Cây lược vàng giúp ức chế tế bào ung thư, chữa gan nhiễm mỡ
Theo Viện Nghiên cứu y dược học Tuệ Tĩnh (Hà Nội), cây lược vàng còn có tên gọi khác là lan vòi, địa lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, giả khóm… Dựa trên các tài liệu nghiên cứu cho thấy, cây lược vàng chứa các chất có hoạt tính sinh học bao gồm steroid, flavonoid và nhiều khoáng tố vi lượng tốt cho sức khỏe.
![]() |
Cây lược vàng có các hoạt chất giúp tăng cường miễn dịch, ức chế một số dòng tế bào ung thư và điều trị một số bệnh thường gặp. TL |
Hai chất flavonoid (flavonoid là hợp chất trong thực phẩm tự nhiên, có nhiều chức năng quan trọng đối với sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật) trong cây lược vàng đã được xác định là quercetin và kaempferol.
Trong đó, quercetin là một chất chống ôxy hóa tế bào mạnh, có khả năng kháng ung thư và tăng sức bền thành mạch, đồng thời nó còn hữu ích trong trường hợp dị ứng, chảy máu thành mạch, thấp khớp, viêm thận, bệnh tim mạch, bệnh mắt và các bệnh nhiễm trùng.
Kaempferol trong cây lược vàng có tác dụng củng cố mao mạch, nâng cao thể trạng, tăng cường sự bài tiết nước tiểu và có khả năng kháng viêm.
Hoạt chất trong lược vàng có khả năng làm bền thành mạch máu, giảm đau, kháng viêm, hoạt huyết và tăng tác dụng của vitamin C, được sử dụng để chữa lành vết thương, vết bỏng, vết bầm tím.
Trong dân gian, mọi người sử dụng cây lược vàng để chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa khối u trong cơ thể.
Nhóm tác giả thuộc Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã có nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng sinh học và độc tính trong cây lược vàng. Theo kết quả nghiên cứu đã công bố, lược vàng có 3 tác dụng khá nổi trội là: tác dụng kháng khuẩn (với những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp); tác dụng tăng cường miễn dịch và tác dụng chống ô xy hóa (lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, tác dụng giảm đau ngoại biên và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình).
Lá và thân lược vàng đều là những dược liệu khá an toàn, liều dùng có khoảng cách xa so với liều độc. Tuy nhiên, không nên sử dụng lâu ngày, không sử dụng ở liều cao do có độc tính với gan, thận trên động vật thực nghiệm.
Các bài thuốc từ lá cây lược vàng
Theo tiến sĩ - bác sĩ Phan Minh Đức, Chủ tịch hội đồng Viện Nghiên cứu y dược học Tuệ Tĩnh, trong đông y, tác dụng của cây lược vàng kết hợp với mồng tơi xanh mang đến một bài thuốc hỗ trợ rất tốt với người gặp một số vấn đề về gan như: tình trạng men gan cao, gan nhiễm mỡ.
Với bài thuốc này, có thể dùng nguyên liệu là 2 lá lược vàng tươi và 2 lá mồng tơi xanh đã rửa sạch với nước muối loãng. Đem nguyên liệu cho vào máy xay, xay nát và chắt lấy nước, sau đó, lấy phần nước này uống duy trì sẽ đem lại hiệu quả.
TS Đức cho biết thêm, lược vàng có hoạt chất kháng viêm hiệu quả nên tác dụng của cây lược vàng khi điều trị bệnh viêm họng, chữa ho được đánh giá cao. Cách dùng cũng đơn giản, dễ dàng áp dụng tại nhà theo cách: lấy 3 - 5 lá cây lược vàng tươi đã rửa sạch rồi giã nhỏ hoặc xay nhuyễn để chắt lấy phần nước cốt. Người bệnh dùng phần nước cốt lược vàng này 2 lần/ngày, trong vài ngày, giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng viêm họng.
Theo một số nghiên cứu, lá và thân lược vàng đều là những dược liệu khá an toàn, liều dùng có khoảng cách xa so với liều độc. Tuy nhiên, không nên sử dụng lâu ngày, không sử dụng ở liều cao do có độc tính với gan, thận trên động vật thực nghiệm.
Chính vì vậy, khi sử dụng cây lược vàng để chữa bệnh, người bệnh cần hết sức lưu ý, chỉ sử dụng liều lượng cho phép và cần có sự tư vấn hay chỉ định của bác sĩ.
Tin liên quan

Dự báo thời tiết ngày 15/6/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng gay gắt
05:10 | 15/06/2025 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục

Cỏ lá tre, hỗ trợ tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu
23:12 | 15/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Chút chít – Vị thuốc dân gian quý từ thiên nhiên
23:12 | 15/06/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc quý hỗ trợ điều trị tiểu đường và phong thấp tê bại từ dây thìa canh
07:56 | 15/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Ngô thù du – Vị thuốc quý chữa đau dạ dày, đau bụng và đau ngực sườn
07:56 | 15/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian với lá sen
10:25 | 14/06/2025 Y học cổ truyền

Những tác dụng từ cây Khiếm Thực
10:25 | 14/06/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Tổng hợp những vị thuốc nam trị cảm nắng
10:20 | 14/06/2025 Y học cổ truyền

Bại tương thảo – Vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, tiêu độc hiệu quả
07:41 | 13/06/2025 Y học cổ truyền

Cây rẻ quạt "Dược liệu quý" mang lại giá trị kinh tế cao
07:40 | 13/06/2025 Y học cổ truyền

Cây Hoắc hương – Thảo dược quý trong y học cổ truyền giúp giải cảm, sát khuẩn, chống nôn và giảm đau
11:18 | 12/06/2025 Y học cổ truyền

Xuyên phá thạch – Vị thuốc quý hỗ trợ trị đau lưng, ho ra máu, lao phổi
11:04 | 12/06/2025 Y học cổ truyền

Cách sử dụng Đông trùng hạ thảo hiệu quả
11:03 | 12/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian từ cây nhàu
17:17 | 11/06/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc dân gian từ quả mướp đắng
09:12 | 11/06/2025 Y học cổ truyền

Thay thế động vật hoang dã trong y học cổ truyền
17:05 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

A Ngùy: Thảo dược có công dụng chữa đầy hơi, chướng bụng
16:57 | 10/06/2025 Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
7 ngày trước Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội