Các loại thảo dược giúp "quét sạch" mỡ máu
Cách dùng trạch tả hạ huyết áp, lợi tiểu và giảm mỡ máu Mỡ máu cao có nguy hiểm không? |
Máu nhiễm mỡ là một trong những căn bệnh phổ biến ngày nay. Máu nhiễm mỡ hay mỡ máu là tình trạng chỉ số mỡ có trong máu vượt quá giới hạn bình thường do rối loạn chuyển hóa lipid máu gây ra. Tuy không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong nhưng nó lại là căn nguyên gây ra nhiều bệnh lý tim mạch đặc biệt nguy hiểm khác.
Các bác sĩ khuyến cáo, kiểm soát mỡ máu ở mức ổn định là rất cần thiết để hạn chế biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng mạch máu.
Dưới đây là một số loại thảo dược có tác dụng giảm mỡ máu:
1. Lá sen
Lá sen còn được gọi là hà diệp có công dụng an thần, chữa tiêu chảy, chống co thắt cơ trơn, sốt xuất huyết, chảy máu cam, mụn nhọt... và đặc biệt là giảm tình trạng gan nhiễm mỡ, hạ mỡ máu. Nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy, hoạt chất flavonoid trong dịch chiết lá sen có công dụng chế chế hấp thu glucid và lipid, tăng nhanh quá trình trao đổi, điều hòa năng lượng, giúp giảm nồng độ cholesterol xấu, giảm triglycerid, chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh lý nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch...
![]() |
Uống nước lá sen khô có tác dụng an thần, chữa tiêu chảy, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ, hạ mỡ máu. |
2. Táo mèo
Táo mèo còn được gọi là sơn tra, có nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày và trong y học. Đây là loại quả vừa được dùng để giải khát hàng ngày, làm đẹp da, vừa có công dụng giảm béo, giải độc, ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp và tốt cho tim mạch... Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, dẫn xuất triterpen, axit hữu cơ trong loại quả này có công dụng hạ mỡ máu và giảm tình trạng gan nhiễm mỡ.
3. Giảo cổ lam
Một trong những phương pháp chữa mỡ máu cao bằng thảo dược theo Y học cổ truyền là sử dụng giảo cổ lam. Nghiên cứu từ các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney (Australia) cho thấy, hoạt chất saponin trong giảo cổ lam liên kết với các thành phần lipid xấu trong máu, kéo chúng vào các tế bào của cơ thể để chuyển hóa thành năng lượng. Bên cạnh đó, saponin còn có công dụng làm giảm các mảng xơ vữa bám vào thành động mạch, giảm độ nhớt của máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.
4. Nần nghệ
Rễ nần nghệ chứa từ 2% đến 4% diosgenin. Trong đông y, cao từ thân rễ nần nghệ có tác dụng chống viêm và làm giảm cholesterol trong máu. Tại Việt Nam, các chuyên gia trường đại học Dược Hà Nội nghiên cứu và điều chế sản phẩm từ nần nghệ ứng dụng vào điều trị các bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp do mỡ máu cao và xơ vữa động mạch.
![]() |
Cao từ thân rễ nần nghệ có tác dụng chống viêm và làm giảm cholesterol trong máu. |
5. Lá vối
Lá vối không chỉ là nguyên liệu đồ uống dân dã với người Việt mà còn là một trong những “thần dược” đối với người bị mỡ máu. Trong lá vối chứa nhiều tanin, beta-sitosterol, một số khoáng chất, vitamin có tác dụng giảm chỉ số mỡ xấu hiệu quả. Ngoài ra, lá vối còn chứa khoảng 4% tinh dầu nên có mùi thơm rất dễ chịu. Bạn có thể sử dụng nước lá vối hàng ngày.
6. Cát cánh
Cát cánh còn có tên gọi là cánh thảo, mộc tiện, bạch dược, phù hổ… Trong thành phần chứa nhiều canxi, chất xơ, sắt, khoáng chất, protein, vitamin và một số chất có tác dụng làm mềm mạch máu, giảm cholesterol, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch. Cũng như lá vối, cát cánh thường dùng phần lá để phơi khô sau đó đun trà để uống.
7. Atiso
Người mắc các bệnh lý về gan thường không được tiết đủ lượng mật, dẫn đến tăng cholesterol và tăng mỡ máu. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, các hoạt chất trong atiso giúp hạn chế hấp thu cholesterol từ thức ăn, kích thích gan tăng tiết mật nên giúp giảm nồng độ cholesterol xấu và ngăn ngừa hình thành cholesterol mới tích tụ tại gan. Sử dụng hoa atiso đem sắc lấy nước uống với liều lượng khoảng 10 - 20g hoa tươi hoặc 5 - 10g hoa khô.
8. Bí đỏ
Bí đỏ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và các khoáng chất dồi dào. Vì vậy, loại quả này không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn giúp hỗ trợ điều trị tình trạng tăng lipid máu.
9. Dâu tằm
Lá dâu tằm được sử dụng như một loại dược liệu giúp làm giảm độ nhớt của máu nên có nhiều lợi ích giúp giảm sự tắc nghẽn mạch máu gây ra bởi bệnh máu nhiễm mỡ. Lá dâu tằm được sử dụng trong điều trị bằng cách nấu với nước và đem uống thay trà, có thể dùng tươi hoặc phơi khô rồi đem pha thành trà. Bên cạnh đó, rễ và thân cây dâu tằm cũng đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh.
![]() |
Lá dâu tằm được sử dụng như một loại dược liệu giúp làm giảm độ nhớt của máu. |
10. Bồ công anh
Trong danh sách các cây thuốc Nam chữa bệnh máu nhiễm mỡ không thể thiếu bồ công anh. Trong bồ công anh chứa một lượng lớn chất oxy hoá và dưỡng chất giúp cải thiện tiêu hóa, mỡ máu, đồng thời loại bỏ độc tố trong máu hiệu quả. Thông thường, hoa và rễ bồ công anh sẽ được sử dụng để nấu trà.
Tin liên quan

WHO bác thông tin về virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga
22:30 | 05/04/2025 Thế giới

Dự báo thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ nhiều mây, có mưa nhỏ
05:05 | 06/04/2025 Môi trường xanh

Dự báo thời tiết ngày 5/4/2025: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, mưa nhỏ rải rác
05:00 | 05/04/2025 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục

Tìm hiểu công dụng và các bài thuốc từ cây tầm bóp
09:30 | 03/04/2025 Y học cổ truyền

Y học cổ truyền là di sản văn hóa quý cần được bảo tồn và phát triển
08:42 | 03/04/2025 Y học cổ truyền

Tổng hợp các loại dược liệu quý tại Việt Nam
09:02 | 31/03/2025 Y học cổ truyền

Công dụng của cây Anh thảo SaPa
09:24 | 26/03/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng trị bệnh của cây bún thiêu
09:24 | 26/03/2025 Y học cổ truyền

Cỏ tháp bút: Vị thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, trị cảm mạo, chữa bệnh về mắt
08:39 | 26/03/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Những thảo dược giúp giảm stress hiệu quả
21:00 | 24/03/2025 Y học cổ truyền

Cây A tràng dạng kén có công dụng gì?
07:00 | 24/03/2025 Y học cổ truyền

Cây anh đào có công dụng gì?
21:00 | 23/03/2025 Y học cổ truyền

Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ quả thanh trà
19:00 | 23/03/2025 Khỏe - Đẹp

Tác dụng chữa bệnh của dược liệu bán hạ nam
06:51 | 21/03/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng chữa bệnh của cây a kê
06:50 | 21/03/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa bệnh từ cây bầu đất
09:53 | 19/03/2025 Y học cổ truyền

Công dụng của cây ké hoa vàng trong y học
19:07 | 13/03/2025 Y học cổ truyền

Cây ké hoa đào chữa bệnh gì?
14:54 | 13/03/2025 Y học cổ truyền

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm ma
14:54 | 13/03/2025 Y học cổ truyền

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
7 ngày trước Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
25-03-2025 15:59 Hoạt động hội

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên
25-03-2025 15:14 Hoạt động hội