Thoát vị đĩa đệm và các bài thuốc y học cổ truyền chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, an toàn
Tắc kè đá - dược liệu mạnh gân cốt, bổ thận, tán ứ và hoạt huyết |
Hà thủ ô - dược liệu quý giúp trường thọ, xanh tóc, đỏ da |
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.
Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.
Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.
Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến hiện nay/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên nhân chủ yếu
Sai tư thế: Tư thế lao động, mang vác vật nặng sai cách dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.
Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc phải chứng bệnh này. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Cân nặng: Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống. Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh gấp 12 lần so với người bình thường.
Bệnh lý cột sống: Gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống là những yếu tố làm tăng nguy cơ đĩa đệm bị thoát vị.
Nghề nghiệp: Đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, khuân vác nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị.
Đi giày cao gót: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không nên bê vác nặng/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình bao gồm:
Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,...
Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn
Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì. Theo đó, bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:
Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt thường nhật
Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu
Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn
Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề:
Khi nhân nhầy chui vào trong ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
Hội chứng đuôi ngựa: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, khiến việc đi đại tiện không kiểm soát.
Không vận động lâu ngày sẽ khiến cơ trở nên suy yếu, bị teo, các chi teo nhanh chóng, chân tay bé lại, khả năng đi lại, vận động giảm sút.
Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu: bí tiểu, sau đó lại đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động.
Biện pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ căng cứng của vùng lưng. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nằm xuống và di chuyển chân theo nhiều tư thế khác nhau để xác định nguyên nhân đau. Bác sĩ cũng có thể thực hiện các test về thần kinh để kiểm tra mức độ thả lỏng, trương lực cơ, khả năng đi lại, khả năng cảm nhận kích thích. Trong đa số các trường hợp, thăm khám lâm sàng kết hợp với khai thác tiền sử đủ để kết luận bệnh. Nếu nghi ngờ nguyên nhân khác hoặc để xác định rõ vùng nào bị tổn thương, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm:
Chẩn đoán hình ảnh: bao gồm chụp X quang, chụp CT, chụp MRI, chụp cản quang. Các phương pháp này đều cung cấp những hình ảnh có giá trị chẩn đoán khác nhau, phục vụ việc kết luận chính xác tình trạng của bệnh nhân
Test thần kinh: phương pháp đo điện cơ xác định mức độ lan truyền của xung thần kinh dọc theo các mô thần kinh. Phương pháp giúp xác định phần dây thần kinh bị tổn hại.
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm
Thực hiện các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm
Một số bài tập phù hợp rất có ích trong việc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Luyện tập vừa phải giúp người bệnh giảm áp lực lên cột sống, nhờ vậy giảm các cơn đau, tăng sự dẻo dai cho xương khớp, đẩy nhanh tiến trình hồi phục bệnh.
Bệnh nhân thoái hóa đĩa đệm nói chung nên thực hiện động tác nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ hoặc đạp xe đúng cách. Tuyệt đối tránh những bộ môn như: tập gym, chơi golf, cầu lông, tennis, bóng đá, bóng rổ…; đồng thời hạn chế các động tác ngồi xổm, vận động mạnh hoặc chạy nhảy lên xuống.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tân dược
Một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến dựa theo triệu chứng lâm sàng là nhiều người thường dùng thuốc Tân dược (thường được gọi là thuốc Tây).
Tùy vào mức độ tổn thương của từng người, để cải thiện các cơn đau và làm giảm hiện tượng căng cứng cơ khớp, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây như ibuprofen hoặc naproxen. Tuy nhiên, chữa bệnh bằng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không điều trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh, dễ tái phát. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, có thể gây hại cho dạ dày, gan và thận.
Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng cột sống
Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, tiêm thuốc vào khoang ngoài màng cứng (nơi chứa các rễ thần kinh chạy từ tủy sống) với mục đích giảm đau, chống viêm nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ tác động đến các dây thần kinh cột sống bằng cách loại bỏ các protein gây sưng, nhưng không làm cho đĩa đệm bị thoát vị trở về bình thường. Vì vậy nó không có hiệu quả chữa bệnh tận gốc.
Điều cần lưu ý tương tự như các thủ thuật khác, tiêm ngoài màng cứng có một số tác dụng phụ (như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt) và rủi ro tiềm ẩn (như nhiễm trùng, thủng màng cứng, tổn thương thần kinh hoặc biến chứng liên quan thuốc gây tê).
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Y học cổ truyền
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Y học cổ truyền có các ưu điểm sau:
An toàn và lành tính: Thành phần của các bài thuốc đều có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên do đó có độ an toàn và lành tính cao.
Giảm triệu chứng đau, cải thiện sức khỏe từ bên trong: Ngoài việc giảm dần các triệu chứng, diễn tiến của bệnh thì các bài thuốc Y học cổ truyền thường được kết hợp với các vị thuốc có tính bồi bổ can thận, nên giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, sức khỏe, cải thiện ăn ngủ tốt hơn.
Phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng: Các bài thuốc sử dụng thảo dược lành tính, được gia giảm theo thể bệnh nên các đối tượng như người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh có thể dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, thuốc Y học cổ truyền chữa thoát vị đĩa đệm thường có tác dụng chậm, đòi hỏi sự kiên nhẫn của người bệnh trong thời gian dài.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Thông thường, những người bị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi dưỡng sức và kết hợp cùng các phương pháp vật lý trị liệu thì tình trạng sẽ bắt đầu cải thiện sau 4 đến 6 tuần. Do đó, việc khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm sẽ tùy vào tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng cũng như mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của người bệnh.
Trị liệu thần kinh cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống được xem là phương pháp tối ưu, với khảo sát hơn 80% bệnh nhân tại Mỹ và châu Âu cảm thấy hiệu quả rõ rệt, cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị. Các bác sĩ chuyên môn sẽ dùng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm và các khớp, giảm chèn ép dây thần kinh.
Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc. Đây cũng được đánh giá là cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả.
Vật lý trị liệu
Một số bài tập vật lý trị liệu phổ biến giúp người bệnh cải thiện cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra rất hiệu quả. Đặc biệt, khi có sự hỗ trợ của các trang thiết bị, máy móc hiện đại thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Vật lý trị liệu phổ biến giúp người bệnh cải thiện cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc Y học cổ truyền chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả
Dưới đây là một số bài thuốc Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm theo từng thể bệnh.
Lưu ý: Người bệnh chỉ nên tham khảo, không nên tự ý sử dụng mà phải đi khám để được, bác sĩ bắt mạch, chẩn bệnh và kê đơn phù hợp với thể bệnh, tình trạng của bản thân.
Bài thuốc 1: Hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm bằng Y học cổ truyền thể thấp nhiệt
Người bị thoát vị đĩa đệm thể thấp nhiệt thường có triệu chứng đau quặn vùng thắt lưng, có cảm giác nóng ran, sưng phù, không thể nằm ngửa, cử động khó khăn, ra mồ hôi, tiểu buốt, nước tiểu có màu vàng sẫm, mạch sắc,...
Chuẩn bị dược liệu: Y dĩ 30g, xương truật 12g, rễ cỏ xước 9g, tần giao 9g, hoàng bá 9g.
Cách làm: Rửa sạch, sắc trong thời gian khoảng 30 phút. Chia đều, uống sau bữa ăn ngày 3 lần.
Thuốc được gia giảm theo thể trạng mỗi người. Nếu người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu, sốt về chiều có thể thêm: mộc qua 9g, thục địa 12g, câu kỳ 9g, tục đoạn 9g, mộc thông 3g, phục linh 12g.
Bài thuốc 2: Khắc phục chứng thoát vị đĩa đệm do thận dương hư
Trung khí hạ hãm khiến cơ thể có cảm giác âm ỉ khó chịu, thể hàn thấp, thận suy yếu,… Người bệnh áp dụng bài thuốc này nhằm bổ thận, tráng dương, tán hàn từ sâu bên trong cơ thể.
Dược liệu: hoài sơn 3g, kỷ tử 10g, thỏ ty tử 9g, đỗ trọng 8g, cao ban long 12g, tục đoạn 9g, thục địa 12g, đương quy 8g
Cách làm: Sắc tất cả các vị thuốc trên trong ấm cùng 6 bát nước, uống đều đặn hàng ngày.
Bài thuốc 3: Thuốc Đông y cho người bị thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp
Bài thuốc này tập trung chữa trị cơn đau vùng lưng, lạnh buốt sau thắt lưng, tay chân không có sức lực…
Dược liệu: độc hoạt 9g, xuyên ô 9g, cát căn 9g, quế chi 9g, ma hoàng 9g, tế tân 3g, cam thảo 6g
Cách làm: Sắc tất cả vị thuốc trên uống hàng ngày sau bữa ăn 30 phút.
Bài thuốc 4: Bài thuốc giúp xử lý chứng thoát vị đĩa đệm thể thận hư
Người bị thoát vị đĩa đệm thể thận hư thường có các triệu chứng như nóng trong, cơ thể mệt mỏi khó chịu, không có sức lực, sốt về chiều,... có thể làm giảm triệu chứng bệnh bằng bài thuốc sau:
Dược liệu: thục địa 12g, cỏ xước 9g, cao quy bản 3g, tang ký sinh 9g, sơn thù 15g, cao ban long 6g, đỗ trọng 3g.
Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên trong ấm, sử dụng đều đặn 3 thang/ngày.
Bên cạnh hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, bài thuốc này còn có tác dụng giảm tình trạng hồi hộp, ù tai, chóng mặt, miệng lưỡi khô…
Bài thuốc 5: Dùng cho nữ giới bị thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng, kinh nguyệt không đều
Chứng thoát vị đĩa đệm không chỉ khiến vùng thắt lưng, cột sống bị đau nhức mà còn khiến kinh nguyệt không đều. Chị em phụ nữ có thể áp dụng bài thuốc sau:
Dược liệu: ô tiêu xà 6g, phục linh 12g, thổ miết trùng 9g, cẩu tích 9g, tang ký sinh 12g, sài hồ 6g, chi dưới tê 3g, ngô công 8g.
Cách thực hiện: Cho thuốc vào ấm sắc trong 45 phút. Phần nước thuốc trước khi sử dụng có thể hâm nóng lại để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Y học cổ truyền có nhiều ưu điểm được nhiều người lựa chọn/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm bằng Y học cổ truyền uy tín hiệu quả
Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Đỗ Minh Đường
Phác đồ trong uống - ngoài châm tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm
Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường được hàng ngàn người bệnh biết đến với phác đồ kiềng 3 chân "xử lý" bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả: Trong uống, ngoài châm, dinh dưỡng tập luyện.
Cụ thể, bên cạnh việc uống bài thuốc Nam gia truyền, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã kết hợp thêm phương pháp vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt) và ăn uống, tập luyện khoa học.
Với sự kết hợp 3 trong 1 này giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh đồng thời phục hồi các tổn thương tại đĩa đệm, hỗ trợ bồi bổ tạng phủ, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng bệnh tái phát.
Bên cạnh đó, các bài thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đảm bảo độ an toàn, lành tính bởi hầu hết các thành phần dược liệu được thu hái trực tiếp từ hệ thống vườn chuyên canh thảo dược sạch do chính đơn vị xây dựng và phát triển..
Nhờ uy tín lâu năm trong điều trị các bệnh lý về xương khớp, liệu trình điều trị y học cổ truyền an toàn mà phác đồ này của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã được VTV2 giới thiệu rộng rãi tới khán giả trong chương trình "Khỏe thật đơn giản: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng"
Bạn đọc mong muốn được chuyên gia thăm khám và tư vấn liệu trình phù hợp, liên hệ tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường theo địa chỉ:
Cơ sở Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình
Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh
Các bài tập thể dục có thể giúp hệ xương khớp hoạt động linh hoạt/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm
Trong giai đoạn điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:
Hạn chế nằm nhiều: Nghỉ ngơi 1 đến 2 ngày trên giường thường sẽ giúp giảm cảm giác đau lưng và chân. Tuy nhiên, các cơ khớp có nguy cơ bị co cứng, giảm linh hoạt do nằm nhiều là rất cao. Do đó, người bệnh nên thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng kết hợp bài tập yoga hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm để đẩy nhanh thời gian phục hồi.
Lựa chọn đệm phù hợp: Các loại đệm được làm từ cao su tự nhiên hoặc cao su nhân tạo, có chiều dày và độ cứng vừa phải là lựa chọn thích hợp cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Góp phần giúp cột sống được kéo giãn một cách tự nhiên, không bị đau nhức khi ngủ.
Không nên ngồi xổm: Tình trạng thoát vị đĩa đệm có nguy cơ diễn tiến nặng hơn, khó chữa khỏi do động tác ngồi xổm. Bởi khi thực hiện tư thế này vô tình làm tăng lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm, khiến bộ phận này bị chèn ép lâu gây đau lưng, thoát vị đĩa đệm.
Chú ý tư thế nằm: Nhiều nghiên cứu cho thấy tư thế nằm vừa tác động đến tình trạng cột sống vừa liên quan trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Khi giấc ngủ được đảm bảo chất lượng sẽ giúp duy trì sức khỏe tổng thể tốt hơn. Một số tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm được các chuyên gia khuyến nghị là: Nằm nghiêng và co gối, nằm sấp và kê gối (hoặc chăn) dưới bụng, nằm nghiêng và kê gối giữa hai chân, nằm ngửa và kê gối dưới chân.
Tránh các môn thể thao có động tác vặn người: Các động tác vặn người khi chơi golf, đánh cầu lông, tennis sẽ khiến đĩa đệm nhanh chóng bị thoát vị hơn bình thường. Bởi động tác vặn không chỉ gia tăng áp lực lên sụn cùng đĩa đệm mà còn làm giãn dây chằng lưng, gây đau đớn dữ dội.
Cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt: Người bệnh nên thường xuyên thay đổi tư thế hoặc duy trì tư thế đứng và đi lại đúng cách. Trường hợp khi đang nằm và muốn đứng lên, người bệnh cần thận trọng chuyển tư thế từ từ, ngồi dậy trước rồi mới đứng lên, tránh ngồi bật dậy đột ngột có thể gây tổn thương cơ lưng.
Tin liên quan
Nhà thuốc Đỗ Minh Đường 150 năm gìn giữ và phát triển Y học cổ truyền
11:04 | 15/09/2023 Y học cổ truyền
Bí quyết dưỡng sinh bốn mùa theo Y học cổ truyền
08:09 | 21/12/2022 Tư vấn
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội