nhiều nghiên cứu khoa học về vị thuốc tại nhiều quốc gia như Indonesia, Thái lna, Nigeria, Ấn Độ… đã chứng minh rằng dược liệu hoàn toàn có thể sử dụng trước và trong khi đã nhiễm virus COVID-19. Ngoài căn bệnh này, xuyên tâm liên còn được ứng dụng vào điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn khác như: ức chế sự phát triển của một vài chủng vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) và vi khuẩn tả (Shigella shigae), ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium spp).

Liều dùng và cách dùng dược liệu xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên. Tùy vào độ tuổi, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người mà liều dùng sẽ khác nhau:

  • Chữa cảm, sốt, ho, đau họng cho người lớn: dùng đơn thuốc andrographolide trung bình 60mg/ ngày hoặc 10mg/ kg.
  • Chữa nhiễm trùng hô hấp cho trẻ em: Liều dùng xuyên tâm liên khoảng 30mg/ ngày.

Tác dụng phụ của xuyên tâm liên:

  • Uống xuyên tâm liên hàng ngày có tốt không? Xuyên tâm liên là loại thảo dược có khả năng làm mát, thanh nhiệt giải độc nên hãy sử dụng vừa phải, không dùng quá 5 – 7 ngày vì rất dễ gây ra tác dụng phụ như: đau đầu, mệt mỏi, dị ứng, tiêu chảy, buồn nôn, tụt huyết áp, tê bì tay chân, suy giảm chức năng gan, thận…
  • Đối với bệnh COVID-19, mặc dù cho nhiều kết quả khả quan nhưng nó không được sử dụng để phòng ngừa bệnh.
Xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên

Cách sử dụng:

Xuyên tâm liên là vị thuốc dân gian quý, có khả năng chữa bách bệnh và có rất nhiều cách đơn giản để sử dụng như: hãm trà, sắc thuốc, chườm đắp… theo cách dân gian hoặc dùng thuốc được bào chế dạng viên chứa chiết xuất andrographolide từ dược liệu.

Gợi ý các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ dược liệu xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên uống như thế nào? Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ một số bài thuốc sử dụng dược liệu xuyên tâm liên hiệu quả người bệnh có thể áp dụng như:

1. Bài thuốc trị các vấn đề về hô hấp

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30g xuyên tâm liên và rửa sạch.
  • Đun sôi nồi nước 2 lít rồi cho dược liệu vào sắc trên lửa vừa. Khi thấy nước trong nồi cạn xuống, nước ngả màu chứng tỏ các dược chất đã tiết ra hết thì tắt bếp.
  • Rót phần nước thu được ra chén, chia làm 3 phần uống 3 lần trong ngày.

2. Bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, trị viêm gan B

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 15g xuyên tâm liên, cà gai leocây xạ đen mỗi thứ 25g.
  • Sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước uống liên tục trong vòng 3 tháng.

3. Bài thuốc trị mụn nhọt, viêm nhiễm ngoài da, viêm tai, viêm mũi

Các thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 10 lá xuyên tâm liên tươi, rửa sạch và ngâm vào nước muối.
  • Đối với người bị nổi mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy tiến hành giã nát lá với một ít rượu rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
  • Đối với người bị viêm tai, viêm mũi giã nát vắt lấy nước cốt nhỏ vào bộ phận bị viêm nhiễm.
Xuyên tâm liên
Giã nát và chườm đắp giúp cải thiện hiệu quả các bệnh lý ngoài da như ngứa ngáy, nổi mụn nhọt, rôm sảy…

4. Bài thuốc chữa ho do bị lạnh

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các dược liệu sau: 12g xuyên tâm liên, sài đất và huyền sâm mỗi loại 10g, cam thao và trần bì mỗi loại 4g.
  • Rửa sạch các dược liệu qua nhiều lần nước, cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước trên lửa nhỏ.
  • Khi nước thuốc cạn xuống còn khoảng 1 chén thì tắt bếp. Nên uống hết một lần khi nước thuốc còn ấm để đạt hiệu quả cao và vì thuốc khá đắng nếu để lâu sẽ rất khó uống.

