Núc nác - Dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng
Núc nác (Vỏ thân) có tên khác là Nam hoàng bá; Hoàng bá nam; Thiều tầng chỉ; Thiên trương chi; Bạch ngọc nhi; Triển giản; So đo thuyền; Lim may; Mộc hồ điệp; Ung ca.
Tên khoa học: Oroxylum indicum (L.) Kurz, thuộc họ: Bignoniaceae (Chùm ớt).
Cây núc nác. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Cây núc nác khá to với chiều cao thông thường là 7 - 12m, thậm chí cây có thể cao đến 20 - 25m. Thân cây nhẵn, ít phân nhánh. Vỏ cây có màu xám tro, khi bẻ ra bên trong có màu vàng nhạt, không mùi, đắng và hơi hắc. Phía trên vỏ mang rất nhiều sẹo do cuống lá cũ để lại và nhiều đám nhỏ nổi lên. Lá cây là lá kép lông chim 2 - 3 lần, dài tới 2m. Các lá chét có hình bầu dục, bìa nguyên, đầu nhọn, chiều dài mỗi lá chét từ 7,5 - 15cm và chiều rộng là 5 - 6,5cm.
Trong hạt và vỏ cây núc nác có chứa ít nhất 5 loại flavonoid, có tính kháng Histamin tác dụng tốt đối với bệnh dị ứng, mề đay và mẩn ngứa và chất đắng kết tinh Oroxylin, Alcaloid.
Hạt núc nác phơi khô sắc uống hoặc tán bột uống có thể giúp điều trị viêm họng cấp và mãn tính, viêm phế quản, ho gà, đau dạ dày, đau mạng sườn...
Hoa núc nác. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Với vỏ núc nác thường được đẽo trên vỏ cây còn sống, khi phơi, sấy khô thường gọi là hoàng bá nam có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tiêu thũng, giải độc. Ngoài ra còn có tác dụng chữa viêm gan vàng da, viêm bàng quang, ỉa chảy, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, ho khan tiếng, sởi, mề đay…
Hoàng bá nam có hiệu quả rất tốt trong điều trị ung thư. Hoàng bá nam là vị thuốc chính để kết hợp với những vị thuốc nam khác để giải độc cơ thể, cân bằng nội môi, điều chỉnh hệ miễn dịch trong cơ thể để loại bỏ dị vật (khối u, tế bào lạ…).
Một số bài thuốc dân gian từ cây núc nác
Chữa đau tức hạ sườn phải, da vàng, nước tiểu đỏ
- Bài 1: Vỏ cây núc nác (hoàng bá nam) 16g, bạch thược 12g, hạt dành dành (chi tử) 12g, đan bì 12g, nhân trần 12g, sài hồ 16g, xa tiền 12g, cỏ nhọ nồi)16g, rau má 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
- Bài 2: Vỏ cây núc nác 16g, chó đẻ răng cưa 16g, cối xay 16g, sài hồ 12g, đương quy 16g, tam thất 10g, thanh bì 12g, cơm rượu 16g, xa tiền 12g, rễ cỏ tranh 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.
Chữa đau dạ dày
Vỏ cây núc nác, bồ hoàng, ngũ linh chi, ô tặc cốt sắc nước uống.
Vị thuốc từ núc nác. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Chữa viêm da, dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa
- Vỏ cây núc nác sao qua 16g, kim ngân hoa 16g, kinh giới 16g, phòng phong 10g, hạt dành dành 10g, sài hồ 16g, đinh lăng 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, sài đất 16g, lá cơm rượu 16g, uất kim 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
- Vỏ cây núc nác 16g, lá đơn đỏ 14g, ké đầu ngựa 14g, kim ngân hoa 16g, tô mộc 10g, trần bì 10g, cúc hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Chữa sốt nóng, người gầy yếu, đau mắt, nhức đầu, ù tai, đau răng, chảy máu cam, thổ huyết
Vỏ núc nác 40g, tri mẫu 40g, thục địa 320g, sơn thù 160g, sơn dược 160g, phục linh 120g, đơn bì 120g, trạch tả 120g. Các vị tán bột làm viên,
Thuốc rửa hoặc bôi tại chỗ
Vỏ cây núc nác (hoàng bá nam) 50g, lá kinh giới 30g, lá đinh lăng 30g. Sắc lấy nước rửa hoặc bôi ngoài da ngày 2 lần.
Chữa bệnh sởi cho trẻ em
Vỏ cây núc nác 6g, kinh giới 6g, kim ngân hoa 4g, liên kiều 6g, lá diếp cá 5g, mã đề 4g, sài đất 5g, hoa hồng bạch 4g, huyền sâm 8g, sài hồ 4g, cam thảo 2g, đương quy 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 - 4 lần.
