Cây tầm bóp: Chi tiết về công dụng và cách dùng tốt nhất

Cây tầm bóp là vị thuốc có tính mát, vị đắng, công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, giải độc, chỉ khái. Y học cổ truyền thường dùng dược liệu này trong nhiều bài thuốc chữa bệnh như ho nhiều đờm, nổi mụn nhọt ở vú, tiểu đường,…
Cây tầm bóp: Chi tiết về công dụng và cách dùng tốt nhất
Cây tầm bóp là vị thuốc có tính mát, vị đắng, công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, giải độc, chỉ khái

Mô tả dược liệu cây tầm bóp

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Thù lù cạnh, bôm bốp, cây lồng đèn, bùm bụp
  • Tên khoa học: Physalis angulata L
  • Họ: Cà – Solanaceae

2. Đặc điểm thực vật

Cây tầm bóp là loại cây thân thảo, chiều cao từ 50 – 90cm, mọc nhiều cành và thường rủ xuống. Lá có màu xanh, hình bầu dục, dài khoảng 0.3cm, rộng 0.2 – 0.4cm, mọc so le nhau, nối liền với thân bằng một cuống lá dài khoảng 0.15 – 0.3cm. Lá có thể chia thuỳ hoặc không.

Hoa màu trắng, 5 cánh, nhuỵ vàng. Cuống hoa mảng, mọc đơn độc. Đài hoa có hình chuông, màu xanh, được bao phủ bởi lớp lông tơ mịn bên ngoài. Một số hoa có thể xuất hiện các chấm tím ở gốc.

Cây tầm bóp: Chi tiết về công dụng và cách dùng tốt nhất
Ngoài quả được bao bọc bởi lớp đài giống như túi bảo vệ, khi bóp vỡ sẽ nghe được tiếng lốp bốp

Ngoài quả được bao bọc bởi lớp đài giống như túi bảo vệ, khi bóp vỡ sẽ nghe được tiếng lốp bốp

Cây tầm bóp ra quả quanh năm. Quả mọng, hình tròn, bề mặt nhẵn. Khi còn nhỏ, quả màu xanh đến lúc chín chuyển sang màu đỏ hoặc cam. Ngoài quả được bao bọc bởi lớp đài giống như túi bảo vệ, khi bóp vỡ sẽ nghe được tiếng lốp bốp. Mỗi quả đều chứa nhiều hạt nhỏ li ti, hình thận.

3. Phân bố

Cây bôm bốp thường mọc chủ yếu ở những vùng đất có khí hậu nhiệt đới. Cây thường mọc hoang dọc theo hai bên đường, trên bãi cỏ, bờ ruộng, trong vườn hoặc các khu đất hoang. Bên cạnh đó, loại cây này còn được tìm thấy ở các khu rừng có độ cao dưới 1.500m

Tại nước ta, cây tầm bóp mọc và sinh trưởng ở khắp mọi nơi. Nhận thấy giá trị chữa bệnh của loài cây này nên nhiều nơi còn trồng cây tầm bóp để làm thuốc chữa bệnh.

4. Bộ phận dùng

Các bộ phận của cây bôm bốp từ rễ, thân, lá đều có dược tính nên được thu hái dùng để làm thuốc chữa bệnh.

5. Thu hái – sơ chế

Vị thuốc này được thu hái vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Sau khi thu hái về, ngâm rửa sạch để loại bỏ tạp chất, đất cát. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

6. Bảo quản

Dược liệu sau khi phơi khô thì bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo. Nếu dùng lâu, thường xuyên đem ra phơi để tránh bị ẩm mốc, mối mọt.

7. Thành phần hoá học

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, trong dược liệu tầm bóp chứa các thành phần hoá học đa dạng như nước, chất xơ, chất béo, đường, protein, cacbohydrat, các khoáng chất, vitamin, Physalin A-D, F, L-O, Physagulin A-G, Các alcaloid,…

Vị thuốc tầm bóp

1. Tính vị

  • Quả có tính bình, vị chua nhẹ
  • Cây có tính mát, vị đắng, không độc

2. Quy kinh

Quy vào kinh Tâm, Bàng Quang

3. Tác dụng dược lý

Theo ghi nhận của Đông y:

  • Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu đờm, tán kết, chỉ khái
  • Chủ trị: Giúp lợi tiểu, chữa tiểu đường, cảm sốt, bệnh viêm họng, ho khan, khan tiếng, ho có đờm, ban đỏ, thuỷ đậu, sưng đau yết hầu, nôn mửa, nóng trong, bệnh tay chân miệng.

Theo Y học hiện đại:

  • Một số nghiên cứu khoa học nhận thấy, các chất Physalin A-D, F, L-O và Physagulin A-G có tác dụng chống lại sự hình thành, phát triển của các tế bào ung thư ở một số cơ quan trong cơ thể như vòm họng, phổi, gan, cổ tử cung. Đồng thời, các chất này còn giúp cải thiện miễn dịch của cơ thể.
  • Ăn quả tầm bóp thường xuyên giúp bổ sung vitamin C, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Scorbut. Bệnh lý đặc trưng bởi biểu hiện xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc lâu lành các tổn thương do cơ thể thiếu hụt vitamin C.
  • Các nghiên cứu gần đây cũng nhận thấy, dược liệu có khả năng kháng khuẩn tốt, chống co thắt, giúp giảm lượng đường trong máu, hạ huyết áp, chống nấm, chống đông máu,..

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu tầm bóp thường dùng nhiều trong các bài thuốc sắc uống, đắp ngoài, giã lấy nước uống và rửa ngoài da. Đối với dược liệu tươi, liều dùng tham khảo từ 40 – 80g/ngày, còn dược liệu khô dùng từ 20 – 40g/ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Trong Đông y lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu tầm bóp an toàn và hiệu quả. Theo đó, vị thuốc này được dùng trong chữa các bệnh ngoài da, viêm họng, đi tiểu ít, ho khan hoặc có đờm, mụn nhọt ở vú, bệnh tiểu đường,…

Cây tầm bóp: Chi tiết về công dụng và cách dùng tốt nhất
Trong Đông y lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu tầm bóp an toàn và hiệu quả

Trong Đông y lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu tầm bóp an toàn và hiệu quả

Bài thuốc chữa ho khan/ ho có đờm, viêm họng, khàn giọng, đi tiểu ít:

  • Chuẩn bị: Cây tầm bóp tưới 50g hoặc 15g nếu dùng dược liệu khô
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với 500ml nước và đun trên lửa nhỏ. Chia lượng nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Áp dụng liên tục từ 3 – 5 để đạt được kết quả tốt nhất

Bài thuốc chữa bệnh tay chân miệng, bệnh thuỷ đậu, nổi ban đỏ ngoài da:

  • Chuẩn bị: Tầm bóp tươi 50 – 100g, dược liệu khô từ 15 – 30g
  • Thực hiện: Dược liệu đem sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang đến khi bệnh thuyên giảm hẳn

Bài thuốc chữa mụn nhọt ở vú, mụn đinh độc:

  • Chuẩn bị: Dược liệu tươi từ 40 – 80g
  • Thực hiện: Đem đi rửa sạch rồi đem đi giã nát, vắt lấy nước cốt và để riêng phần bã. Dùng nước để uống trực tiếp còn phần bã thì đắp lên vùng da cần điều trị hoặc đun sôi với nước dùng rửa ngoài da. Mỗi ngày thực hiện 1 lần sẽ cảm nhận hiệu quả.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:

  • Chuẩn bị: Rễ tầm bóp từ 20 – 30g, chu sa, 1 quả tim lợn
  • Thực hiện: Các nguyên liệu sau khi sơ chế sạch cho vào nồi nấu, sôi khoảng 20 phút thì rạn lấy phần nước uống khi còn ấm. Mỗi liệu trình thực hiện từ 5 – 7 ngày để cảm nhận hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật:

  • Chuẩn bị: Đọt non và lá tầm bóp tươi
  • Thực hiện: Sau khi rửa sạch thì đem đi luộc hoặc nấu canh ăn trong bữa chính. Mỗi tuần ăn từ 2 – 3 lần để giúp tăng cường sức khỏe, ngăn chặn ung thư, tiểu đường cũng như một số bệnh lý khác.

Bài thuốc hỗ trợ chữa ung thư phổi, cổ tử cung, gan, ruột, mũi, vòm họng:

  • Chuẩn bị: Tầm bóp 30g, cây bách giải 40g
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc cùng với 1.5 lít nước. Đến khi cạn còn 700ml thì tắt bếp, chia nước thuốc thành 2 lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Lưu ý – Kiêng kỵ khi dùng cây tầm bóp chữa bệnh

Trong quá trình áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Được đánh giá có độ lành tính, an toàn cao nhưng việc lạm dụng các bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc tầm bóp có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Trước khi dùng dược liệu này, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể
  • Không dùng cây tầm bóp cho người bị dị ứng với các thành phần trong dược liệu. Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần ngưng áp dụng và thông báo với bác sĩ để được xử trí đúng cách.
  • Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ cần tham vấn chuyên khoa trước khi áp dụng bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này.
  • Cần thận trọng khi dùng dược liệu tầm bóp trong thời gian dùng thuốc Tây, các viên uống bổ sung hoặc các thảo dược khác. Bởi chúng có thể tương tác và gây ra tác dụng phụ.
  • Cây tầm bóp thường dễ bị nhầm lẫn với lu lu đực – loại cây có chứa độc tố solanin. Do đó, người bệnh cần thận trọng trong việc lựa chọn đúng dược liệu để chữa bệnh.

