Cây dạ cẩm: Tổng quan, công dụng và hướng dẫn cách dùng

Cây dạ cẩm là vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh lở loét, vết thương bị nhiễm trùng và điều trị bệnh về dạ dày.

Cây dạ cẩm là vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh lở loét, vết thương bị nhiễm trùng và điều trị bệnh về dạ dày. Dược liệu còn được nghiên cứu và bào chế thành các sản phẩm đông dược khác nhằm chăm sóc sức khoẻ của con người.

Cây Dạ Cẩm: Tác Dụng Chữa Bệnh và Bài Thuốc từ Dược Liệu
Cây dạ cẩm là vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh lở loét, vết thương bị nhiễm trùng và điều trị bệnh về dạ dày

Mô tả dược liệu

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Chạ khẩu cắm, đất lược, loét mồn, đứt lướt, dây ngón cúi, ngón lợn, cây loét miệng,….
  • Tên khoa học: Hedyotis capitellata Wall. ex G.Don
  • Họ: Cà phê (danh pháp khoa học Rubiaceae)

2. Đặc điểm thực vật

Dạ cẩm là cây có thân dây leo, sinh trưởng và phát triển bằng cách quấn leo vào các cây thân to khác. Cây dài từ 1 – 2m, thân có hình trụ, các mấu đốt phình to. Thân có hoặc không có lông, màu xanh hoặc màu tím.

Lá cây mọc đối xứng, dài khoảng 5 – 15cm, rộng 3 – 5cm, có hình bầu dục hoặc trứng thuôn dài, lá có gân, đầu nhọn. Phiến lá phẳng và có lông bao phủ, cuống ngắn, không có khía. Mặt trên có màu xanh thẳm và bóng, mặt dưới màu hơi nhạt hơn và có gân nổi rõ hơn.

Mô tả dược liệu
Hoa dạ cẩm có màu trắng pha với vàng, ở mỗi cánh hoa có lông ở mặt bên ngoài, phấn hoa hình dải

Hoa của cây thường nở vào tháng 5 – tháng 7, mọc ra từ kẽ lá, 6 – 12 hoa xếp lại thành chùm. Hoa dạ cẩm có màu trắng pha với vàng, ở mỗi cánh hoa có lông ở mặt bên ngoài, phấn hoa hình dải. Quả nang nhỏ, hình cầu, dài khoảng 1.2 – 2mm, có hạt màu đen rất nhỏ.

3. Phân loại

Cây dạ cẩm có nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất là dạ cẩm thân tím và dạ cẩm thân xanh. Hai vị thuốc này tiếp tục được chia thành 2 loại khác là loại có ít lông bao phủ và có nhiều lông bao phủ, thường không thấy rõ.

Cách phân biệt hai dược liệu này là dạ cẩm thân xanh thường xuất hiện các đốt mọc gần sát nhau. Trong khi đó, các đốt của cây dạ cẩm thân tím thường mọc thưa.

4. Phân bố

Cây dạ cẩm mọc hoang, được phát hiện ở nhiều quốc gia có khí hậu nhiệt đới ở châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia,…

Tại nước ta, loài cây này ưa mọc ở vùng trung du, miền núi, nơi có độ cao trên 1000m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ như Thái Nguyên, Hà Tây, Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn,…

5. Bộ phận dùng

Các bộ phận của cây dạ cẩm đều có chứa dược tính và công năng nên đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, rễ cây chứa ít dược tính hơn nên ít được sử dụng để bào chế thuốc.

6. Thu hái – sơ chế

Cây thuốc sinh trưởng tốt quanh năm nên có thể thu hoạch mọi thời điểm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của người bản địa, nên thu hoạch cây dạ cẩm trước khi cây ra hoa vào tháng 5 – tháng 7, khi đó thân dây sẽ mập và lá cũng dày hơn.

Thu hái - sơ chế
Cây thuốc sinh trưởng tốt quanh năm nên có thể thu hoạch mọi thời điểm

Có 3 cách bào chế dược liệu bao gồm dùng cây tươi, phơi/ sấy khô hoặc cao mềm. Cụ thể:

  • Dùng tươi: Thông thường chỉ sử dụng phần cây mọc trên mặt đất. Sau khi ngâm rửa sạch thì có thể dùng ngay.
  • Phơi hoặc sấy khô: Dược liệu sau khi thu hái thì ngâm rửa sạch, cắt thành đoạn dài khoảng 5cm, mang đi sao vàng hạ thổ, phơi/ sấy khô bảo quản để dùng dần.
  • Cao dạ cẩm: Thu hoạch dược liệu với số lượng lớn, mang đi rửa sạch, cắt đoạn rồi đem đi phơi khô. Cho 7kg lá khô nấu lấy nước lá (lượng nước gấp 4 lần lượng cây thuốc), đun trong 6 tiếng đến khi nước thuốc cô cạn lại được 8kg cao. Kế đến cho 2kg đường vào cao và đánh tan đều, cuối cùng cho thêm 1kg mật ong để chế biến thành cao mềm. Thành phẩm thu được là cao mềm sánh đặc, lượng nước khoảng 20%, hơi đắng, có màu đen, bảo quản kính và để dùng dần.

7. Bảo quản

Dược liệu sau khi sơ chế cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh những nơi ẩm ướt, có ánh sáng trực tiếp.

8. Thành phần hoá học

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy dược liệu dạ cẩm chứa các thành phần hoá học đa dạng như: Anthraglycosid, Alcaloid, Saponin, Tanin, Anthra-glucozit

Vị thuốc dạ cẩm

1. Tính vị

Tính bình, vị ngọt, hơi đắng

2. Quy kinh

Quy vào kinh Tỳ, Vị trong Kinh lạc của con người

3. Tác dụng dược lý và đối tượng sử dụng

Theo Y học cổ truyền:

  • Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, làm dịu cơn đau nhức, giảm sưng.
  • Trong Y học cổ truyền thường dùng vị thuốc dạ cẩm trong điều trị chứng tưa lưỡi, loét miệng, làm lành vết loét dạ dày, trung hòa dịch vị dạ dày,…

Theo Y học hiện đại:

  • Loại cây này có công dụng sát khuẩn, kháng viêm, thúc đẩy phục hồi tổn thương. Vì vậy nên thường được dùng để cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, tổn thương dạ dày, trung hòa acid dạ dày, điều trị các bệnh dạ dày.
  • Dược liệu này còn dùng trong các bài thuốc chữa viêm họng, chứng loét khoang miệng,…

Đối tượng sử dụng:

  • Người bệnh tưa lưỡi, viêm loét dạ dày, nhiệt miệng, lở miệng
  • Người bị khó tiêu, đầy bụng, ăn không ngon, viêm hang vị, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, trào ngược dịch mật dạ dày,…
  • Người có vết thương ngoài da bị nhiễm trùng, lở loét, mưng mủ nghiêm trọng
  • Vị thuốc được đánh giá có độ lành tính cao nên trẻ em, người trưởng thành có áp dụng.

4. Cách dùng – Liều dùng

Mặc dù mang lại tác dụng chữa bệnh nhưng cây dạ cẩm chỉ được dùng với liều lượng nhất định nhằm đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị của dược liệu. Cụ thể:

  • Thuốc ở dạng nước sắc uống: Mỗi ngày dùng từ 10 – 25g
  • Dạng bột khô được tán mịn: Liều lượng dùng phù hợp 20 – 30ml/ ngày
  • Dạng cao đặc: Chỉ dùng từ 60 – 90ml/ ngày

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu dạ cẩm

Trong Y học cổ truyền lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây dạ cẩm có độ lành tính và an toàn cao. Theo đó, người bệnh có thể dùng dược liệu ở nhiều dạng từ sấy khô, cao, dạng tươi để chữa bệnh.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu dạ cẩm
Trong Y học cổ truyền lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây dạ cẩm có độ lành tính và an toàn cao

Bài thuốc chữa chứng viêm loét miệng:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 20g lá lá và ngọt cây dạ cẩm tươi. Sau khi ngâm rửa sạch thì cho vào ấm sắc lấy nước uống thay trà. Sắc uống đều đặn mỗi ngày để cải thiện bệnh lý.

  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 1 nắm dược liệu, đem đi giã nát rồi bôi lên vết loét viêm sau khi đã được vệ sinh sạch. Hoặc có thể sử dụng cao dạ cẩm bôi trực tiếp lên vết thương để cải thiện.

  • Bài thuốc 3: Dùng 200g bột dạ cẩm trộn đều với 30g bột cam thảo bắc để thu được hỗn hợp đồng nhất. Mỗi lần dùng lấy một ít bột thuốc hãm với nước sôi và uống khi còn ấm, ngày uống 3 lần.

  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị 1 nắm lá dạ cẩm non, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào cháo trắng để nấu cùng. Mỗi ngày ăn từ 2 – 3 chén cháo vào các bữa ăn chính đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc chữa đau dạ dày:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 30g lá cây dạ cẩm, rửa sạch rồi đem đi sắc lấy nước uống. Chia thành 2 – 3 phần và uống hết trong ngày. Khi uống, bạn có thể pha thêm 1 chút đường và uống trước bữa ăn hoặc ngay khi bị đau dạ dày.

  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 5kg dược liệu tán thành bột mịn rồi đem đi trộn đều với 1kg bột cam thảo, cho tất cả vào lọ đậy kín nắp để dùng dần. Mỗi lần dùng 15 – 20g bột thuốc pha với nước sôi và uống khi còn ấm. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần.

  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị 5kg lá dạ cẩm, 1 lít mật ong nguyên chất và 2kg đường phèn. Dược liệu sau khi rửa sạch thì đem đun với nước trong nhiều giờ đến khi cô đặc lại thành dạng cao lỏng. Kế đến cho đường phèn vào nồi cao, khuấy đều đến khi tan hoàn toàn rồi cho tiếp mật ong vào nấu cùng. Đến khi nước nguội, cô đặc lại thành cao thì cho vào chai bảo quản để dùng dần. Mỗi lần dùng 1 muỗng cao pha với nước sôi để nguội và uống trực tiếp, ngày uống 2 – 3 lần.

  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị 7kg lá dạ cẩm, 1kg bột cam thảo, 2kg đường phèn, hồ nếp. Cho cam thảo, dạ cẩm và hồ nếp vào khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp sánh đặc. Sau đó thêm đường kính vào khuấy cho tan hoàn toàn. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng từ 10 – 15g lúc đau bụng hoặc trước bữa ăn, trẻ em dưới 5 tuổi chỉ dùng 10g.

Bài thuốc chữa trị vết thương:

  • Chuẩn bị 1 vài lá cây dạ cẩm
  • Thực hiện: Đem dược liệu ngâm với nước muối pha loãng trong 10 phút rồi vớt ra, rửa lại với nước sạch. Dùng chày giã nát cây thuốc rồi đắp lên vết thương sau khi đã được vệ sinh sạch. Để khoảng 15 phút đến khi khô hoàn toàn thì tắt bếp. Mỗi ngày đắp từ 2 – 3 lần đến khi vết thương phục hồi hẳn.

Một số lưu ý khi dùng dược liệu chữa bệnh

Trong quá trình áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ cây dạ cẩm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng dược liệu với lượng vừa đủ, việc lạm dụng quá mức có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
  • Mặc dù được đánh giá có độ lành tính cao, tuy nhiên trong quá trình áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ cây dạ cẩm có thể gây ra một số tác dụng phụ như nổi mẩn đỏ, buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, nhất là ở người có cơ địa quá mẫn. Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần ngưng áp dụng và thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được xử trí đúng cách.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh thì dược liệu này để được tư vấn cụ thể.
  • Trường hợp dùng cây dạ cẩm ở dạng khô, người bệnh nên chọn mua ở những địa chỉ uy tín, chất lượng. Tránh mua phải hàng kém chất lượng, bị ẩm mốc, đổi màu.
  • Các bài thuốc đắp ngoài từ cây dạ cẩm cần ngâm rửa sạch dược liệu với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn. Đồng thời, vệ sinh da trước khi đắp thảo dược lên.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin về dược liệu dạ cẩm và lưu ý trong quá trình áp dụng. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị tốt nhất, người bệnh nên tham vấn chuyên khoa trước khi áp dụng các bài thuốc chữa từ dược liệu này.

Theo vienyduocdantoc
vienyduocdantoc.org.vn

Tin liên quan

Thí điểm trồng cây dược liệu cúc hoa vàng theo hướng tuần hoàn hữu cơ tại Lào Cai

Thí điểm trồng cây dược liệu cúc hoa vàng theo hướng tuần hoàn hữu cơ tại Lào Cai

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia phối hợp với huyện Bát Xát và thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) thực hiện mô hình thí điểm trồng cây dược liệu giống cây cúc hoa vàng theo hướng tuần hoàn hữu cơ để làm nguyên liệu sản xuất dược liệu.
Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong ngành y tế

Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong ngành y tế

Ngày 23/10, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị khoa học năm 2024 với chủ đề “Nghiên cứu và ứng dụng trong y học”.

Cùng chuyên mục

Bài thuốc nam từ thiên nhiên cho người bị thoái hóa cột sống cổ

Bài thuốc nam từ thiên nhiên cho người bị thoái hóa cột sống cổ

Trong cuộc sống hiện đại đầy bận rộn, vấn đề thoái hóa cột sống cổ đang trở thành một trong những mối lo ngại lớn đối với nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến cho mọi hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn. Tuy nhiên, từ xa xưa, ông bà ta đã biết sử dụng các bài thuốc nam từ thiên nhiên để chữa trị những căn bệnh này một cách hiệu quả.
Ba cây thuốc nam trong vườn nhà giúp chữa bệnh hiệu quả

Ba cây thuốc nam trong vườn nhà giúp chữa bệnh hiệu quả

Nhọ nồi, rau sam, rau má là ba cây thuốc nam quen thuộc trong vườn nhà giúp chữa nhiều bệnh hiệu quả.
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của bạch đậu khấu?

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của bạch đậu khấu?

Bạch đậu khấu, một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon đặc trưng cho món ăn mà còn ẩn chứa nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Đan sâm – vị thuốc quý điều trị bệnh thiếu máu cơ tim

Đan sâm – vị thuốc quý điều trị bệnh thiếu máu cơ tim

Đan sâm là vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc chữa bệnh về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, đau tức ngực, hồi hộp, trống ngực hay một số bệnh liên quan đến tình trạng ứ huyết.
Thảo quyết minh: Vị thuốc cổ truyền với nhiều công dụng

Thảo quyết minh: Vị thuốc cổ truyền với nhiều công dụng

Thảo quyết minh là vị thuốc quý, lấy hạt từ cây thảo quyết minh. Theo Đông y, uống trà có thành phần từ thảo quyết minh có tác dụng an thần, chữa các bệnh về mắt, cao huyết áp, đau đầu, mất ngủ.
Những vị thuốc đông y nên có trong gia đình

Những vị thuốc đông y nên có trong gia đình

Những vị thuốc đông y này sẽ giúp bạn và các thành viên trong gia đình chữa được một số chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống.

Các tin khác

Cỏ nhọ nồi hỗ trợ chữa viêm thận mạn, suy thận

Cỏ nhọ nồi hỗ trợ chữa viêm thận mạn, suy thận

Cỏ nhọ nồi có tên khoa học là Eclipta alba hoặc Eclipta prostrata. Đây là một loại cỏ dại thuộc họ Cúc mọc hoang ở bờ ruộng, vườn nhà, được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian, bao gồm điều trị các bệnh về thận.
Những lợi ích sức khỏe không ngờ của quả cau

Những lợi ích sức khỏe không ngờ của quả cau

Quả cau được biết đến trong các đám cưới hỏi và trong tục ăn trầu của các cụ từ xưa. Không những vậy, loại quả này còn có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
Công dụng của cây xương khỉ: Vị thuốc quý trong y học dân gian

Công dụng của cây xương khỉ: Vị thuốc quý trong y học dân gian

SKV - Cây xương khỉ, còn được gọi là cây bìm bịp, là một vị thuốc quý trong dân gian, đã được sử dụng từ lâu để điều trị nhiều bệnh lý như viêm xoang, các bệnh về xương khớp và gan. Với những đặc tính chữa bệnh hiệu quả, cây xương khỉ đã trở thành một phần không thể thiếu trong y học cổ truyền.
[Infographic] Tìm hiểu về cây bảy lá một hoa

[Infographic] Tìm hiểu về cây bảy lá một hoa

Bảy lá một hoa là cây dược liệu quý hiếm, có giá trị cao trong phòng và điều trị một số loại bệnh.
Công dụng và bài thuốc từ cây nhội

Công dụng và bài thuốc từ cây nhội

Cây nhội được biết đến là vị thuốc giúp giải độc, tiêu thũng, hoạt huyết... rất có lợi cho sức khỏe.
[E-Magazine] Hoa hồng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

[E-Magazine] Hoa hồng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Hoa hồng được mệnh danh là "nữ hoàng của các loài hoa" nhờ vẻ đẹp yêu kiều và đa dạng về màu sắc, hương thơm. Không những thế, hoa hồng còn có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả.
Điều trị các bệnh xương khớp ở người cao tuổi bằng phương pháp y học cổ truyền.

Điều trị các bệnh xương khớp ở người cao tuổi bằng phương pháp y học cổ truyền.

SKV - Đau nhức xương khớp là căn bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thường xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi. Điều trị bệnh này bằng phương pháp y học cổ truyền mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Đề xuất sửa đổi quy định người được kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu

Đề xuất sửa đổi quy định người được kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược.
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của quả bí đao

[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của quả bí đao

Bí đao là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Không những vậy, bí đao còn có nhiều công dụng trong chữa bệnh và làm đẹp.
Núc nác - Dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng

Núc nác - Dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng

Núc nác là một loại cây mọc hoang ở nhiều vùng trên nước ta. Đây là dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng, chữa mẩn ngứa, mề đay...
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Sáng ngày 29/09, Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức kỳ họp thứ VI nhằm thảo luận và triển khai các kế hoạch quan trọng về công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực y tế và tổ chức biểu dương thầy thuốc nam tiêu biểu lần thứ 2. Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của các ủy viên thường vụ Hội hướng đến nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái

Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái

Trong thời gian qua, miền Bắc Việt Nam đã phải đối mặt với cơn bão YAGI lịch sử để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người dân, đặc biệt là tại tỉnh Yên Bái. Cơn bão số 3 không chỉ mang đến những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, mà còn đánh thức lòng trắc ẩn và tinh thần tương thân, tương ái của mỗi người trong chúng ta. Hàng triệu trái tim từ mọi miền đất nước đã cùng chung nhịp đập hướng về miền Bắc, cảm thông và sẻ chia với những khó khăn, đau thương mà người dân nơi đây đã và đang phải trải qua.
Phiên bản di động