Chữa lị
- Vỏ cây núc nác 20g, hoàng liên 12g, cỏ sữa 20g, khổ sâm 16g, lá nhót 20g, củ mài 16g, hạt sen 16g, bạch truật 12g, chích cam thảo 12g, cỏ nhọ nồi sao đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
- Vỏ cây núc nác 16g, búp ổi 12g, đinh lăng 20g, khổ sâm 16g, rau sam 20g, hoa hòe (sao đen) 16g, cỏ sữa 20g, bạch truật 12g, cỏ ngũ sắc 16g, ngũ gia bì 16g, hoàng đằng 12g, chích cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Chữa vú có cục rắn, đau
Vỏ cây núc nác 16g, hương nhu 16g, cát căn 16g, trinh nữ hoàng cung 6g, uất kim 10g, táo nhân (sao đen) 16g, đinh lăng 16g, hòe hoa (sao vàng) 20g, đương quy 12g, hoàng kỳ 2g, xuyên khung 12g, tam thất 12g, huyền sâm 16g, xương bồ 12g, chích cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, dùng trong 20 - 30 ngày 1 liệu trình.
Quả núc nác. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Chữa bong gân, trật khớp
Giã nát các vị thuốc sau rồi sao lên và chườm: Vỏ núc nác, vỏ sồi, lá canh châu, lá đau xương, lá tầm gửi cây khế, lá bưởi bung, lá thầu dầu tía, lá náng, lá kim cang, lá mua, quế, hồi hương, đinh hương, nghệ, gừng sống, hạt chấp, hạt máu chó, mủ xương rồng bà, huyết giác. Thay lá đau xương bằng giấm nếu sưng cơ.
Chữa liệt dương do sỏi lâu ngày ở đường tiết niệu
Vỏ núc nác, hà thủ ô, ý dĩ, mạch môn, kỷ tử, thục địa, huyết đằng 12g mỗi vị; trâu cổ, phá cố chỉ, 8g mỗi vị. Sắc uống 1 thang mỗi ngày.
Món ăn dân dã từ quả núc nác Đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La có nhiều cách chế biến món ăn từ quả núc nác, trong đó, phổ biến nhất là món nộm. Núc nác hái về phải còn tươi nguyên, chọn những quả bánh tẻ, độ dài chừng 40-60cm, đặt lên bếp củi nướng cháy vỏ. Sau đó cạo lớp vỏ cháy đen bên ngoài, rửa sạch rồi thái ngang quả thành từng miếng mỏng, trộn với gia vị: tỏi, ớt, rau thơm, mắc khén, rắc thêm lạc rang giã nhỏ là đã có một món ăn dậy mùi hấp dẫn. Món núc nác xào thịt bò, hay núc nác xào thịt lợn ba chỉ, với những cách chế biến đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào thói quen nấu nướng, hay cách gia giảm gia vị, cùng sự sáng tạo trong quá trình chế biến của người nội trợ. Dù làm nộm, hay xào, để núc nác dậy mùi thơm thì đều nướng qua trên bếp củi đến khi vỏ cháy xém, rồi mới đem ra chế biến. Núc nác khi ăn có vị đắng nhẹ, cùi giòn mềm, khi kết hợp với các gia vị sẽ mang đến cảm nhận rất đặc biệt, vừa ngăm ngăm đắng, vừa có chút ngọt hậu vị, lạ miệng và kích thích vị giác. Những ai thích vị đắng của núc nác thì chỉ cần luộc sơ, thái miếng, ăn ghém với lá chát, chấm chẳm chéo. Vị chát của lá rừng cùng vị cay nồng của bát chéo giúp dung hòa cái đắng hăng hăng của núc nác hãy còn tươi nguyên. |
Tin liên quan
Nghiện mạng xã hội gây các tác động tiêu cực tới sức khỏe tâm thần
19:20 | 05/10/2024 Thông tin đa chiều
Bắc Ninh: Xử phạt Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt PARKWAY
17:32 | 05/10/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Cải thiện chất lượng dịch vụ y tế dành cho người cao tuổi
17:10 | 05/10/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
[E-Magazine] Hoa hồng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên
06:45 | 30/09/2024 SKV- Mag
Điều trị các bệnh xương khớp ở người cao tuổi bằng phương pháp y học cổ truyền.
16:47 | 28/09/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất sửa đổi quy định người được kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
19:59 | 23/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của quả bí đao
06:45 | 23/09/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ
07:00 | 16/09/2024 Y học cổ truyền
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại
08:00 | 10/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc
10:55 | 09/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền
23:39 | 08/09/2024 Y học cổ truyền
Cây phan tả diệp có tác dụng gì?
14:49 | 03/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lá trầu không: Vị thuốc quý trong vườn nhà
15:00 | 02/09/2024 SKV- Mag
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây sử quân tử?
09:00 | 31/08/2024 Y học cổ truyền
Mần tưới - Cây thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng
07:00 | 28/08/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh từ quả na
17:56 | 27/08/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc dân gian từ cây rau sam
08:00 | 26/08/2024 Y học cổ truyền
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
5 ngày trước Tin tức
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái
6 ngày trước Hoạt động hội
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
16-09-2024 19:40 Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
11-09-2024 07:15 Hoạt động hội
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La
24-08-2024 17:09 Hoạt động hội