Cây Dền gai và các bài thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, cây Dền gai có tính hơi lạnh, vị ngọt nhạt, là một vị thuốc có nhiều công dụng với khả năng giảm đau, thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp rất hiệu quả. Theo đó, vị thuốc này được dùng để trị các bệnh về thận, phù thũng và làm thuốc điều kinh…
Cây Dền gai và các bài thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền
Cây Dền gai (ảnh minh họa)

Cây Dền gai hay dền hoang (danh pháp: Amaranthus spinosus) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền Amaranthaceae, có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới, nhưng có mặt trên hầu hết các lục địa như một loài du nhập. Ngoài ra, Dền gai còn được gọi với một số tên khác như: Thích hiện, Dền hoang, Phặc hôm nam (Tày), La rum giê la (Bana).

Tên khoa học: Amaranthus spinosus là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền Amaranthaceae.

Đặc điểm tự nhiên

Dền gai thuộc cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 0,3 – 0,7 m. Cây không có lông nhưng phân thành nhiều cành. Lá mọc so le với hình thuôn dài, mặt trên có màu xanh dợt. Cuống lá dền gai dài, có cánh. Ở gốc cây có gai dài khoảng 3 – 15 mm. Hoa mọc thành sim và xếp sát nhau ở nách lá. Quả có dạng túi, hình trứng nhọn một đầu. Hạt có màu đen.

Phân bố, thu hái, chế biến

Dền gai là loại cây mọc dại nên có thể tìm thấy ở khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Cây mọc tự nhiên, phổ biến ở vùng đồng bằng và trung du nước ta, có thể tìm thấy cây ở các khu đất bỏ trống hoặc ven đường.

Mùa hoa quả khoảng tháng 6 đến tháng 8. Dền gai có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Đối với dạng khô, sau khi thu hoạch về đem rửa sạch, cắt ngắn và phơi khô. Toàn bộ cây Dền gai đều được sử dụng để làm vị thuốc.

Thành phần hoá học

Cây và rễ rau dền hoang chứa lượng nitrat kali nhất định.

Cây Dền gai và các bài thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền
Cây Dền gai có nhiều công dụng trong cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền (ảnh minh họa)

Công dụng:

Trong Y học hiện đại

Dền gai có hoạt tính kích thích thực bào.

Cao nước có tác dụng diệt nấm đối với nấm Cercospora cruenta gây bệnh ở cây.

Hàm lượng canxi và các khoáng chất giúp cho quá trình tạo xương chắc khỏe hơn, hạn chế loãng xương và thoái hóa khớp, tốt cho xương khớp đồng thời điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng, gai cột sống.

Hỗ trợ điều trị kiết lỵ, chảy máu cam.

Tác dụng trong việc điều trị bệnh sỏi thận.

Tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, làm mát gan, bảo vệ gan.

Giảm ho khan, ho có đờm, viêm họng.

Điều trị khí hư, kinh nguyệt không đều.

Trong Y học cổ truyền: Dền hoang có tính hơi lạnh, vị ngọt nhạt tác dụng lợi tiểu, thu liễm ngừng tả, thanh nhiệt và trừ thấp. Mỗi bộ phận của dược liệu này đều có tác dụng điều trị bệnh khác nhau.

Tính vị: Vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh.

Tùy theo bộ phận mà có các tác dụng riêng.

Tác dụng chung thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, giảm đau, cầm tiêu chảy…,

Lá và ngọn non dùng luộc ăn như các loại rau dền. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, bệnh lậu, chữa lỵ có vi khuẩn và làm thuốc điều kinh.

Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc dịu để trị bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt.

Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp.

Hạt đắp để băng bó chỗ gãy, trật đả ứ huyết.

Trong y học dân gian của Ấn Độ, tro của quả Dền gai được sử dụng cho bệnh vàng da. Rễ được dùng trị rong kinh, lậu, eczema, đau bụng, làm tiết sữa. Rễ và lá sắc cho trẻ em uống để nhuận tràng; còn dùng đắp làm dịu apxe, mụn nhọt và bỏng.