Cây tầm bóp là một trong những vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa trị, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng dược liệu này.

Theo vienyduocdantoc
vienyduocdantoc.org.vn

Tin liên quan

Tác dụng chữa bệnh của lá xương sông

Tác dụng chữa bệnh của lá xương sông

Lá xương sông là một loại rau gia vị quen thuộc. Bên cạnh đó, lá xương sông còn có tác dụng chữa bệnh như cảm sốt, ho, viêm họng...
Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ: Trách nhiệm và mệnh lệnh từ trái tim

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ: Trách nhiệm và mệnh lệnh từ trái tim

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các anh hùng liệt sĩ đã cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Công nghệ mới nâng cao hiệu quả giám định ADN hài cốt liệt sĩ

Công nghệ mới nâng cao hiệu quả giám định ADN hài cốt liệt sĩ

Kết quả bước đầu cho thấy các nhà khoa học của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam có thể làm chủ công nghệ giải trình tự gene thế hệ mới để nâng cao công suất và hiệu quả giám định ADN hài cốt liệt sĩ.

Cùng chuyên mục

Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Theo Đông y, hoa đồng tiền có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, long đờm, chỉ khái, đi vào kinh phế. Do đó, loài hoa này là một vị thuốc chữa ho hiệu quả.
Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu bệnh viện y học cổ truyền trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, bệnh viện y học cổ truyền các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Hoàng bá được ví như "kháng sinh tự nhiên". Hoàng bá là một dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học.
Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà (Lào Cai) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP.
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Trong đời sống, cây lưỡi hổ thường được biết tới là một loại cây cảnh. Tuy nhiên, cây lưỡi hổ còn là một dược liệu với khá nhiều tác dụng chữa bệnh.
Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ngày 19/7, tại khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phục hồi và bảo tồn, khai thác cây dược liệu của các xã miền núi trên địa bàn huyện Ba Vì gắn với xây dựng nông thôn mới”.

Các tin khác

Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Trong Y học cổ truyền, những bài thuốc điều trị đau vai gáy là sự kết hợp của các loại thảo dược trên từng thể bệnh. Những bài thuốc này tác động đến xương khớp, các mạch máu và các khối cơ giúp lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc ứ trệ, giảm co cứng, giảm đau, giảm tê bì hiệu quả và cải thiện chức năng của xương khớp.
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

Dành dành là một loại cây bụi, mọc xanh tốt quanh năm, thường được trồng làm cây cảnh. Bên cạnh đó, dành dành còn là nguồn dược liệu quý, có tác dụng đối với nhiều bệnh lý.
Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Cây dướng là một loại cây lớn, mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Trong y học cổ truyền, cây dướng, đặc biệt là quả dướng, có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh.
Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng, chống bệnh bạch hầu do đã có trường hợp tử vong. Trong Đông y, bạch hầu cũng được coi là bệnh lý nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới nêu yêu cầu tăng cường công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam.
Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Lá xoài từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian và ngày nay được khoa học chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý.
Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Đột quỵ được biết đến là căn bệnh nguy hiểm và người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Sau đột quỵ cấp, người bệnh có thể bị mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, sa sút trí tuệ hoặc dễ trầm cảm, rối loạn cảm xúc…Căn bệnh này nếu không có dự phòng và điều trị tốt sẽ có hậu quả rất nguy hiểm đến tính mạng và tàn phế sau này.
Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử là hạt sấy hay phơi khô của cây tơ hồng. Thỏ ty tử là một vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền được sử dụng để dưỡng can thận, điều trị chứng bất lực và di tinh, ngăn ngừa sảy thai, cải thiện thị lực...
[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

Lá mơ lông vừa là một loại rau gia vị, vừa là một vị thuốc quý hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như lỵ trực trùng, ăn uống không tiêu, đau dạ dày...
Vỏ quả sầu riêng tưởng chừng như vô dụng nhưng lại vô vàn lợi ích

Vỏ quả sầu riêng tưởng chừng như vô dụng nhưng lại vô vàn lợi ích

SKV - Sầu riêng là một trong những loại trái cây nhiệt đới, phổ biến tại Việt Nam. Ngoài phần cơm vàng béo ngọt và hạt, ít người biết rằng vỏ quả sầu riêng vừa có thể chế biến các món ăn, vừa là vị thuốc nam với nhiều công dụng.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động