Cây mã đề - dược liệu quý chữa bệnh thận và đường tiết niệu

Cây mã đề hay còn gọi là cây bông mã đề, xạ tiền thảo, rau mã đề, bông lá đề…, là loại cây quen thuộc ở nhiều khu vực. Trong Y học cổ truyền cây mã đề là dược liệu được sử dụng để làm rau ăn kèm và thuốc chữa nhiều bệnh lý, đặc biệt là sỏi thận và các bệnh về đường tiết niệu.

Cây mã đề

Cây mã đề có tên khoa học là Plantago asiatica L, thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae).

Cây mã đề là loài cỏ sống lâu năm trong tự nhiên. Thảo dược này có thể tìm thấy nhiều ở ven đường, ven bìa rừng núi. Thân nhẵn, lá mọc thành cụm từ gốc, gân lá nổi rõ trên phiến lá hình thìa hoặc hình trứng. Cây mã đề xuất phát từ kẽ lá, dài và xanh mơn mởn. Loài này sinh tồn mạnh mẽ và được sử dụng nhiều trong nhân dân, có tác dụng chữa bệnh từ trong ra ngoài cơ thể.

Cây mã đề phát triển tốt trong môi trường nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là đất ẩm thì lá và bông càng lớn. Có thể thu hái lá thảo dược này quanh năm, hong khô và sử dụng như trà. Cây thuốc hỗ trợ chữa lành tổn thương của cơ thể thông qua cơ chế hút độc, đào thải ra bên ngoài, đóng góp không nhỏ cho bộ máy tiêu hóa, hô hấp và bài tiết. Là một loại cây lành tính, mã đề cũng là một món ăn thông dụng trong thực đơn của gia đình thuần nông Việt Nam.

Cây Mã đề

Tác dụng cây mã đề

Theo Y học cổ truyền, cây mã đề có vị ngọt, tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt, làm thông thoáng mồ hôi, sáng mắt, làm sạch phong nhiệt ở phổi và làm tiêu tắc nghẽn. Theo Y học cổ truyền cây mã đề có các tác dụng như:

Lợi tiểu: Nước sắc mã đề có thể làm tăng lượng nước tiểu.

Tác dụng kháng sinh: Nước sắc mã đề có thể ức chế một số vi trùng gây ra các triệu chứng nhiễm trùng ngoài da. Các nốt mụn nhọt có thể dùng bột ã đề đắp lên để chữa mưng mủ và làm giảm viêm tấy.

Điều trị ho: Nước sắc mã đề có thể trừ đờm, tác dụng có thể kéo dài đến 6 – 7 giờ.

Chữa đái dầm hoặc đái nhiều ở trẻ em.

Điều chỉnh hơi thở: Hoạt chất Plantagin trong mã đề có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh bài tiết niêm dịch của phế quản và ống tiêu hóa. Do đó, sử dụng mã đề có thể điều chỉnh hơi thở sâu và nhẹ nhàng.

Chữa cao huyết áp: Sử dụng 20 – 30g mã đề sắc lấy nước uống hằng ngày có thể điều chỉnh huyết áp.

Theo y học hiện đại cây mã đề rất giàu chất dinh dưỡng như beta carotene, canxi, vitamin C và K, các dưỡng chất thực vật như allantoin, apigenin, aucubin, baicalein, axit oleanolic, sorbitol và tanin. Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinatin, ngoài ra còn chất nhầy và chất đắng.

Beta carotene giúp tăng cường thị lực và hỗ trợ chống lại ung thư. Canxi giúp xương chắc khỏe và là một yếu tố cần thiết để ổn định hệ thần kinh. Vitamin C giúp hỗ trợ ngừa lại ung thư và giảm căng thẳng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin K cần thiết cho máu và sự vững chắc của mạch máu. Các hoạt chất này đều tương tác với nhau rất tốt để mang lại một cơ thể lành mạnh cho con người.

Với các thành phần dinh dưỡng và hoạt chất thực vật trên, thảo dược tham gia vào quá trình phòng ngừa, cây mã đề có tác dụng điều trị các bệnh sau:

Cây mã đề có tác dụng gì với sức khỏe? | Vinmec

Mã đề hỗ trợ điều trị bệnh thận và bệnh đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu, viêm cầu thận cấp và mãn tính, viêm bàng quang, chứng bí tiểu sử dụng nước mã đề hàng ngày, kết hợp với một số loại thảo dược khác như kim tiền thảo, rễ cỏ tranh, cam thảo để được hiệu quả cao hơn.

Mã đề tác dụng hỗ trợ điều trị ho vô cùng hiệu quả

Nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm mà không ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, công dụng có thể kéo dài từ 6 tới 7 giờ đồng hồ, mạnh nhất là từ 3 đến 4 giờ. Chất plantagin tăng hưng phấn thần kinh bài tiết niêm dịch của phế quản và ống tiêu hóa, tác động tới trung khu hô hấp làm cho hơi thở đều và sâu hơn.

Mã đề có tác dụng kháng viêm, giải độc

Sử dụng mã đề đắp vào vết thương hở hoặc mụn mủ sẽ làm vết thương mau lành. Nước chiết xuất từ mã đề có công dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn có hại.

Ngoài ra, cây mã đề còn một số công dụng khác như giúp hỗ trợ trong quá trình cai thuốc lá, trị chứng máu cam, sốt xuất huyết, hỗ trợ và điều trị bệnh cao huyết áp, trị đau mắt đỏ, tiêu chảy ở trẻ em,…

Những bài thuốc hay từ cây mã đề | Báo Dân tộc và Phát triển

Bài thuốc sử dụng cây mã đề

Trị viêm đường tiết niệu: Lấy lá mã đề khô, bồ công anh, kim tiền thảo mỗi thứ 20g, cỏ nhọ nồi 15g, 10g cam thảo, 15g rễ cỏ tranh sắc uống. Uống liên tục 15 ngày với bài thuốc này sẽ có hiệu quả.

Trị sỏi: Lấy cây mã đề khô, diếp cá, kim tiền thảo mỗi thứ 20g, sắc uống với 1 lít nước nước. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia 2 lần để uống. Dùng kiên trì sẽ làm tan sỏi, không còn đau thắt khó chịu.

Trị bệnh tiêu chảy: Dùng lá mã đề, nhọ nồi, rau má mỗi vị 30g sắc uống. Đun đến khi thuốc sắc đặc thì lấy uống.

Trị táo bón, kiết lỵ: Lấy 25g bông mã đề, mướp đắng nấu nước uống sẽ không còn đi nặng. Hoặc có thể lấy cây mã đề tươi nấu cháo sẽ đi ngoài dễ dàng.

Trị bệnh gan: Lấy 20-30g lá mã đề khô, sắc nước hoặc pha trà uống mỗi sáng. Uống kiên trì mỗi ngày giúp gan giải độc và thanh lọc cơ thể.

Chữa viêm bàng quang: Chuẩn bị 1 nắm lá mã đề tươi hoặc 300g cây mã đề khô. Làm sạch dược liệu trước khi sử dụng rồi để ráo nước. Đun cùng 1 lít nước, đun sôi rồi để nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 30 phút cho tới khi chỉ còn khoảng 400ml thì tắt bếp. Sử dụng phần thuốc đó 3 lần trong ngày. Kiên trì áp dụng để thấy được hiệu quả của dược liệu.

Hoặc lấy 12g mã đề, 12g phục linh, 12g hoàng liên, 12g hoàng bá, 12g rễ cỏ tranh, 8g bán hạ chế, 8g hoạt trạch, 8g trư kinh, 8g mộc thông. Rửa sạch, sơ chế các thảo dược đã chuẩn bị. Sắc cùng 700ml nước, đun lửa nhỏ, đun cho tới khi chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia nước thành 2-3 lần uống và sử dụng trong ngày. Cây mã đề nấu nước uống cùng các dược liệu khác có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm bàng quang.

Trị mụn, vết côn trùng cắn: Rửa thật sạch lá mã đề tươi, giã dập dược liệu. Vệ sinh vị trí bị mụn nhọt và những vùng xung quanh. Đắp lá mã đề giã dập lên vết mụn rồi sử dụng một miếng vải nhỏ băng bó lại. Giữ trong khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng rồi có thể tháo băng.

Điều trị phù thũng: Chuẩn bị 30g mã đề, 20g phục linh bì, 20g vỏ bí xanh, 15g đại phúc bì. Làm sạch tất cả những nguyên liệu trên trước khi sắc thuốc. Đun cùng với 1 lít nước, đun cạn chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia thành nhiều lần uống và sử dụng trong ngày để đảm bảo được hiệu quả sử dụng. Cần phải sử dụng thường xuyên để đạt được kết quả tốt nhất.

Cây mã đề có tác dụng thế nào đối với sức khỏe? | Medlatec

Trị sỏi thận, sỏi bàng quang: Chuẩn bị 30g mã đề, 30g ngư tinh thảo, 30g kim tiền thảo. Đun tất cả các dược liệu cùng với 700ml nước. Đun sôi rồi để thật nhỏ lửa, đun cho tới khi các dưỡng chất của dược liệu ngấm ra thuốc thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2 lần và sử dụng ngay trong ngày.

Trị nám: Chuẩn bị một nắm lá mã đề tươi hoặc 15g – 20g dược liệu khô. Rửa sạch dược liệu trước khi sắc thuốc rồi để ráo nước. Đun cùng 400ml nước và đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút rồi tắt bếp. Bỏ bã và chắt thuốc, sử dụng luôn trong ngày.

Chữa rắn cắn: Nhai kỹ ngọn mã đề tươi và nuốt lấy phần nước. Phần bã còn lại phải đắp lên vết thương bị rắn cắn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể sơ cứu cơ bản trong tình thế cấp bách. Để có thể chữa được rắn cắn, cần phải nhanh chóng đưa người bệnh tới những cơ sở y tế gần nhất để có những biện pháp can thiệp kịp thời, tránh tình trạng chuyển biến nặng hơn.

Trị ho, tiêu đờm hiệu quả: Chuẩn bị 1 nắm mã đề tươi hoặc đã bào chế khô. Sắc dược liệu cùng với khoảng 600ml nước, đun khoảng 20-25 phút thì tắt bếp. Lọc bỏ bã và chắt lấy nước, sử dụng ngay trong ngày và không để thuốc qua đêm.

Hoặc dùng 10g thân mã đề khô, 2g cam thảo, 2g cát cánh. Làm sạch các dược liệu rồi đun với 600ml nước. Đun sôi và để nhỏ lửa, tiếp tục đun trong 20 phút thì tắt bếp và sử dụng. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày và sử dụng cho tới khi tình trạng ho giảm hẳn.

Lưu ý khi sử dụng cây mã đề

Cây mã đề được biết đến với công dụng lợi tiểu, trị bí tiểu, tiểu rắt tiểu buốt. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng cho trẻ nhỏ, mã đề sẽ làm tăng tỷ lệ đái dầm.

Phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng.

Người cao tuổi thận yếu, thận hư sử dụng dễ tăng tỷ lệ đi tiểu đêm nhiều.

Người tiêu dùng nên sử dụng đúng liều lượng mà nhà thuốc đã khuyến cáo.

cây bông mã đề

Mua cây mã đề ở đâu uy tín, chất lượng?

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều nơi bán dược liệu cây mã đề và chế phẩm chiết xuất từ cây mã đề nhưng mua ở đâu chất lượng? Bạn có thể tham khảo một số nơi như sau:

Nhà thuốc Đông y: cây mã đề là vị thuốc Đông y, vậy nên bạn có thể đến bất kỳ nhà thuốc Đông y nào để mua cây mã đề và chế phẩm chiết xuất từ cây mã đề chất lượng nhất.

Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty có chứng nhận: Có khá nhiều công ty dược, thực phẩm chức năng cũng phân phối chế phẩm chiết xuất từ cây mã đề và một số chế phẩm khác. Bạn nên chọn mua những thương hiệu công ty có đầy đủ chứng nhận nguồn gốc để không mua phải hàng giả.

Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc: chế phẩm chiết xuất từ cây mã đề luôn nằm trong danh sách những dược liệu y học cổ truyền của dân tộc. Đó cũng là lý do bạn có thể tìm mua được chế phẩm chiết xuất từ cây mã đề ở Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc.

Dược liệu Thái Sơn cũng là đơn vị uy tín cung cấp dược liệu sạch, an toàn cho người sử dụng. Dược liệu cây mã đề của dược liệu Thái Sơn là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, được thu hái ở các khu rừng đại ngàn Tây Bắc, đảm bảo đúng loại dược liệu, an toàn cho người sử dụng.

Bệnh viện Y học Cổ truyền: Nếu bạn không thuận tiện để ghé đến những địa chỉ trên, bạn có thể tìm đến Bệnh viện y học cổ truyền để mua được chế phẩm chiết xuất từ cây mã đề chất lượng cao với giá cả vô cùng phải chăng.

Thúy Hà
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

WHO bác thông tin về virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

WHO bác thông tin về virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

Đại diện WHO tại Moskva xác nhận rằng các trường hợp nghi nhiễm virus lạ gần đây ở Nga thực chất là nhiễm vi khuẩn mycoplasma pneumonia từng lưu hành ở nước này.
Dự báo thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ nhiều mây, có mưa nhỏ

Dự báo thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ nhiều mây, có mưa nhỏ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày 6/4/2025.
Dự báo thời tiết ngày 5/4/2025: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, mưa nhỏ rải rác

Dự báo thời tiết ngày 5/4/2025: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, mưa nhỏ rải rác

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày 5/4/2025.
Bình luận

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu công dụng và các bài thuốc từ cây tầm bóp

Tìm hiểu công dụng và các bài thuốc từ cây tầm bóp

Tầm bóp là một loài cây dại phổ biến ở vùng quê Việt Nam và từ lâu đã được coi là một loại dược liệu trong Đông y. Cùng tìm hiểu về công dụng và cách chữa bệnh từ cây tầm bóp.
Y học cổ truyền là di sản văn hóa quý cần được bảo tồn và phát triển

Y học cổ truyền là di sản văn hóa quý cần được bảo tồn và phát triển

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, y học cổ truyền không chỉ là phương pháp chữa bệnh mà còn là biểu tượng của trí tuệ và tinh thần tự cường dân tộc. Việc bảo tồn, phát triển y học cổ truyền vừa là trách nhiệm vừa là sứ mệnh gìn giữ văn hóa và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Tổng hợp các loại dược liệu quý tại Việt Nam

Tổng hợp các loại dược liệu quý tại Việt Nam

Những loại dược liệu này đều rất quý và có giá trị cao trong y học cổ truyền Việt Nam.
Công dụng của cây Anh thảo SaPa

Công dụng của cây Anh thảo SaPa

Cây Anh thảo SaPa, thường được gọi là "cây báo xuân," thuộc họ Anh thảo (Primulaceae) và mang tên khoa học là Primula chapaensis Gagnep. Đây là một loại thảo mộc quý giá, được ưa chuộng không chỉ bởi vẻ đẹp tự nhiên mà còn vì những lợi ích sức khỏe.
Tác dụng trị bệnh của cây bún thiêu

Tác dụng trị bệnh của cây bún thiêu

Cây bún thiêu còn có tên tên gọi khác bún lợ... lá bún thiêu có vị hơi đắng, có tác dụng gây sung huyết da; vỏ nóng và đắng lúc đầu, sau vị ngọt có tác dụng kiện vị, làm ăn ngon, tiêu thực, bài sỏi. Chiết xuất cây bún thiêu được sử dụng nhiều nhất trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu và tuyến tiền liệt, mang đến nhiều giá trị trong y học cổ truyền và hiện đại.
Cỏ tháp bút: Vị thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, trị cảm mạo, chữa bệnh về mắt

Cỏ tháp bút: Vị thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, trị cảm mạo, chữa bệnh về mắt

Cỏ tháp bút vị ngọt đắng, tính bình, quy kinh Phế Can Đởm. Sơ phong thoái ế (tức giải cảm, làm tan mộng thịt ở mắt), thu liễm chỉ huyết, lợi tiểu, ra mồ hôi, tiêu viêm. Chủ trị mắt sinh mây màng, ra gió chảy nước mắt, trường phong hạ huyết, huyết lỵ, sốt rét, họng đau, nhọt sưng.

Các tin khác

Những thảo dược giúp giảm stress hiệu quả

Những thảo dược giúp giảm stress hiệu quả

Trong thời đại ngày nay, căng thẳng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người, bắt nguồn từ áp lực công việc, lối sống bận rộn, lo âu về tài chính và những xung đột cá nhân. Để điều trị chứng stress này, ngày càng nhiều người lựa chọn liệu pháp thiên nhiên, đặc biệt là từ những thảo dược có công dụng giảm stress đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và chứng minh hiệu quả.
Cây A tràng dạng kén có công dụng gì?

Cây A tràng dạng kén có công dụng gì?

A tràng dạng kén là cây thân gỗ nhỏ được phân bố rộng rãi tại nhiều khu vực Lạng Sơn, Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Dương và Đồng Nai. A tràng dạng kén được áp dụng như một loại thuốc trừ sâu hiệu quả, có khả năng tiêu diệt sâu bọ có hại và chuột.
Cây anh đào có công dụng gì?

Cây anh đào có công dụng gì?

Anh đào còn được biết đến với tên gọi Mai Anh Đào, có tên khoa học là Prunus cerasoides D. Don, thuộc họ hoa hồng - Rosaceae có vị đắng ngọt, có tác dụng nhuận trí hoạt tràng, hạ khí lợi thủy được biết đến khá phổ biến với công dụng trị sỏi, sỏi thận và nguyên liệu chế biến rượu.
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ quả thanh trà

Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ quả thanh trà

Thanh trà hay còn được gọi là sơn trà, chanh trà... Thanh trà có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hoá nên có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ tim mạch. Theo các nhà khoa học, các chất dinh dưỡng trái thanh trà giúp điều chỉnh huyết áp và các hoạt động bình thường của động mạch.
Tác dụng chữa bệnh của dược liệu bán hạ nam

Tác dụng chữa bệnh của dược liệu bán hạ nam

Bán hạ nam còn được gọi là củ chóc, cây chóc chuột hay lá ha chìa... bán hạ nam chứa các thành phần sterol, saponin, coumarin, alcaloid, a xít hữu cơ, a xít amin. Theo YHCT, bán hạ có tác dụng giáng nghịch, chỉ ho, trừ đờm, chống nôn. Dùng trị các chứng bệnh ho có nhiều đờm, hoặc ho do viêm phế quản mạn tính, nôn do trướng khí.
Tác dụng chữa bệnh của cây a kê

Tác dụng chữa bệnh của cây a kê

Cây A kê còn gọi Akee thuộc họ bồ hòn. Nhiều bộ phận khác nhau của cây A kê được dùng để làm thuốc có tác dụng giảm đau, chống nôn, chống độc, tuy nhiên, nhiều bộ phận cũng được voi là chất độc và chất kích thích. Thường được dùng làm thuốc trị phù thũng, viêm kết mạc, đau mắt, đau nửa đầu, viêm tinh hoàn, lở, bệnh phó dậu, loét, sốt vàng da, ghẻ cóc.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây bầu đất

Bài thuốc chữa bệnh từ cây bầu đất

Cây bầu đất có nhiều tên gọi khác như rau lúi, dây chua lè, kim thất, thiên hắc địa hồng,... có vị cay, ngọt, thơm, hơi đắng, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Cây bầu đất dùng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp, xương đau nhức, chấn thương sưng đau, ho gió, ho gà, ho lao, ngã thương, sưng vú, nhọt độc, ngứa loét...
Công dụng của cây ké hoa vàng trong y học

Công dụng của cây ké hoa vàng trong y học

Ké hoa vàng còn có tên khác là chổi đực, bái nhọn, khắt bó lương (Thái), xi phú (Kho), cây ro, khắt lót (Tày)... vị thuốc có tính mát, vị cay ngọt, tác dụng làm ra mồ hôi nhẹ, phong nhiệt, giải cảm, làm tan máu ứ, tiêu sung. Trong y học cổ truyền, ké hoa vàng được dùng trong các bài thuốc chữa mụn nhọt, tiểu tiện nóng đỏ hay vàng đậm, sốt, lỵ.
Cây ké hoa đào chữa bệnh gì?

Cây ké hoa đào chữa bệnh gì?

Ké hoa đào còn có tên khác là ké hoa đỏ, thổ đỗ trọng, dã mai hoa, dã đào hoa... là vị thuốc có tính mát, vị ngọt, có tác dụng trừ phong, lợi thấp, thanh nhiệt, giải độc. Trong dân gian dùng ké hoa đào để chữa đau nhức, phong thấp, thủy thũng, tiểu tiện khó, khí hư, tiêu hóa kém, bướu giáp.
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm ma

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm ma

Cây tầm ma còn có tên gọi khác là cây lá gai, trữ ma, gai tuyết... Theo y học cổ truyền, cây tầm ma có vị đắng, tính bình. Cây tầm ma có tác dụng giúp giảm viêm, cải thiện triệu chứng dị ứng theo mùa, hỗ trợ hạ huyết áp và ổn định đường huyết, cùng nhiều lợi ích sức khỏe khác. Ngoài ra cây còn được người dân sử dụng làm bánh gai, bánh ít, lấy sợi dệt lưới đánh cá.
Xem thêm
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

SKV - Ngày 23/03, Chi hội Nam y Sóc Trăng phối hợp cùng các mạnh thường quân tổ chức chương trình trao quà cho bà con khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).
Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

SKV - Ngày 23/3, tại Thiền Viện Pháp Sơn (xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), đã diễn ra chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng". Chương trình do Chi hội Nam y tỉnh Sóc Trăng phối hợp tổ chức cùng Trường Trung cấp Quốc tế Khôi Việt, HTX sản xuất Dược liệu Thanh Ngon Hưng Phú, với sự hỗ trợ của Chủ tịch UBND xã Nam Cát Tiên và Ni sư Hằng Liên - Trụ trì Thiền viện Pháp Sơn.
Phiên bản di động