Nước chiết từ rễ và lá của nó đã được dùng làm thuốc lợi tiểu ở Việt Nam.

Cây Dền gai và các bài thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền
Cây Dền gai có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, trừ thấp...

Bài thuốc kinh nghiệm

Trật đả, ứ huyết:

Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 – 15g; hoặc dùng tro uống với nước chín hay nước trà, mỗi lần 8 – 12g.

Lậu:

Dùng 5 – 6 rễ non nhai như nhai trầu trong một ngày, liên tục trong vòng một tuần lễ thì đỡ.

Lỵ vi khuẩn và viêm ruột nhiệt tả:

Dùng 160g lá tươi hay 80g lá khô sắc uống; hoặc phối hợp với cây Mã đề, bằng nửa lượng Dền gai, cùng sắc uống.

Rau dền gai điều trị bệnh gai cột sống

Tác dụng của cây dền gai trong hỗ trợ chữa bệnh gai cột sống bởi chúng có chứa các thành phần cải thiện lão hóa xương. Dược liệu này được ứng dụng trong bài thuốc sắc và thuốc đắp.

Chuẩn bị: Hoa và rễ cây dền gai 200g; Nước lọc 500ml.

Hoa và rễ rau dền đem rửa sạch dưới vòi nước sạch nhằm loại bỏ đất cát và bụi bẩn. Sau đó để khô ráo nước. Cắt nhỏ hoa và rễ rau dền gai 3 – 4 cm.

Cho rễ và hoa đã cắt nhỏ vào nồi, đổ toàn bộ nước vừa chuẩn bị vào và đun đến khi sôi thì giảm nhỏ lửa. Đun nước dền gai khoảng 15 – 20 phút sau đó tắt bếp. Sau đó tiến hành lọc loại bỏ hoa và rễ chỉ lấy phần nước tinh chất. Nước này đem dùng trong ngày, chia thành hai lần uống.

Nước rau dền gai có mùi vị thơm, khá dễ uống và màu sắc ngả vàng.

Kết hợp đồng thời với uống thuốc là phương pháp đắp lá dền gai.

Tác dụng của cây dền gai chữa đau khớp, thoát vị đĩa đệm

Chuẩn bị: Cây chìa vôi 40g; Cây cỏ xước, tầm gửi, lá lốt, cây cỏ ngươi mỗi loại 25g.

Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên, sắc với 1-2 lít nước đến khi cạn còn khoảng một nửa thì tắt bếp. Nước thuốc được chia uống 2 – 3 lần trong ngày và tốt nhất nên uống sau bữa ăn 40 phút.

Tác dụng của cây dền gai trong điều trị thoái hóa cột sống

Chuẩn bị: Rau dền gai và muối hạt.

Cách thực hiện: Rau dền gai ngâm nước muối và rửa với nước để loại bỏ các chất bụi bẩn. Khi nước sôi thì cho rau dền vào và đun trong khoảng 15 – 20 phút. Đợi nước thuốc nguội và bỏ thêm một vài hạt muối để uống.

Kiên trì thực hiện liên tục trong một tháng sẽ thấy triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống được cải thiện rõ rệt và xương khớp linh hoạt hơn.

Tác dụng của cây dền gai chữa sỏi thận

Chuẩn bị: Rễ rau dền gai (sao vàng) và vỏ quả bí đao 30g; kim tiền thảo, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (rang thơm), mã đề mỗi loại 16g.

Cách thực hiện: Rửa sạch các dược liệu trên và sắc với 600ml đến khi cạn còn 300ml nước, chia uống 3 lần/ngày. Dùng liên tục trong 8 – 10 ngày sau đó nghỉ vài ngày mới tiếp tục sử dụng nếu bệnh vẫn chưa thuyên giảm.

Chữa mụn nhọt chưa vỡ

Thực hiện như sau: Rau dền gai được rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Sau đó, giã nát và đắp lên vị trí có mụn nhọt từ trong 2 tiếng. Mỗi ngày nên đắp từ 3 lần để vết mụn nhọt xẹp nhanh chóng hơn.

Điều trị ứ huyết và trật đả. Để khắc phục tình trạng ứ huyết, bạn nấu 15g cành và lá của cây dền gai khô với 500ml nước. Uống liên tục hàng ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Tác dụng của cây dền gai trị ho có đờm

Chuẩn bị: Lá và thân cây dền gai 100g; Kim ngân hoa và lá bồng bồng mỗi loại 40g; Cam thảo đất 30g.

Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với 1000ml nước đến khi cạn còn một nửa, chia thuốc thành 3 phần và sử dụng hết trong ngày. Người bệnh áp dụng bài thuốc cây dền gai này trong 1 tuần bệnh sẽ khỏi.

Rau dền gai trị bỏng nhẹ

Sử dụng rau dền gai giã nhuyễn đắp lên vết bỏng giúp làm dịu vết thương. Bạn có thể thực hiện 3 lần/1 ngày để vết bỏng mau lành và hạn chế để lai sẹo.

Tác dụng của cây dền gai trị khí hư và bạch đới

Chuẩn bị: Rau dền gai 40g và lá bạc hà đen 30g.

Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên thái nhỏ và phơi khô sau đó sắc với 1000ml đến khi cạn còn một nửa thì lọc lấy phần nước để uống.

Chia nước thuốc thành nhiều phần và uống hết trong ngày. Bài thuốc này đạt hiệu quả sau khoảng 8-10 ngày sử dụng.

Chữa thiếu máu, thiếu sắt

Một món ăn được biết đến với tác dụng chữa thiếu máu, thiếu sắt rất tốt đó là sử dụng rau dền gai và gan heo. Bạn cần chuẩn bị rau dền gai 200g và gan heo mỗi loại 100g, đem xào ăn vài lần trong tuần.

PV

Tin liên quan

Bị đau mỏi cổ nên chườm nóng hay chườm lạnh để giảm đau tốt hơn?

Bị đau mỏi cổ nên chườm nóng hay chườm lạnh để giảm đau tốt hơn?

Chườm nóng, chườm lạnh là những phương pháp trị liệu thường gặp, hỗ trợ điều trị trong nhiều trường hợp bệnh lý. Khi xuất hiện cơn đau mỏi ở cổ nên áp dụng cách nào để giảm đau hiệu quả hơn?
Nổ gai - Dược liệu cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt, giải độc

Nổ gai - Dược liệu cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt, giải độc

Cây nổ gai hay còn có tên gọi khác là mác tẻn, thuộc họ thầu dầu, theo Y học cổ truyền nổ gai có vị đắng, hơi chát, tính mát, ít độc có tác dụng điều trị khu phong, trừ thấp, giải độc, thanh nhiệt, giảm đau, giảm ngứa. Cây nổ gai thường được y học cổ truyền sử dụng trong các bài thuốc chữa sốt rét, mụn mủ, hay bệnh gai cột sống.
Trúc nhự - Dược liệu hỗ trợ và điều trị viêm đại tràng, viêm thanh quản

Trúc nhự - Dược liệu hỗ trợ và điều trị viêm đại tràng, viêm thanh quản

Trúc nhự còn được gọi là tinh cây tre, trúc nhị thanh hoặc đạm trúc nhự. Trúc nhự có vị ngọt hơi đắng, tính mát; giúp thanh nhiệt, trừ cảm, an thai...Trúc nhự dùng trong các bài thuốc chữa sốt, buồn bực, nôn mửa, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, thanh nhiệt, mát huyết.