5. Bài thuốc hỗ trợ chữa viêm phế quản

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị xuyên tâm liên, sài đất mỗi loại 10g, cam thảo và trần bì mỗi loại 4g.
  • Rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước.
  • Chắt lấy nước thuốc uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 thang và uống trong vòng 9 ngày liên tục.

6. Bài thuốc chữa viêm amidan, lao phổi, viêm xoang

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị xuyên tâm liên, mạch môn và kim ngân hoa mỗi loại 10g.
  • Cho các dược liệu vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Khi nước trong ấm cạn xuống còn khoảng 1 chén thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước thuốc ra chén và uống hết trong ngày.

7. Bài thuốc chữa nhiễm trùng đường tiểu

Cách thực hiện:

  • Dùng 15 lá xuyên tâm liên tươi rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng.
  • Giã nát trộn cùng 1 thìa mật ong rồi đem đi hấp cách thủy.
  • Dùng hết khi còn ấm nóng, kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 5 – 7 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

8. Bài thuốc trị cảm cúm, đau đầu

Cách thực hiện:

  • Dùng 45g dược liệu xuyên tâm liên khô, sao vàng và cho vào ấm sắc lấy nước uống.
  • Uống ngày 2 – 3 lần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

9. Bài thuốc trị nhiễm trùng đường tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lỵ

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 20g xuyên tâm liên và 20g khổ sâm.
  • Sắc mỗi ngày một thang lấy nước uống hằng ngày.

10. Bài thuốc trị rắn độc cắn

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vài lá xuyên tâm liên, giã nát rồi đắp lên miệng vết thương.
  • Đồng thời kết hợp 30g phần thân cây phơi khô sắc lấy nước uống hằng ngày để tăng hiệu quả điều trị.

11. Bài thuốc chữa viêm gan nhiễm khuẩn

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 3g xuyên tâm liên, 3g diệp hạ châu đắng và 6g cỏ nhọ nồi.
  • Sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang và dùng trong vòng 2 – 4 tuần.
Xuyên tâm liên
Sắc xuyên tâm liên cùng một số dược liệu khác giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi bệnh tật

12. Bài thuốc chữa bỏng giai đoạn phục hồi bệnh

Cách thực hiện:

  • Dùng xuyên tâm liên nấu cùng 500ml nước, nước sôi lên thì đợi cho ấm lại và rửa vết bỏng hằng ngày.
  • Chuẩn bị xuyên tâm liên, xà sàng tử và hoàng bá mỗi loại 100g. Nấu cùng 600ml nước và rửa hằng ngày.

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ COVID-19 VÀ CÁC BỆNH LÝ KHÁC

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng dược liệu xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên là vị thuốc quý, tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng được mà phải hết sức thận trọng tham khảo ý kiến của bác sĩ chứ không nên vội vàng sử dụng.

  • Chống chỉ định sử dụng xuyên tâm liên kết hợp với thuốc cao huyết áp, aspirin giảm đau, thuốc chống đông máu warfarin, đặc biệt những người vấn đề về gan, thận hay tiểu đường, hạ đường huyết tốt nhất không nên sử dụng.
  • Nhiều người thắc mắc xuyên tâm liên có dùng được cho bà bầu không? Xuyên tâm liên trẻ em uống được không?,…. Chuyên gia cho biết, phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và đang cho con bú nên hết sức thận trọng trước khi sử dụng. Nếu dùng không được dùng liều cao trong thời gian dài.
  • Trước khi sử dụng người bệnh phải tham vấn ý kiến của bác sĩ để có sự tư vấn và chỉ định liều dùng phù hợp nhất.
Xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên là vị thuốc chữa bệnh quý và tốt cho sức khỏe nhưng cần cân nhắc trước vì không phải ai cũng có thể sử dụng
Theo vienyduocdantoc
vienyduocdantoc.org.vn

Tin liên quan

Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2

Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2

Ngày 21/11, Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2 - VIETRAMED EXPO 2024 khai mạc tại TPHCM.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Ban hành tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Ban hành tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Ngày 11/11, Bộ Y tế có văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BYT về Thông tư ban hành tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền.

Cùng chuyên mục

Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm y tế quận, huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh.
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Cây huyết dụ, một loại cây quen thuộc thường dùng làm cây cảnh, không chỉ mang vẻ đẹp mộc mạc mà còn ẩn chứa những công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

Lá vối là một vị thuốc quý, được dùng nhiều để điều trị một số bệnh lý như tiểu đường, rối loạn đường tiêu hóa, mỡ máu và gout.
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 24/2024/TT-BYT sửa đổi Thông tư 16/2020/TT-BYT về tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 14/12/2024.

Các tin khác

Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Ngũ tạng, gồm tâm, can, tỳ, phế, thận là 5 cơ quan quan trọng nằm ở vùng ngực và vùng bụng trong cơ thể con người. Tâm, can, tỳ, phế, thận có sự gắn kết hợp thành một thể hoàn chỉnh, cùng hoạt động trong cơ thể con người, nuôi dưỡng cơ thể phát triển và phòng tránh các loại bệnh tật.
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

Trong bối cảnh y học hiện đại ngày càng phát triển, y học cổ truyền vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong việc, khám chữa bệnh của người dân. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ và mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế ban hành dự thảo thông tư cập nhật danh mục các thuốc đông y được BHYT chi trả, trong đó bổ sung thêm nhiều bài thuốc, dược liệu, dạng bào chế và loại bỏ các sản phẩm từ nguồn gốc động thực vật hoang dã.
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trẻ nhỏ, người già và những người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ mắc cảm lạnh nhất. Bạn có thể dùng những loại thảo dược vườn nhà để hỗ trợ điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả

Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả

Trị ho bằng thảo dược từ lâu được sử dụng rộng rãi nhờ hiệu quả trị bệnh cao, an toàn lại rất dễ tìm. Những cây thuốc chữa ho này có công dụng trị ho khan, ho có đờm, giảm đau rát cổ họng, giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị

Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị

Nghệ tây, hạt thì là đen, rau mùi, cỏ xạ hương... là những gia vị có tác dụng tốt trong việc bảo vệ hệ thần kinh.
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền

Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền

Thời gian qua, tỷ trọng sử dụng thuốc y học cổ truyền trong cơ cấu chi chung của thuốc đã giảm từ 7,5%, xuống 4,5%. Bộ Y tế đang triển khai các biện pháp để phát huy thế mạnh của y học cổ truyền.
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe

Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe

Gừng đen có tên khoa học là Kaempferia parviflora. Loại này có giá trị dược liệu cao, còn được mệnh danh là “nhân sâm Thái” nên được bán với giá cao.
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng

Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng

Trong bối cảnh hiện đại, ung thư đã trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu, gây ra lo lắng và những thách thức cho bệnh nhân cũng như gia đình họ. Dù rằng hiện tại chưa có phương pháp điều trị nào đảm bảo hoàn toàn cho căn bệnh này, nhiều người đã xem xét các phương pháp hỗ trợ tự nhiên, trong đó các loại thảo dược truyền thống có thể đóng vai trò quan trọng.
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An

Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An

Nghệ An, mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử, không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn được xem là một trong những địa phương có nguồn nguyên liệu cây dược liệu phong phú nhất cả nước. Với hơn 1.000 loài cây dược liệu quý hiếm, Nghệ An được xem là một trong những địa phương có nguồn nguyên liệu dược liệu phong phú và đa dạng bậc nhất cả nước.
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe

Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe

Thảo dược đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay để chữa bệnh và duy trì sức khỏe. Ngày nay, việc sử dụng thảo dược ngày càng phổ biến do những ưu điểm vượt trội như chi phí rẻ và ít tác dụng phụ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về các loại cây thảo dược tốt đối với sức khỏe con người, bao gồm các lợi ích chính, công dụng và thông tin an toàn có liên quan.
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động