69 chất gây ung thư trong 1 điếu thuốc
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường [Video] Ẩn họa từ khói thuốc lá |
Trong khói thuốc lá có khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây ra 25 nhóm bệnh khác nhau, bao gồm 11 loại ung thư, các bệnh tim mạch, các bệnh về hô hấp và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ. Ước tính cứ 2 người hút thuốc lá thì có 1 người sẽ chết sớm.
Vẫn theo WHO, 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, 75% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do sử dụng thuốc lá. Tại Việt Nam, hơn 75% các ca tử vong hàng năm là do các bệnh không lây nhiễm trong đó sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính...
![]() |
Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có gần 6.000 người chết vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá thụ động. (Ảnh minh họa) |
Không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của người hút, khói thuốc tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy độc hại hơn khói thuốc do người hút hít vào gấp 26 lần. Trên phạm vi toàn cầu mỗi năm có 1,2 triệu ca tử vong vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá thụ động. Trong đó có gần 760.000 phụ nữ và 180.000 trẻ em. Tại Việt Nam, WHO ước tính mỗi năm có gần 6.000 người chết vì các bệnh liên quan đến hút thuốc lá thụ động.
Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc có thể gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sảy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc sẽ làm tăng tỷ lệ viêm đường hô hấp dưới và viêm tai giữa, làm tăng các triệu chứng của bệnh hô hấp mãn tính như hen, làm giảm sự phát triển của phổi dẫn đến nguy cơ đột tử. Và trên thực tế đã chứng minh nhiều trường hợp trẻ em vì hít phải khói thuốc lá thụ động trong một thời gian dài đã dẫn đến mắc các bệnh nói trên, thường xuyên phải vào bệnh viện để điều trị.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, số trẻ nhập viện vì các bệnh hô hấp có bố, mẹ hút thuốc lá cao hơn rất nhiều với những đứa trẻ mà bố mẹ không hút thuốc lá.
Trong khi đó, sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng càng khiến tình hình thêm phức tạp.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ tới sức khỏe của những sản phẩm thuốc lá thế hệ mới này không hề thua kém, thậm chí còn có phần nguy hiểm hơn thuốc lá truyền thống.
Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong nam giới trưởng thành đã giảm từ 47,4% năm 2010 xuống còn 38,9% năm 2023.
Tuy nhiên, con số này vẫn nằm ở mức cao nếu so sánh trên phạm vi toàn cầu. Đáng lo ngại hơn, sự bùng nổ của các loại thuốc lá điện tử khiến những nỗ lực phòng, chống tác hại của thuốc lá có nguy cơ bị phá hủy.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Tại Việt Nam, những năm gần đây, việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng (vape) trong thanh, thiếu niên đang diễn ra khá phổ biến và có chiều hướng gia tăng.
Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng tại 11 tỉnh, thành phố trong học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023.
Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023. Đặc biệt ở nhóm nữ giới từ 11-18 tuổi, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 4,3%.
Việc gia tăng tỷ lệ thanh, thiếu niên sử dụng thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điện tử đã kéo theo nhiều hệ lụy về mặt sức khỏe cho thế hệ trẻ. Đã có nhiều học sinh bị loạn thần, ảo giác hoặc suy hô hấp, thậm chí suýt tử vong sau khi hút thuốc lá điện tử.
PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó trẻ dưới 18 tuổi ghi nhận 71 ca.
Nhóm dưới 16 tuổi nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là 27 người; nhóm từ 16-18 tuổi là 44 người; từ 19-24 là 58 người; từ 25-44 tuổi là 138 người; từ 45-64 tuổi là 580 người nhập viện; từ 65 tuổi trở lên là 580 người.
Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 19 triệu thanh, thiếu niên từ 13-15 tuổi (13 triệu bé trai và 6 triệu bé gái) hiện đang hút thuốc lá, trong đó có khoảng 5 triệu thanh, thiếu niên sống ở khu vực Đông Nam Á, gây ra các gánh nặng về bệnh tật và kinh tế không chỉ cho bản thân người sử dụng mà còn cho cả gia đình và xã hội.
Khảo sát ở hầu hết các quốc gia đều cho thấy, tỷ lệ trẻ em từ 13-15 tuổi đang sử dụng các sản phẩm thuốc lá, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá mới, như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đang gia tăng cao.
![]() |
Hút thuốc gây nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe. |
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, các sản phẩm thuốc lá, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá mới, như: thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, tồn tại nhiều nguy cơ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Các sản phẩm này có chứa nhiều chất độc hại, nguy cơ gây nghiện nicotine, gây ra các bệnh ung thư, nhất là ung thư phổi. Ngoài ra, các sản phẩm thuốc lá mới còn có nguy cơ tiềm ẩn và phát sinh các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, an ninh trật tự xã hội nghiêm trọng hơn rất nhiều so với thuốc lá điếu thông thường.
Bên cạnh đó, theo kết quả một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các sản phẩm thuốc lá điện tử (vape) có chứa đến 127 loại hóa chất cực kỳ độc hại, 153 loại gây nguy hiểm cho sức khỏe và 225 loại gây kích ứng.
PGS Vũ Văn Giáp - Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay: Bên cạnh việc gây ra các bệnh phổi như tắc nghẽn phổi mãn tính, ung thư phổi, hen… thuốc lá điện tử còn gây ra các bệnh lý khác như đột quỵ não, tim mạch, các bệnh lý liên quan tới ung thư. Thuốc lá điện tử cũng giống thuốc lá truyền thống gây ảnh hưởng tới cả trẻ em, phụ nữ, những người hút thuốc lá thụ động. Hút thuốc lá điện tử thụ động còn nguy hiểm hơn cả thuốc lá truyền thống vì nhà sản xuất chủ trương tạo ra các mùi thuốc lá điện tử hấp dẫn… không chỉ lôi kéo người hút chính mà ngay cả người hút thụ động cũng cảm thấy thích thú thậm chí là nghiện. Xu hướng hít mùi hương của con người nếu hương thơm sẽ hít rất sâu và vô tình hít nhiều mùi từ thuốc lá điện tử. Khói thuốc lá điện tử còn bám vào sofa, bám vào rèm, giường, chăn, chiếu, quần áo… lưu lại trên bề mặt và khi người người tiếp xúc thì nó thấm qua niêm mạc không tốt cho sức khỏe. Cá biệt, một trong những bệnh khác chưa từng xuất hiện ở thuốc lá truyền thống nhưng lại xuất hiện do thuốc lá điện tử đó là đã có những trường hợp bị liệt tứ chi không hồi phục.
Năm 2024, Tổ chức Y tế Thế giới đã chọn “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá” là chủ đề ngày Thế giới không thuốc lá (31/5), nhằm yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá ngừng việc nhắm tới trẻ em, thanh, thiếu niên bằng những sản phẩm có hại cho sức khỏe; đồng thời kêu gọi chính phủ các nước thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá mạnh mẽ, bảo vệ các em khỏi tác động của việc quảng cáo thuốc lá, bao gồm cả việc tiếp thị qua mạng xã hội và các nền tảng kỹ thuật số. |
Tin liên quan