Cùng chuyên mục

Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Năm 2024 là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Hội Nam Y Việt Nam, với nhiều thành tựu đáng tự hào trong việc kết nối hội viên, đào tạo chuyên môn và thực hiện các hoạt động xã hội ý nghĩa. Bước sang năm 2025, Hội tiếp tục đặt ra những mục tiêu nhằm mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những phương hướng mới không chỉ khẳng định vai trò của Nam Y trong ngành y học cổ truyền mà còn mở ra cơ hội hợp tác và phát triển.
Một số vị thuốc đông y nên dùng khi bị thiếu máu

Một số vị thuốc đông y nên dùng khi bị thiếu máu

Y học cổ truyền có nhiều vị thuốc bổ huyết, lưu thông máu. Cùng khám phá những vị thuốc này để có sự lựa chọn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Chữa trị chứng Thạch lâm (sỏi đường niệu) dưới góc nhìn Y học hiện đại

Chữa trị chứng Thạch lâm (sỏi đường niệu) dưới góc nhìn Y học hiện đại

(SKV) - Bệnh sỏi đường tiết niệu được mô tả trong chứng Thạch lâm của Y học cổ truyền (YHCT). Trong dân gian lưu truyền nhiều phương pháp chữa trị và đa số là bệnh điển hình bằng các triệu chứng đái ra sỏi, cơn đau bão thận và tiểu máu. Các bài thuốc chủ yếu nhằm theo cơ chế giãn cơ trơn đường niệu, lợi tiểu tăng áp lực dòng chảy và điều chỉnh pH. Thực tế những tác dụng này chỉ với phù hợp phương pháp tống sỏi thuôn (tròn, nhẵn, đường kính dưới 7mm) nhưng người bệnh luôn tự cảm nhận sỏi to đến hàng cm theo mức độ cơn đau bão thận và vai trò điều chỉnh pH có sự nhầm lẫn.
Sóng sinh học tế bào gốc và giả thuyết mới về cơ chế tác dụng của huyệt

Sóng sinh học tế bào gốc và giả thuyết mới về cơ chế tác dụng của huyệt

(SKV) - Theo tổ chức Y tế thế giới WHO công bố trong “Báo cáo danh mục châm cứu bấm huyệt tiêu chuẩn quốc tế năm 1991” với 361 huyệt đạo truyền thống trên cơ thể người có tác dụng thực tế trong chẩn đoán, chữa trị và phòng ngừa bệnh tật dù không có cơ sở giải phẫu chứng minh. Huyệt có tác dụng theo cơ chế nào luôn là câu hỏi y học cần được giải thích rõ ràng hơn thuyết thần kinh thể dịch vẫn bị hạn chế. Một giả thuyết mới đang nhận được nhiều sự đồng tình của nhiều nhà khoa học Y học hiện đại (YHHĐ) lẫn Y học cổ truyền (YHCT): nguồn phát xung phản xạ không dây tại các tế bào gốc (huyệt Nguyên) tới các cơ quan đích thực hiện chức năng bị bệnh (tế bào không đảm bảo chức năng) thông qua sự kích hoạt truyền tin (huyệt ngũ du, huỳnh…).
Tác dụng của mật ong theo Đông y

Tác dụng của mật ong theo Đông y

Mật ong là thực phẩm "đa năng" với nhiều giá trị dinh dưỡng, đồng thời là một vị thuốc tốt cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu công dụng và cách sử dụng mật ong theo y học cổ truyền.
Một số vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Một số vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Sử dụng cây thuốc dân gian là giải pháp an toàn, lành tính được nhiều người lựa chọn để điều trị chứng mất ngủ.

Các tin khác

Vị thuốc quý từ quả phật thủ

Vị thuốc quý từ quả phật thủ

Phật thủ là loại quả có hình dáng độc lạ, thường được dùng để dâng lên ban thờ với ý nghĩa tâm linh. Không những thế, loại quả này còn là vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa, đau bụng, viêm amidan...
Những loại thảo dược giúp phòng chống cảm cúm hiệu quả

Những loại thảo dược giúp phòng chống cảm cúm hiệu quả

Thời tiết lạnh và ô nhiễm không khí là điều kiện cho các loại virus cũng như tình trạng cảm cúm tăng mạnh. Để phòng ngừa, bạn nên tăng cường sử dụng các loại thảo dược, vừa an toàn, lành tính lại khá hiệu quả.
[E-Magazine] Nghệ - Vị thuốc tự nhiên với nhiều công dụng

[E-Magazine] Nghệ - Vị thuốc tự nhiên với nhiều công dụng

Nghệ là một loại gia vị tự nhiên quen thuộc trong căn bếp của mọi nhà. Không những thế, củ nghệ còn là một phương thuốc cổ truyền quý, có nhiều công dụng với sức khỏe như kháng viêm, phòng cảm cúm, hỗ trợ hệ tiêu hóa...
Quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện

Quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện

Mới đây, Bộ Y tế ban hành thông tư số 56/2024/TT-BYT ngày 31/12/2024 quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện.
Một số bài thuốc đông y giúp giảm cân

Một số bài thuốc đông y giúp giảm cân

Những người bị rối loạn hấp thụ và chuyển hóa... thường gặp tình trạng dư thừa cân nặng. Một số bài thuốc đông y có thể giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả, an toàn.
TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà

TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà

TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là một trong những thầy thuốc y đức, nhà giáo, nhà khoa học tâm huyết người đi đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển nền y học cổ truyền. Cống hiến hơn 30 năm qua của ông đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và đổi mới của nền Y học cổ truyền Việt Nam.
Những loài cây mọc hoang dại nhưng lại là dược liệu quý

Những loài cây mọc hoang dại nhưng lại là dược liệu quý

Chữa bệnh bằng các loại thảo dược theo kinh nghiệm dân gian được nhiều người lựa chọn vì lành tính, ít tác dụng phụ lại tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số loại cây cỏ quen thuộc nhưng có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả.
Tác dụng của vừng đen theo Đông y

Tác dụng của vừng đen theo Đông y

Vừng đen là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và vị thuốc chữa bệnh tốt.
Tác dụng của một số loại nấm dược liệu

Tác dụng của một số loại nấm dược liệu

Nấm là một siêu thực phẩm đồng thời là loại dược liệu quý hiếm. Cùng tìm hiểu tác dụng của một số loại nấm thường dùng làm dược liệu.
Các bài thuốc đông y giúp dưỡng da khỏe đẹp mùa hanh khô

Các bài thuốc đông y giúp dưỡng da khỏe đẹp mùa hanh khô

Những bài thuốc đông y có thành phần là các vị thuốc, thảo mộc tự nhiên an toàn, lành tính, cải thiện sắc tố da và ngăn ngừa khô da, nẻ da từ bên trong, giúp da mịn màng.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Năm 2024 là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Hội Nam Y Việt Nam, với nhiều thành tựu đáng tự hào trong việc kết nối hội viên, đào tạo chuyên môn và thực hiện các hoạt động xã hội ý nghĩa. Bước sang năm 2025, Hội tiếp tục đặt ra những mục tiêu nhằm mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những phương hướng mới không chỉ khẳng định vai trò của Nam Y trong ngành y học cổ truyền mà còn mở ra cơ hội hợp tác và phát triển.
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận

Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận

Sáng 12/01, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Ninh Thuận, nhiệm kỳ 2024-2029.
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng  lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sáng ngày 08/01/2025, tại Thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng, Chi Hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng đã long trọng tổ chức Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Ngày 30/12, tại khu du lịch Ao Vua (Hà Nội), Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ lần thứ VI nhiệm kỳ 2023-2027; Tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân

Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngày 27/12, Hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam với Hội Quân Dân y Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam giai đoạn 2025 – 2028 diễn ra tại Hà Nội.
Phiên bản di động