Xịt mũi họng Aqua Smart: Giải pháp bảo vệ đường hô hấp an toàn, tiện lợi
20:48 | 12/04/2025 Tin tức

Dự báo thời tiết ngày 13/4/2025: Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, trời chuyển lạnh
05:10 | 13/04/2025 Môi trường xanh

Smart A được đánh giá cao tại Hội thảo khoa học Dinh dưỡng
20:48 | 12/04/2025 Tin tức
Cùng chuyên mục

Đại đức Thích Huệ Hạnh - Hành trình phụng sự đạo pháp, dân tộc và xã hội
09:34 | 11/04/2025 Thông tin đa chiều

Các tiêu chí chẩn đoán suy sinh dục nam và nguyên tắc điều trị theo Y học cổ truyền
10:05 | 10/04/2025 Thông tin đa chiều

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
20:14 | 09/04/2025 Thông tin đa chiều

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
21:00 | 01/04/2025 Thông tin đa chiều

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
10:43 | 26/03/2025 Thông tin đa chiều

Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
21:31 | 21/03/2025 Thông tin đa chiều
Các tin khác

Tiếp tục mở chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi
09:27 | 14/03/2025 Thông tin đa chiều

Ăn bánh mì kết hợp dầu ô liu giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường tuổi thọ
19:08 | 13/03/2025 Thông tin đa chiều

Tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm là nền tảng cho sức khỏe và thương mại quốc tế
14:53 | 13/03/2025 Tin tức

Lần đầu tiên tại Việt Nam: Phẫu thuật nội soi trên cung mày cắt bỏ khối u ở tầng trước nền sọ
08:42 | 13/03/2025 Thông tin đa chiều

Đại hội chi bộ Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á, nhiệm kỳ 2025-2027 thành công tốt đẹp
06:00 | 25/02/2025 Thông tin đa chiều

Chiến dịch truyền thông thảo dược người Dao: Nâng cao nhận thức cộng đồng về y học cổ truyền và sức khỏe bền vững
09:17 | 13/02/2025 Thông tin đa chiều

Đề xuất quy định mới về mức đóng bảo hiểm y tế
07:00 | 24/01/2025 Thông tin đa chiều

Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu, Bệnh viện Tâm Anh ký hợp tác song phương
08:00 | 20/01/2025 Thông tin đa chiều

CCB Nguyễn Thế Vinh: Làm vì đam mê, cho đi là hạnh phúc
22:13 | 18/01/2025 Thông tin đa chiều

Dự án Luật Phòng bệnh: Nâng cao chất lượng cuộc sống, vì sức khỏe cộng đồng
07:00 | 14/01/2025 Thông tin đa chiều

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
25-03-2025 15:59 Hoạt động hội

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên
25-03-2025 15:14 Hoạt động hội